THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 5512 (Trang 106 - 107)

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh, lược đồ sgk, tài liệu tham khảo trong sgk. - Giáo

án word và Powerpoint.

2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ và sưu tầm tranh ảnh liên quan.III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp. (1 phút)2. Kiểm tra bài cũ. 2. Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra bài viết của HS

Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em khi đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô?

3. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết về phong trào Đồng khởi b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo

yêu cầu của giáo viên

c) Sản phẩm:giới thiệu được đôi nét về chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem 1 bức ảnh về chân dung nữ tướng Nguyễn Thị Định ..., Sau đó GV hỏi: Hình ảnh trên là ai, em biết gì về nhân vật này…

Dự kiến sản phẩm:

Bà Nguyễn Thị Định bà làm Phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Sau đó bà nhận nhiệm vụ về khu ủy Trung Nam Bộ (Khu 8 cũ) dự hội nghị tiếp thu Nghị quyến 15 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đầu năm 1960, bà một trong những người lãnh đạo Đồng khởi Bến Tre và là người chỉ đạo trực tiếp cuộc Đồng khởi đợt I (17/1/1960)ở ba điểm xã Định Thủy, Bình Khánh và Phước Hiệp (thuộc huyện Mỏ Cày Nam hiện nay) thắng lợi, mở đầu cho phong trào Đồng khởi trong tỉnh và toàn miền Nam sau này.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC2. Phong trào Đồng khởi (1959-1960) 2. Phong trào Đồng khởi (1959-1960)

a) Mục tiêu: trình bày nguyên nhân diễn biến ý nghĩa của phong trào Đồng khởi

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan

sát tranh ảnh, lược đồ suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên và trình bày diễn biến trên lược đồ d) Tổ chức thực hiện

B1: GV chia cả lớp thành 3 nhóm (mỗi tổ 1 nhóm)

thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: - Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960);

- diễn biến chính của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) trên lược đồ;

- lí giải vì sao phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960) thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam

B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến

khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).

-B3: HS: báo cáo, thảo luận

-B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các bạn (theo kĩ thuật 3-2-1).

- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá,kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

GV mở rộng

+ Thực hiện “đạo luật 10-59” (5/1959) lê máy chém khắp Miền Nam giết hại người dân vô tội.

GV giải thích: với “đạo luật 10-59” Mỹ- Diệm đưa ra khẩu hiệu: “Tiêu diệt tận gốc Chủ nghĩa Cộng sản”, “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”

- Chúng đó gây ra những vụ thảm sát đẫm máu ở Quảng Nam.

+ Chôn sống 21 người ở Chợ Được. + Dìm chết 42 người ở Đập Vĩnh Trinh.

+ 7/1955 bắn chết 92 dân thường một lúc ở Hướng Điền.

+ Từ 1955-1958 có 9/10 tổng số cán bộ Miền Nam bị tổn thất.

+ Nam Bộ chỉ còn 5000/ tổng số 6 vạn đảng viên. => Như vậy, bọn Mĩ Diệm định dùng thủ đoạn dã man, tàn bạo ðể buộc ta phải khuất phục. Nhưng nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác hơn là đứng lên giành chính quyền.

- Bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

- Dưới ánh sáng của nghị quyết 15 Đảng soi đường quần chúng tự động vũ trang để tự vệ diệt trừ bọn ác ôn.

- dùng lược đồ hình 60: lược đồ phong trào “Đồng khởi”.

*Nguyên nhân, điều kiện dẫn tới phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960).

+ Trong những năm 1957 – 1959, Mĩ – Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp cách mạng miền Nam; ra sắc lệnh "đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật", thực hiện "đạo luật 10/59" công khai chém giết những người vô tội khắp miền Nam...

+ Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu kết hợp với đấu tranh vũ trang, đánh đổ ách thống trị của Mĩ – Diệm.

*Diễn biến chính của phong trào Đồng khởi (1959 – 1960) trên lược đồ.

+ Ngày 17–1–1960, "Đồng khởi" nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch ở thôn, xã.

+ Từ Bến Tre, phong trào "Đồng khởi" như nước vỡ bờ, nhanh chóng lan ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Nam Trung Bộ.

* Phong trào "Đồng khởi" (1959 – 1960) thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam là vì:

+ Trước “Đồng khởi” ta chỉ đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. + Từ sau phong trào “Đồng khởi”, ta đã sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền địch, giành chính quyền về tay nhân dân.

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử lớp 9 học kì 2 soạn theo công văn 5512 (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w