Thiết lập điểm neo phụ

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề KHOA học bổ SUNG một số ỨNG DỤNG của dây TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ (Trang 52 - 56)

a. Tác dụng

Khi thiết lập hệ cơ học để di chuyển tải trọng thì điểm neo là vị trí chịu lực tác dụng lớn nhất trong hệ, đặc biệt trong quá trình hệ hoạt động, điểm neo là vị trí phải chịu lực liên tục nên nếu các điểm neo không được bảo hiểm thì cả hệ cơ học sẽ gặp phải nguy hiểm. Đối với các vật được sử dụng làm điểm neo như thân cây, ô tô, các cột, trụ bằng kim loại trong công trình, xe ô tô… dễ xảy ra trường hợp vật neo bị biến dạng, di chuyển theo chiều tác dụng của tải trọng tác dụng, do đó cần giảm lực tác dụng đối với các điểm neo được đặt trên các vật này bằng cách tạo ra một hệ dây kéo ngược chiều tải trọng gắn với một điểm neo phụ kéo điểm neo chính theo chiều ngược lại so với chiều kéo của tải trọng để giảm lực tác dụng lên điểm neo chính.

b. Cách thiết lập và cách thức hoạt động

Trường hợp 1:

Hình 2.21: Sơ đồ thiết lập điểm neo phụ ứng lực trước

Cách tạo điểm neo Cách tạo dây dự ứng lực

Các móc khóa được nối vào điểm neo bằng cách sử dụng các dây có bản rộng buộc xung quanh các điểm neo ít nhất 2 vòng, sau đó nối với nhau bằng cách nối dây bản rộng, sao cho phần nối của sợi dây nằm trên bề mặt chứa điểm neo, các vòng dây không chồng lên nhau.

Dây dự ứng lực được thiết lập bằng cách, tạo một nút số 8 ở đầu dây nối với Móc khóa số 3, kết nối móc khóa này vào dây neo trên neo phụ, đường dây đi qua móc khóa thứ nhất rồi quay lại móc khóa số 3, tiếp tục trở về móc khóa số 2 và được cố định tại móc khóa số 2. Sử dụng một cơ cấu hãm dây kết nối dây thứ 3 của hệ dây dự ứng lực với móc khóa số 2 để tránh dây bị tuột. Sử dụng phương pháp này, hệ dây dự ứng lực có khả năng chịu lực tốt vì dây có 3 đoạn cùng tham gia chịu lực, đồng thời lực đột ngột tác dụng lên hệ dự ứng lực sẽ nhanh chóng được hấp thụ và giữ ổn định cho cả hệ cơ học.

Trường hợp 2: Trên thực tế, không phải các điểm neo lúc nào cũng ở gần nhau để có thể sử dụng biện pháp trên, do đó, để tiết kiệm chiều dài dây thì cách thiết lập dây dự ứng lực có thể được thực hiện bằng ứng dụng cách thiết lập sau:

Hình 2.23: Sơ đồ thiết lập điểm neo phụ dự ứng lực

Khác so với biện pháp trên, đối với biện pháp này, chỉ có 1 dây chịu lực, Kết cấu hấp thụ lực đột ngột được thu ngắn khoảng cách lại.

Hình 2.24: Cách nối dây trực tiếp vào neo chính

Để đảm bảo độ bền kéo của dây dự ứng lực thay vì sử dụng dây bản rộng kết nối với móc khóa làm điểm neo trên neo chính thì dây dự ứng lực này được neo trực tiếp vào neo chính bằng cách cuốn ít nhất 3 vòng quanh neo chính (khi tạo vòng thì độ bền kéo giảm 1/3, do đó cần có 3 vòng để tăng độ bền kéo của cả hệ dây) sau đó đầu dây này được nối với móc khóa số 1 móc lại vào dây ứng lực theo phương vuông góc, phương của dây dự ứng lực ngược chiều với phương tác dụng của tải tác động lên neo chính, việc sử dụng móc khóa thay cho nút buộc trên phần dây chịu lực sẽ tránh làm giảm 30% cường độ kéo của dây dự ứng lực.

Hình 2.25: Sơ đồ hệ thống căng dây kết hợp hấp thụ lực đột ngột

Đầu dây còn lại trước tiên được buộc vào móc khóa số 2, tạo thành một vòng khuyên, móc móc khóa số 3 vào vòng khuyên đó, sau đó dây tiếp tục di vòng qua neo phụ rồi lại được móc vào móc khóa số 3, sau đó kéo căng dây tạo ra ứng lực và cố định vòng dây vào móc khóa số 3 bằng nút số 4.

KẾT LUẬN CHUNG

Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, phân loại về dây cứu nạn, cứu hộ và các cách buộc dây thường dùng trong chương 1, kết hợp với nghiên cứu đặc điểm, tính chất của các thiết bị kết nối với dây trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ trong chương 2, chuyên đề đã đưa ra một số ứng dụng của dây bao gồm:

- Thiết lập cơ cấu hãm dây trong trường hợp dây tuột;

- Tạo điểm neo cho ròng rọc trên dây chịu lực chính;

- Tạo cơ cấu giải phóng tải trọng phục vụ việc thay đổi các thiết bị trong hệ cơ học khi đang hoạt động hoặc tạo dây bảo hiểm cho đường dây chịu lực chính trong quá trình tải trọng chuyển động;

- Thiết lập các điểm neo phụ giúp làm giảm tải trọng tác dụng lên điểm neo chính trong khi hệ cơ học hoạt động, nằm gia cố an toàn cho neo chính.

Các ứng dụng của dây trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ được trình bày trong chuyên đề có khả năng ứng dụng thực tế trong trường hợp cứu người trên cao, cứu người dưới hố sâu, vực sâu, cứu hộ các phương tiện giao thông khi xảy ra các tai nạn và sự cố, đồng thời cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu khác về dây cứu nạn, cứu hộ.

Ngoài một số những ứng dụng trên đây, trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ có thể có thêm nhiều các ứng dụng khác của dây khi kết nối với các thiết bị khác nhau, đây có thể là định hướng cho các nghiên cứu bổ sung thêm về các ứng dụng của dây trong công tác cứu nạn, cứu hộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu trong nước:

1.1. Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố Hà Nội, Tài liệu huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn cứu hộ, NXB Thanh niên, năm 2015.

2. Tài liệu nước ngoài:

2.1. Irita International Industrial Rope Access Trade Association,

Belaying rope accsess training manual, BRAFORM13.12 Rev 2, 2014.

2.2. National Park Service, National park service technical rescue handbook - Eleventh Edition, Published by the U.S. Department of the Interior, 2014.

2.3. State Fire Training, Low angle rope rescue operational – instructor and student manual, State Fire Training, 2007.

2.4. http://www.101knots.com

2.5. https://www.safewareinc.com/itemdetail/CMC%20K02160

Một phần của tài liệu CHUYÊN đề KHOA học bổ SUNG một số ỨNG DỤNG của dây TRONG HOẠT ĐỘNG cứu nạn, cứu hộ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w