Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài theo luật mẫu của UNCITRAL về trọng tà

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 40)

về trọng tài thương mại

Trên nền tảng của Công ước New York 1958, Uỷ ban Luật Thương mại quốc tế của Liên Hiệp quốc (UN Commission on International Trade Law: UNCITRAL) mong muốn phán quyết của một toà án trọng tài, dù hoạt động trọng tài đó tiến hành ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, đều được các quốc gia thành viên Liên Hiệp quốc chấp nhận một cách toàn vẹn.

Xuất phát từ ý chí đó, UNCITRAL đưa ra một khuôn mẫu về hoạt động trọng tài thương mại có thể áp dụng cho mọi quốc gia dưới hình thức một Bộ luật mẫu (Model Law) về trọng tài thương mại có tính cách khuyến nghị các quốc gia trên thế giới áp dụng để san bằng mọi sự khác biệt về luật trọng tài thương mại nhưng vẫn hướng đến một sự cân bằng thoả đáng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tranh chấp, duy trì sự tôn trọng uy quyền quốc gia

Năm 1985, UNCITRAL đưa ra bản dự thảo Luật Mẫu về Trọng tài Thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law 1985). Bản dự thảo Luật mẫu 1985 tìm kiếm một sự cân bằng thoả đáng về quyền và nghĩa vụ giữa ý chí của các bên tranh chấp cũng như các nguyên tắc mà họ tự nguyện chấp hành. Mặc khác, Luật mẫu 1985 cũng duy trì sự tôn trọng quyền của quốc gia nơi tiến hành giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài và cả quốc gia nơi phán quyết được thi hành.

Với chủ trương như vậy, Luật mẫu UNCITRAL 1985 là một bộ luật khung bao gồm những điều khoản gợi ý và những nguyên tắc pháp lý mang tính thoả thuận tôn trọng vai trò của Luật pháp quốc gia tương ứng với hoạt động trọng tài thương mại quốc tế.

Bởi Luật Mẫu không có tính cách ràng buộc thi hành đối với các quốc gia đây chỉ là một Bản thoả thuận nguyên tắc mà Tổ chức Liên Hiệp Quốc

24

bảo trợ. Điều này cho ta hiểu Luật Mẫu là một hình thức Thoả ước lập pháp tính cách khuyến nghị áp dụng. Tinh thần của Luật mẫu UNCITRAL được thể hiện ở một số nguyên tắc mang tính chất định chế sau:

Sự độc lập của hoạt động trọng tài: Điều 5 của Luật mẫu UNCITRAL

minh định: “Những vấn đề chi phối bởi Luật này, không một Toà án nào được

can thiệp ngoại trừ Toà án đã được luật này cho phép”.

Luật mẫu UNCITRAL yêu cầu hệ thống toà án tư pháp của các quốc gia phải từ chối thụ lý vụ tranh chấp nếu đã và sẽ có một Thoả ước Trọng tài giữa các bên tranh chấp, hoặc phải thông báo cho các bên tranh chấp biết được tinh thần của Luật mẫu UNCITRAL về sự từ chối thụ lý của Toà án. Toà án tư pháp chỉ can thiệp trong trường hợp một thoả ước trọng tài bị vô hiệu tuyệt đối (tức là trường hợp một thoả ước trọng tài vi phạm những quy định về nội dung và vi phạm những quy định về hình thức; hoặc không có khả năng thi hành.

Thẩm quyền hạn chế của Toà án tư pháp quốc gia sở tại: Luật mẫu

UNCITRAL cho phép các toà án tư pháp quốc gia hoặc các cơ quan có thẩm quyền theo pháp chế của nước sở tại có thể can thiệp vào hoạt động trọng tài với mục đích hỗ trợ và giám sát quá trình tiến hành tố tụng trọng tài ở một mức độ hạn chế tối đa trong những trường hợp đặc biệt.

Chẳng hạn, Toà án chỉ có thể chỉ định Trọng tài viên khi các bên tranh chấp không thống nhất về việc chọn trọng tài viên, hoặc quyết định việc khước từ quyền xét xử của một trọng tài viên (còn gọi là hồi tỵ - challenge) cũng như quyết định về việc khước từ quyền xét xử của toàn bộ Hội đồng trọng tài [22]. Toà án tư pháp cũng có thể hỗ trợ bằng cách thực hiện những biện pháp bảo vệ tạm thời hoặc thu thập chứng cứ.

Đặc biệt, Toà án chỉ có thể có thẩm quyền rất hạn chế trong việc ra tuyên bố huỷ bỏ một phán quyết trọng tài theo đơn yêu cầu của một bên tranh chấp với điều kiện: phù hợp với quy định của Luật mẫu UNCITRAL; và, phù

25

hợp với Công ước New York năm 1958. Toà án cũng có thể từ chối việc thừa nhận một phán quyết trọng tài hoặc không cho thi hành một phán quyết trọng tài với những điều kiện tương tự vừa kể trên [22].

Về thẩm quyền của trọng tài thương mại theo quy định của Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại thì Trọng tài ‟là bất cứ hình thức trọng tài được hoặc không được quản lý bởi một tổ chức trọng tài thường trực; ‟Hội đồng trọng tài” là trọng tài viên duy nhất hoặc các trọng tài viên.

Việc thành lập Hội đồng trọng tài do các bên tự thỏa thuận với nhau, và số lượng thành viên Hội đồng trọng tài do các bên tự do quyết định về số lượng còn nếu không tự quyết định thì số lượng trọng tài viên sẽ là 3 người.

Quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài được quy định trong Luật mẫu UNCITRAL. Tại quy định của Điều 16 của Luật mẫu, theo đó:

Thứ nhất, Hội đồng trọng tài có thể quy định về thẩm quyền xét xử của

chính mình, kể cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Vì mục đích này, điều khoản trọng tài trở tạo nên một phần của hợp đồng được coi là thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của Hội đồng trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo. Cách thức quy định như trên cho thấy thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong trường hợp giải quyết tranh chấp thương mại.

Quy định trên cũng tương tự như pháp luật một số quốc gia trên thế giới về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài. Một nguyên tắc căn bản trong luật trọng tài các nước trên thế giới là Hội đồng trọng tài có thể tự quyết định thẩm quyền của mình (competence-competence). Điều này có nghĩa là nếu một bên có khiếu nại về việc vụ tranh chấp hoặc một khía cạnh nào đó trong vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu, việc này trước hết sẽ do Hội đồng trọng tài quyết định. Một số nước như Pháp, Thụy Sĩ, Ấn độ quy định rằng quyết định của

26

Hội đồng trọng tài trong việc này là chung thẩm và các bên không được quyền kháng cáo lên Tòa án. Tuy nhiên luật một số nước khác như Đức, kể cả Luật mẫu UNCITRAL lại quy định các bên được quyền kháng cáo vấn đề này lên Tòa án và Tòa án mới là cơ quan cuối cùng quyết định thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.

Thứ hai, Ðơn yêu cầu về việc Hội đồng trọng tài không có thẩm quyền

sẽ phải đưa ra không muộn hơn với việc nộp bản biện hộ. Một bên không thể ngăn cản việc đưa ra đơn yêu cầu như vậy chỉ vì anh ta đã được chỉ định làm trọng tài viên hoặc tham gia việc chỉ định trọng tài viên. Ðơn yêu cầu về việc Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền phải được đưa ra ngay khi nhận thấy sự kiện được cho là vượt quá thẩm quyền của hôi đồng trọng tài nảy sinh trong quá trình tố tụng trọng tài. Trong cả hai trường hợp này, Hội đồng trọng tài có thể chấp nhận đơn yêu cầu sau nếu Hội đồng xét thấy sự trì hoãn này là hợp lý.

Thứ ba, Hội đồng trọng tài có thể quyết định về đơn yêu cầu được nêu

ra ở khoản 2 của Điều 16 như là vấn đề mở đầu hoặc giải quyết tại phán quyết về nội dung tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài giải quyết như là một vấn đề mở đầu là Hội đồng có thẩm quyền xét xử, thì trong vòng 30 ngày sau khi nhận được thông báo về quyết định này, bất kỳ bên nào cũng có thể đề nghị toà án được xác định tại Điều 6 quyết định vấn đề này, quyết định này không bị kháng án; trong khi yêu cầu đó đang chờ giải quyết thì Hội đồng trọng tài vẫn có thể tiếp tục tiến hành quá trình tố tụng và đưa ra phán quyết.

Thứ tư, quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong việc đưa

ra phán quyết. Hội đồng trọng tài quyết định tranh chấp theo pháp luật do các bên lựa chọn và phù hợp với nội dung tranh chấp. Trừ khi các bên thoả thuận rõ ràng về việc lựa chọn pháp luật, việc lựa chọn phát luật hoặc hệ thống pháp luật của một nước nhất định cần phải được giải thích theo hướng dẫn chiếu trực tiếp tới pháp luật nội dung của quốc gia đó và không dẫn chiếu đến

27

nguyên tắc xung đột luật của nước này. Nếu các bên không lựa chọn được, Hội đồng trọng tài sẽ áp dụng luật dựa trên nguyên tắc xung đột luật mà Hội đồng trọng tài cho là thích hợp. Hội đồng trọng tài quyết định trên nguyên tắc công bằng hoặc tính hợp lý chỉ khi các bên có sự ủy quyền một cách rõ ràng; Trong mọi trường hợp, Hội đồng trọng tài quyết định dựa vào các điều khoản của hợp đồng và tính đến tập quán thương mại phù hợp với giao dịch đó.

Trong tố tụng trọng tài gồm nhiều trọng tài viên, nếu các bên không có thoả thuận nào khác, quyết định của Hội đồng trọng tài được đưa ra theo nguyên tắc đa số của các thành viên trong Hội đồng. Tuy nhiên, nếu được các bên và các thành viên khác của Hội đồng trọng tài ủy quyền, các vấn đề về tố tụng do trọng tài viên chủ toạ quyết định.

Quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài trong Luật mẫu UNCITRAL ta thấy ưu điểm của các quy định này ở các điểm sau:

Luật mẫu UNCITRAL đã có ưu điểm là cho phép bên tranh chấp được toàn quyền lựa chọn pháp luật để áp dụng vào quá trình giải quyết tranh chấp. Theo Luật mẫu UNCITRAL thì các bên được quyền tự do lựa chọn luật để áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp; luật để áp dụng có thể bao gồm cả luật của nước ngoài (khoản 1 và khoản 2, Điều 28 Luật mẫu UNCITRAL). Điều này cũng tương tự như pháp luật một số nước trên thế giới về việc cho phép các bên lựa chọn luật để giải quyết tranh chấp, ví dụ: Điều 28 Luật Trọng tài

Cộng hòa Liên bang Nga cũng có quy định: "Hội đồng trọng tài sẽ giải quyết

tranh chấp theo quy định pháp luật do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp". Việc cho phép các bên tranh chấp được tự do lựa chọn pháp luật để áp

dụng vào việc giải quyết tranh chấp của mình cũng được ghi nhận tại Điều 32 Luật Trọng tài Singapore, Điều 28 Luật Trọng tài Canada [17] ...

Một quy định mang tính chất tiến bộ khác của Luật mẫu về trọng tài thương mại của UNCITRAL đó là quy định về thẩm quyền của Hội đồng

28

trọng tài được quy định về thẩm quyền xét xử của chính mình. Theo Điều 16 của Luật mẫu quy định:

‟Hội đồng trọng tài có thể quy định về thẩm quyền xét xử của chính mình, kể

cả những ý kiến phản đối về sự tồn tại hoặc giá trị pháp lý của thoả thuận trọng tài. Vì mục đích này, điều khoản trọng tài trở tạo nên một phần của hợp đồng được coi là thoả thuận độc lập với các điều khoản khác của hợp đồng. Quyết định của Hội đồng trọng tài về hợp đồng bị vô hiệu không làm cho điều khoản trọng tài bị vô hiệu theo.” [19]

Quy định này góp phần quan trọng vào việc nâng cao tính độc lập, chủ động của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết vụ việc tranh chấp. Đồng thời cho thấy một giải pháp rất linh hoạt về quy trình tố tụng trọng tài do Luật mẫu UNCITRAL đưa ra đối với các bên.

Nghiên cứu quy định về thẩm quyền của Hội đồng trọng tài một số nước có thể thấy các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, về thành viên của Hội đồng TTTM, được các nước quy định

rất chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hoạt động của trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp. Theo đó, Hội đồng trọng tài bao gồm các trọng tài viên. Vì thế dường như một điều quan trong là trước hết cần phải quy định những ai có thể làm trọng tài viên. Tuy nhiên, trên thực tế, rất ít các nước quy định về tư cách, trình độ, bằng cấp hoặc các tiêu chuẩn khác của trọng tài viên. Luật mẫu UNCITRAL không hề có quy định này. Luật của Anh cũng không có. Luật của Pháp chỉ quy định chung là chỉ những người có đủ quyền công dân mới được làm trọng tài viên [17]. Điều này phản ánh việc luật pháp các nước hoàn toàn để cho các bên đương sự có toàn quyền chọn trọng tài viên các bên thấy thích hợp, bất kể quốc tịch, bằng cấp, trình độ, v.v. Miễn là các bên thấy tin tưởng là người đó có thể làm một trọng tài viên tốt và công minh. Điều này xuất phát từ lịch sử của ngành trọng tài là các bên muốn giải quyết tranh chấp thông qua một bên thứ ba một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng nhất. Quốc tịch, trình độ, bằng cấp, chuyên môn của người thứ ba này

29

tùy thuộc vào từng vụ việc và khó có thể quy định cứng nhắc. Vì thế, luật pháp các nước ít quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên và việc chọn trọng tài viên là hoàn toàn do các bên quyết định. (Cần phân biệt việc này với việc các trung tâm trọng tài quy định hoặc bản thân các bên đương sự có thể thỏa thuận các tiêu chuẩn riêng cho trọng tài viên của họ để bảo đảm uy tín, chất lượng v.v. Nhưng đó là việc riêng của từng trung tâm và của các bên, không phải là quy định bắt buộc của pháp luật).

Bên cạnh đó, một số nước như Trung Quốc có quy định cụ thể về tiêu chuẩn trọng tài viên, ví dụ phải có bằng luật hoặc đã có kinh nghiệm thâm niên trong các ngành kinh tế, thương mại v.v [17]. Tuy nhiên, ít có nước nào khác quy định cụ thể như vậy.

Về vấn đề số lượng trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài. Một Hội

đồng trọng tài có thể bao gồm một thành viên, hai thành viên, ba thành viên hoặc nhiều hơn nữa, hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Luật mẫu UNCITRAL và luật một số nước như Đức, đưa ra con số mặc định là ba, áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận [17]. Một số nước như Anh lại quy định con số mặc định là một [17]. Ngoài ra, luật của Anh còn quy định thêm rằng trong trường hợp các bên thỏa thuận là có 2 trọng tài viên, thì trừ khi các bên có thỏa thuận khác, cần phải chỉ định thêm một người làm chủ tịch.

Về phương thức chỉ định trọng tài viên. Về vấn đề này luật các nước

đều khá thống nhất. Về căn bản, các bên được quyền thỏa thuận phương thức lựa chọn trọng tài viên. Thông thường, với một Hội đồng trọng tài gồm 3 thành viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ chỉ định người thứ ba làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp các bên không lựa chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên do hai bên lựa chọn không thỏa thuận được chủ tịch Hội đồng trọng tài thì quyền chỉ định sẽ thuộc về một bên thứ ba thường do các bên thỏa thuận trước (thường là một trung tâm trọng tài, đặc biệt là khi tiến hành tố tụng trọng tài tại trung

30

tâm đó) hoặc nếu không có thỏa thuận thì việc chỉ định sẽ do Tòa án có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện [17].

Ngoài ra, luật của một số nước có thể tạo cơ chế thuận lợi hơn cho một bên khi bên kia không hợp tác trong việc chỉ định trọng tài viên. Theo Luật Trọng tài của Anh, nếu các bên đã thỏa thuận trước là Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 thành viên và một bên không chịu chỉ định trọng tài viên của mình, bên kia có thể đề nghị chỉ định trọng tài viên của mình là trọng tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)