Điều tra nghiên cứu sự cố liên quan đến sản phẩm tiêu dùng

Một phần của tài liệu tieu-chuan-viet-nam-tcvn-10578-2014-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe (Trang 26 - 27)

7 An toàn trên thị trường 1 Quy định chung

B.3 Điều tra nghiên cứu sự cố liên quan đến sản phẩm tiêu dùng

Phải xây dựng quá trình lập thành tài liệu và điều tra nghiên cứu các hồ sơ về sự cố liên quan đến sản phẩm tiêu dùng. Phải tham chiếu TCVN 10579 (ISO 10393) về những hướng dẫn sau:

- tổ chức phải tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng sản phẩm lập hồ sơ về các sự cố liên quan đến sản phẩm;

- lập thành tài liệu các sự cố hay chi tiết về khuyết tật, việc điều tra nghiên cứu, kết quả và hành động đã thực hiện liên quan đến sản phẩm;

- chỉ định cán bộ thích hợp để điều tra nghiên cứu sự cố hay khuyết tật và kiểm tra để tìm phương hướng giải quyết; xác định xem hồ sơ về sự cố hay khuyết tật có giá trị hay không và nếu có thể thì thu lại sản phẩm liên quan đến sự việc đó trong thực tế để xem xét lại;

CHÚ THÍCH Có thể gây ra tổn hại một cách trực tiếp hay gián tiếp nếu sản phẩm không thực hiện chức năng như dự định, ví dụ: chuông báo động có khói bị khiếm khuyến thành phát hiện khói. - cung cấp cho người hành pháp hay người có thẩm quyền phù hợp, cơ quan chứng nhận và các bên liên quan khác hồ sơ về khuyết tật và sự cố của sản phẩm, kết quả của việc điều tra nghiên cứu và các hành động đã thực hiện theo mức độ và tần xuất được yêu cầu chi tiết bởi các yêu cầu hợp pháp và theo hợp đồng;

- thực hiện đánh giá xác nhận rủi ro nếu việc đánh giá xác định có tổn hại hay tổn hại tiềm ẩn; - nếu việc đánh giá xác nhận rủi ro kết luận rằng cần có hành động khắc phục thì việc xác định có nghĩa là làm giảm tổn hại tiềm ẩn: hành động khắc phục bao gồm sửa chữa hay làm lại, loại bỏ sản phẩm khỏi thị trường; loại bỏ sản phẩm hay thực hiện triệu hồi sản phẩm;

- xác định nguyên nhân tạo ra khuyết tật gây tổn hại tiềm ẩn;

- xác định và thực hiện các hành động khắc phục để loại bỏ hay làm giảm việc lặp lại khuyết tật, ví dụ: tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà có thể thực hiện việc này bằng việc thiết kế lại sản phẩm để loại bỏ tổn hại tiềm ẩn, bảo vệ chống lại tổn hại tiềm ẩn, hay bằng việc thông báo cho người sử dụng về tổn hại tiềm ẩn;

- xác định xem khuyết tật có phổ biến đối với sản phẩm khác hay không và nếu có thì yêu cầu thực hiện các hành động khắc phục tương tự;

- kiểm tra xem hành động khắc phục có đạt được hay không mục tiêu dự định trong việc làm giảm khả năng tiềm ẩn khuyết tật lặp lại.

Theo khả năng có thể, các bước trong quá trình phải được thực hiện đồng thời hơn là theo trình tự nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi quyết định về sản phẩm có khả năng tiềm ẩn gây ra tổn hại và để thực hiện các hành động khắc phục.

Một phần của tài liệu tieu-chuan-viet-nam-tcvn-10578-2014-bo-khoa-hoc-va-cong-nghe (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w