Tạo cơ cấu hãm khi dây bị tuột

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề KHOA học bổ SUNG một số ỨNG DỤNG của dây TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ (Trang 44 - 46)

a. Tác dụng

Khi thiết lập hệ thống ròng rọc để kéo, thả các tải trọng, để đề phòng trường hợp dây bị tuột, hoặc có lực đột ngột tác dụng lên dây chịu lực chính thì cần thiết lập hệ thống chống tuột, đứt hoặc lực đột ngột tác dụng lên dây chính để tăng độ an toàn cho hệ ròng rọc đó. Dựa trên cơ sở lý luận đó, cơ cấu hãm bằng dây được thiết lập bằng cách sử dụng các nút buộc để giữ dây lại.

b. Cách thiết lập, cách thức hoạt động

Cơ cấu hãm dây chịu lực được thiết lập bằng dây có kết cấu gồm 2 vòng dây có kích thước khác nhau, được móc nối trực tiếp với Móc khóa và đầu còn lại nối với dây chịu lực chính qua nút số 5. Tác dụng của nút số 5 là siết và giữ dây lại trong trường hợp dây bị chịu lực đột ngột, việc sử dụng 2 vòng dây để thiết lập nhằm tăng độ tin cậy của hệ thống.

Hình 2.14: Cách bố trí cơ cấu hãm dây

Cách thiết lập như sau:

Thứ tự thiết lập: Trục đứng móc khóa, vòng dây dài, vòng dây ngắn, ròng rọc, cách bố trí như vậy để đảm bảo móc khóa chịu lực tác dụng trên trục chính đảm bảo độ bền kéo ở mức tối đa, tránh chịu lực theo phương đối giác.

Dây được sử dụng làm dây hãm thường là dây 2 lớp, có độ đàn hồi tương đối để tăng khả năng chịu lực đột ngột, đường kính dây thường sử dụng là 8mm, đảm bảo về độ chụm của dây.

Vòng dây hãm được tạo bằng cách sử dụng các sợi dây có mầu tương phản để dễ phân biệt, có chiều dài khoảng 1,3 mét để tạo vòng dây hãm thứ nhất và khoảng 1,6 – 1,7 mét để tạo vòng dây hãm thứ 2, nối 2 đầu của mỗi sợi dây lại với nhau bằng nút nối dây số 3 sao cho chiều dài dây thừa khoảng 3,1 cm.

Hình 2.15: Cách tạo vòng dây hãm

Để đảm bảo hệ thống dây hãm có thể hoạt động khi cần thiết thì các nút buộc số 5 trên dây chịu lực chính phải được thực hiện đúng kỹ thuật, gắn vừa đủ chặt dây chịu lực và được theo dõi trong suốt quá trình sử dụng.

Khi hệ chuyển động bình thường, một chiến sỹ giữ để cho các nút số 5 chạy trên dây chịu lực chính, bằng cách thiết lập nút số 5 của vòng dây thứ nhất cách ròng rọc môt khoảng vừa một ngón tay cái còn nút số 5 của vòng dây thứ 2 sẽ cách nút số 5 của vòng dây thứ nhất khoảng cách bằng bốn ngón con nắm lại, khoảng cách này đảm bảo cho dây hãm có độ trùng vừa đủ. Khi dây chịu lực chính bị tuột ban đầu dưới lực kéo của tải trọng dây chịu lực chính sẽ chuyển động theo chiều ngược lại, lúc này nút số 5 của hệ thống dây hãm sẽ di chuyển cùng với dây chịu lực chính làm cho dây hãm thứ nhất căng ra theo phương chính của móc khóa, nút số 5 của vòng dây thứ nhất siết lấy dây chịu lực chính và níu dây lại, ngăn không cho dây tiếp tục chuyển động. Trước khi dây chịu lực chính dừng chuyển động, thì nút số 5 của dây hãm thứ nhất sẽ bị trượt trên đây chịu lực chính sinh ra lực ma sát làm nóng dây hãm thứ nhất, đồng thời khi dây bị đừng đột ngột thì sẽ sinh ra lực đàn hồi ở dây hãm có thể làm dây hãm thứ

nhất bị đứt, do đó cần có dây hãm thứ 2 để đảm bảo an toàn và tăng độ tin cậy cho hệ thống dây hãm.

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề KHOA học bổ SUNG một số ỨNG DỤNG của dây TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w