2.2.1.1. Thành lập Hội đồng trọng tài quy chế
Ở các nước trên thế giới, trọng tài thường trực thường được tổ chức dưới những hình thức đa dạng như: các trung tâm trọng tài (Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông, Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế Australia, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam), các hiệp hội trọng tài (Hiệp hội trọng tài Nhật Bản, Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ) hay các viện trọng tài (Viện trọng tài Stockholm - Thụy Điển) nhưng chủ yếu và phổ biến được tổ chức dưới dạng các trung tâm trọng tài.
Về bản chất, trọng tài ở hầu hết các nước trên thế giới đều tồn tại dưới hình thức trọng tài phi chính phủ (các tổ chức xã hội - nghề nghiệp), không nằm trong bộ máy Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ mang sắc thái riêng trong pháp luật trọng tài ở một số nước châu Á như: Trung Quốc, Thái Lan... Ở Trung Quốc, các Ủy ban trọng tài hợp đồng kinh tế là những cơ quan Nhà nước thuộc Cục quản lý hành chính công thương các cấp. Thái Lan thành lập Viện trọng tài thuộc Bộ tư pháp, có Quy tắc tố tụng riêng nhằm hỗ trợ, phát triển các hoạt động hòa giải và trọng tài [37, tr.38].
44
Theo pháp luật Việt Nam, trọng tài thường trực được tổ chức dưới dạng trung tâm trọng tài. Trung tâm trọng tài là tổ chức phi chính phủ, có tư cách pháp nhân, có con dấu, có điều khoản riêng và trụ sở giao dịch ổn định.
Luật TTTM 2010 quy định về việc thành lập, hoạt động của trọng tài quy chế tương đối chặt chẽ, bởi lẽ, đây là hình thức trọng tài thường được áp dụng nhất trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại. Theo Luật TTTM 2010 thì Hội đồng trọng tài quy chế là là hình thức giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài theo quy định của Luật này và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài đó.
Về việc thành lập trung tâm trọng tài, Luật TTTM 2010 cũng có những quy định rất cụ thể. Theo Điều 23, trung tâm trọng tài có chức năng tổ chức, điều phối hoạt động giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế và hỗ trợ trọng tài viên về các mặt hành chính, văn phòng và các trợ giúp khác trong quá trình tố tụng trọng tài. Như vậy, so với Pháp lệnh TTTM, Luật TTTM 2010 bổ sung một số nội dung dưới đây: Luật TTTM 2010 đã đưa ra định nghĩa pháp lý về trọng tài quy chế để thay cho khái niệm “Hội đồng trọng tài được thành lập tại Trung tâm trọng tài” do Pháp lệnh TTTM quy định. Theo đó, trọng tài quy chế là hình thức trọng tài được tiến hành tại trung tâm trọng tài và theo quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài. Luật TTTM 2010 cho phép các trung tâm trọng tài được ban hành quy tắc tố tụng trọng tài phù hợp với đặc thù của mỗi trung tâm để tăng thêm tính hấp dẫn đối với các bên tranh chấp. Chỉ khi các bên không có thỏa thuận hoặc quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài không có quy định khác, lúc đó Luật mới đưa ra quy định hướng dẫn.
Luật TTTM 2010 quy định về điều kiện thành lập trung tâm trọng tài thương mại như sau:
“1. Trung tâm trọng tài được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là
45
Luật này đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài gồm: a) Đơn đề nghị thành lập;
b) Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
c) Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.” [29]
Hội đồng trọng tài quy chế được thành lập tại trung tâm trọng tài do các bên tranh chấp lựa chọn hoặc theo quy định của luật. Luật TTTM 2010 quy định, nếu các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài mà các bên lựa chọn không quy định khác thì việc thành lập Hội đồng trọng tài được thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể:
- Trường hợp có ba trọng tài viên: Khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn
phải chỉ định trọng tài viên của mình hoặc đề nghị trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho mình, nêu rõ tên và địa chỉ của người này.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn trọng tài viên do trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn trọng tài viên cho mình và báo cho trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Nếu bị đơn không chọn trọng tài viên hoặc không đề nghị chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày, chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho bị đơn.
Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện do trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống nhất chọn trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định trọng tài
46
viên cho mình. Nếu các bị đơn không chọn được trọng tài viên, thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày hết thời hạn 30 ngày, chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên cho các bị đơn.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các trọng tài viên được các bên chọn hoặc được chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định, các trọng tài viên này bầu một trọng tài viên khác làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Hết thời hạn 15 ngày mà việc bầu không thực hiện được, thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hết thời hạn này, chủ tịch trung tâm trọng tài chỉ định chủ tịch Hội đồng trọng tài.
- Trường hợp có một trọng tài viên: Nếu các bên thỏa thuận vụ tranh
chấp do một trọng tài viên duy nhất giải quyết nhưng không chọn được trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, chủ tịch trung tâm trọng tài sẽ chỉ định trọng tài viên duy nhất.
Quy định này có điểm khác biệt so với quy định của Luật mẫu UNCITRAL, theo quy định của Luật mẫu tại Điều 11 quy định:
“Không ai bị cản trở làm thành trọng tài viên vì lý do quốc tịch, nếu các bên
không có thoả thuận nào khác.
Đồng thời, các bên có quyền tự do thoả thuận về cách thức chỉ định trọng tài viên. Nếu không có thoả thuận của các bên thì việc thành lập Hội đồng trọng tài sẽ được tiến hành như sau:
(i) Trong Hội đồng trọng tài với ba trọng tài viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên, và hai trọng tài viên được chỉ định sẽ chỉ định trọng tài viên thứ ba; nếu một bên không chỉ định trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu chỉ định trọng tài viên của bên kia hoặc nếu hai trọng tài viên không thoả thuận được việc chọn trọng tài viên thứ ba trong vòng 30 ngày kể từ ngày họ được chỉ định, theo yêu cầu của một bên, toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Điều 6 thực hiện việc chỉ định trọng tài viên.
(ii) Đối với Hội đồng trọng tài có một trọng tài viên duy nhất, trường hợp các bên không thể thoả thuận chọn trọng tài viên, theo yêu cầu của một bên,
47
toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Điều 6 sẽ chỉ định
trọng tài viên duy nhất này.”
Theo phương thức chỉ định trọng tài viên do các bên thoả thuận, nếu: Một bên không thực hiện như yêu cầu theo phương thức đó, hoặc; Các bên hoặc hai trọng tài viên không thể đạt được sự thoả thuận theo trình tự đó, hoặc; Bên thứ ba, bao gồm tổ chức, không tiến hành chức năng được ủy thác đối với việc chỉ định theo trình tự đó thì bất cứ bên nào cũng có thể yêu cầu toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền được xác định tại Điều 6 tiến hành các biện pháp cần thiết, trừ khi thoả thuận về cách thức chỉ định trọng tài viên đưa ra giải pháp khác về việc đảm bảo việc chỉ định này.
Như vậy, Luật mẫu UNCITRAL đã có những quy định cụ thể hơn, tạo ra sự linh hoạt hơn trong việc thành lập Hội đồng trọng tài quy chế để giải quyết tranh chấp thương mại theo yêu cầu.
Nghiên cứu luật trọng tài của các nước cũng cho thấy một số điểm lưu ý về việc thành lập Hội đồng trọng tài quy chế như sau:
Thứ nhất, về số lượng trọng tài. Một Hội đồng trọng tài có thể bao gồm
một thành viên, hai thành viên, ba thành viên hoặc nhiều hơn nữa, hoàn toàn do các bên thỏa thuận. Luật một số nước như Đức, đưa ra con số mặc định là ba, áp dụng trong trường hợp các bên không có thỏa thuận [17]. Một số nước như Anh lại quy định con số mặc định là một [17]. Ngoài ra, luật của Anh còn quy định thêm rằng trong trường hợp các bên thỏa thuận là có 2 trọng tài viên, thì trừ khi các bên có thỏa thuận khác, cần phải chỉ định thêm một người làm chủ tịch.
Thứ hai, về chỉ định ra Hội đồng trọng tài. Về vấn đề này luật các
nước đều khá thống nhất. Về căn bản, các bên được quyền thỏa thuận phương thức lựa chọn trọng tài viên. Thông thường, với một Hội đồng trọng tài gồm 3 thành viên, mỗi bên sẽ chỉ định một trọng tài viên và hai trọng tài viên đó sẽ chỉ định người thứ ba làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong
48
trường hợp các bên không lựa chọn trọng tài viên hoặc hai trọng tài viên do hai bên lựa chọn không thỏa thuận được chủ tịch Hội đồng trọng tài thì quyền chỉ định sẽ thuộc về một bên thứ ba thường do các bên thỏa thuận trước (thường là một trung tâm trọng tài, đặc biệt là khi tiến hành tố tụng trọng tài tại trung tâm đó) hoặc nếu không có thỏa thuận thì việc chỉ định sẽ do Tòa án có thẩm quyền của nước sở tại thực hiện [17].
Ngoài ra, luật của một số nước có thể tạo cơ chế thuận lợi hơn cho một bên khi bên kia không hợp tác trong việc chỉ định trọng tài viên. Theo Luật Trọng tài của Anh, nếu các bên đã thỏa thuận trước là Hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 3 thành viên và một bên không chịu chỉ định trọng tài viên của mình, bên kia có thể đề nghị chỉ định trọng tài viên của mình là trọng tài viên duy nhất. Phán quyết của trọng tài viên duy nhất này sẽ có hiệu lực như thể các bên đã thỏa thuận Hội đồng trọng tài chỉ bao gồm một trọng tài viên duy nhất mà thôi [17].
Như vậy, về cơ bản, các nước đã có sự thống nhất trong một chừng mực nhất định về việc thành lập Hội đồng trọng tài quy chế. Các quy định này cũng tương ứng như quy định trong Luật mẫu UNCITRAL.
2.2.1.2. Thành lập trọng tài vụ việc
Ngoài phương thức giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài quy chế thì Luật TTTM 2010 của Việt Nam cũng thừa nhận hình thức trọng tài khác trong giải quyết tranh chấp là hình thức trọng tài vụ việc (ad-hoc). Theo Luật TTTM 2010 trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Nếu các bên không có thỏa thuận khác thì việc thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc được thực hiện theo quy định pháp luật, cụ thể:
- Trường hợp có ba trọng tài viên: Trong đơn khởi kiện của mình,
nguyên đơn phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được nguyên đơn chọn làm trọng tài viên.
49
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn phải chọn trọng tài viên và thông báo cho nguyên đơn biết trọng tài viên mà mình chọn. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn, thì các bị đơn phải thống nhất chọn trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo. Nếu (các) bị đơn không thông báo cho nguyên đơn về trọng tài viên mà mình lựa chọn trong thời hạn 30 ngày nói trên và các bên cũng không có thỏa thuận khác về việc lựa chọn trọng tài viên thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định, các trọng tài viên bầu một trọng tài viên khác làm chủ tịch Hội đồng trọng tài. Trong trường hợp không bầu được chủ tịch Hội đồng trọng tài và các bên không có thoả thuận khác thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền chỉ định chủ tịch Hội đồng trọng tài.
- Trường hợp có một trọng tài viên: Trong đơn khởi kiện của mình,
nguyên đơn phải nêu rõ tên và địa chỉ của người được nguyên đơn đề nghị chỉ định làm trọng tài viên. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, nếu các bên không thống nhất chọn được trọng tài viên thì có thể thỏa thuận yêu cầu một trung tâm trọng tài chỉ định trọng tài viên. Nếu các bên cũng không đạt được thỏa thuận này thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định trọng tài viên duy nhất.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật TTTM 2010 thì Tòa án thực hiện việc chỉ định Trọng tài viên khi có yêu cầu trong các trường hợp sau đây [13]:
Trường hợp thứ nhất, kể từ ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn mà bị đơn không thông báo cho nguyên đơn tên Trọng tài viên
50
mà mình lựa chọn, nếu nguyên đơn có yêu cầu thì hết thời hạn 30 ngày Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho bị đơn.
Trường hợp thứ hai, khi vụ tranh chấp có nhiều bị đơn mà các bị đơn không thống nhất được việc chọn Trọng tài viên, khi hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu một hoặc các bên có yêu cầu thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên cho các bị đơn.
Trường hợp thứ ba, khi các bên đã thoả thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất giải quyết, nhưng không chọn được Trọng tài viên duy nhất mà đã hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bị đơn cuối cùng nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án có thẩm quyền chỉ định Trọng tài viên duy nhất cho các bên. Đối với trường hợp các Trọng tài viên do các bên chọn hoặc được Tòa án chỉ định không bầu được Chủ tịch Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền chỉ định Chủ tịch Hội đồng trọng tài theo yêu cầu của một hoặc các bên.
Nghiên cứu về cách thức thành lập Hội đồng TTTM trong Luật TTTM 2010 còn cần phải tìm hiểu về vấn đề về trọng tài viên do Tòa án lựa chọn,