Kiểm tra đăng ký kinhdoanh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 67 - 73)

2.3.3.1. Hủy bỏ, thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp

Từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2014 các Phòng ĐKKD đã thu hồi 06 GCN ĐKKD với lý do hồ sơ giả mạo chữ ký (chủ yếu theo kết luận giả mạo của cơ quan công an), các trường hợp thu hồi khác theo quy định của Luật hầu như không thực hiện được. Những con số minh họa cụ thể như sau:

Phòng ĐKKD số 01: không có trường hợp nào hủy bỏ, thu hồi GCN ĐKDN. Tuy nhiên, phòng đã chuyển cơ quan công an 04 trường hợp để kiểm tra về hồ sơ có dấu hiệu giả mạo.

STT Danh sách doanh nghiệp đề nghị cơ quan

công an xác minh Năm

Lí do

1 Công ty TNHH Tổng hợp Ngọc Tú Phương 2013 Có dấu hiệu giả mạo

2 Công ty CP đầu tư và thương mại XNK Tân

Linh 2013

Có dấu hiệu giả mạo

3 Công ty CP kinh doanh dịc vụ bảo vệ Đông

Nam Á 2014

Có dấu hiệu giả mạo

4 Công ty CP đầu tư phát triển T&D Hà Nội 2014 Có dấu hiệu giả mạo

(Nguồn: Theo tài liệu Sở KH&ĐT Hà Nội)

60

Tuy nhiên, cho đến nay chỉ có 02 trường hợp được cơ quan Công an trả lời (Công ty TNHH Tổng hợp Ngọc Tú Phương và Công ty CP đầu tư và thương mại XNK Tân Linh), cụ thể: “Quá trình xác minh, xác định vụ việc không có dấu hiệu của tội phạm hình sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan điều tra. Vậy, CSĐTTP về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Hà Nội đề nghị Sở KH&ĐT giải quyết theo thẩm quyền”. Hai trường hợp đề nghị năm 2014 chưa có phản hồi từ cơ quan công an.

Về việc hủy bỏ thu hồi GCN ĐKDN, năm 2013, phòng ĐKKD số 01 có 01 trường hợp, cụ thể:

STT Doanh nghiệp Quyết định hủy bỏ,

thu hồi

Lý do

1

Công ty CP tư vấn xây dựng dân dụng và đô thị VACC

Số 01/QĐ-ĐKKD1 ngày 02/07/2015

Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần thứ 2,3

(Nguồn: Theo tài liệu Sở KH&ĐT Hà Nội)

Bảng 2.4 Danh sách doanh nghiệp bị thu hồi GCN tại phòng ĐKKD số 01

Phòng ĐKKD số 02, số lượng doanh nghiệp bị thu hồi như sau:

STT Doanh nghiệp bị hủy bỏ, thu hồi

Quyết định hủy bỏ, thu hồi

Lý do

1 Công ty CP cơ điện và dịch vụ An Phúc

Số 01/QĐ-DDKKD2 ngày 12/09/2013

Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần 1

2 Công ty CP tư vấn đầu tư và phát triển nông thôn

Số 02/QĐ-ĐKKD2 ngày 07/10/2013

Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần 2

3

Công ty TNHH thương mại và đầu tư Hùng Vương

Số 04/QĐ-ĐKKD2 ngày 28/10/2013

Theo đề nghị của Chi cục THA Quận Thanh Xuân tại văn bản số 434/CV- CCTHA ngày 23/07/2013 4 Công ty TNHH Bình Minh Số 06/QĐ-ĐKKD2 ngày 21/11/2013

Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần 2

61 5

Công ty TNHH phát triển thương mại và xây dựng Hồng Phúc

28091/14 ngày 02/06/2014 Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần 3, 4, 5 6 Công ty CP sản xuất thương mại và dịch vụ Ngọc Quý Số 48092/14 ngày 05/09/2014

Giả mạo chữ ký trong hồ sơ đăng ký thay đổi lần 1, 2, 3

(Nguồn: Theo tài liệu Sở KH&ĐT Hà Nội)

Bảng 2.5 Danh sách doanh nghiệp bị thu hồi GCN tại phòng ĐKKD số 02

Việc cập nhật thông tin về các doanh nghiệp bị thu hồi GCN ĐKDN vào cơ sở dữ liệu về ĐKDN: Từ tháng 01/2013 đến tháng 10/2014 các phòng ĐKKD đã cập nhật 07 trường hợp, không có trường hợp nào chưa cập nhật, đảm bảo quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 35 thông tư 01/2013/TT-BKHĐT.

Việc công bố số lượng doanh nghiệp bị thu hồi trên cổng thông tin ĐKDN quốc gia: 07 trường hợp hủy bỏ, thu hồi GCN ĐKDN, Sở KH&ĐT Hà Nội đều gửi 01 bản đến Cục quản lý ĐKKD – Bộ KH & ĐT để đăng tải thông tin trên Cổng thông tin ĐKDN Quốc gia.

Phòng ĐKKD số 03: Không có trường hợp nào hủy bỏ, thu hồi GCN ĐKKD

2.3.3.2. Kiểm tra sau đăng ký kinh doanh

- Mục đích, yêu cầu, nội dung kiểm tra:

Theo chỉ đạo của Sở KH&ĐT Hà Nội, việc kiểm tra theo quy chế, mỗi quận, huyện, thị xã tiến hành kiểm tra ít nhất 5% số lượng doanh nghiệp trên địa bàn. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các nội dung về ĐKKD (đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện) nhằm giúp cho doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định pháp luật trong việc thực hiện những nội dung đã đăng ký; ngoài ra, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc (nếu có) trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, để từ đó kiến nghị các cơ quan chức năng có liên quan đến hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh được thuận lợi, hiệu quả.

62

Tính đến hết 31/03/2014, Sở KH&ĐT đã nhận được báo cáo của 15/30 quận, huyện, thị xã. Về cơ bản các quận, huyện có báo cáo đã thực hiện việc kiểm tra nghiêm túc và thực hiện nội dung báo cáo theo mẫu biểu và đề cương hướng dẫn; Còn 15 quận, huyện và thị xã chưa gửi văn bản báo cáo.

Theo báo cáo kết quả kiểm tra của huyện 15 quận, huyện đã thực hiện, tổng số doanh nghiệp đã tiến hành kiểm tra: 797 doanh nghiệp. Trong đó, số doanh nghiệp tiến hành kiểm tra trực tiếp; 559 doanh nghiệp; số doanh nghiệm kiểm tra gián tiếp thông qua việc yêu cầu báo cáo kê khai và thông tin theo mẫu: 238 doanh nghiệp.

- Đánh giá:

Về mặt tích cực: Qua tổng hợp kết quả công tác kiểm tra doanh nghiệp của địa phương cho thấy:

Về phía cơ quan kiểm tra:

Trong số 15 quận, huyện đã thực hiện công tác kiểm tra doanh nghiệp năm 2014, phần lớn các địa phương đã thực hiện tốt công tác kiểm tra doanh nghiệp trên địa bàn quản lý. Nội dung kiểm tra tương đối toàn diện trên các lĩnh vực quản lý như: Việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành; việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngoài ra một số địa phương còn kết hợp kiểm tra chuyên ngành đối với việc tuân thủ an toàn lao động, bảo vệ môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm, thực hiện nghĩa vụ thuế… để từ đó có những đánh giá một cách toàn diện về việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.

Có địa phương như Bắc Từ Liêm đã xây dựng được cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp riêng của quận, rất thuận lợi cho việc cập nhật thông tin, theo dõi và quản lý doanh nghiệp trên địa bàn.

Về phía doanh nghiệp được kiểm tra:

Tại các địa phương đã thực hiện, đa số doanh nghiệp được kiểm tra trực tiếp đều có sự phối hợp tốt và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra làm việc. Số doanh

63

nghiệp chấp hành tốt các quy định trong hoạt động kinh doanh như: hoạt động đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký, treo biển hiệu theo đúng quy định, gửi báo cáo đến cơ quan thuế định kỳ chiếm tỷ lệ cao trên tổng số doanh nghiệp được kiểm tra. Điển hình, một số địa phương có nhiều doanh nghiệp chấp hành tốt như: Quận Ba Đình 29/29 doanh nghiệp; Cầu Giấy 57/57 doanh nghiệp; Thanh Xuân 37/37; Nam Từ Liêm có 34/34 doanh nghiệp; Hà Đông 55/55 doanh nghiệp; Bắc Từ Liêm 20/35 doanh nghiệp.

Qua công tác kiểm tra cũng cho thấy những doanh nghiệp có quy mô vừa hoặc khá trở lên, đang hoạt động ổn định đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn nhà nước tham gia đều thực hiện tốt các quy định của Luật Doanh nghiệp như: Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên đúng thời hạn, hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh theo quy định với ngành nghề kinh doanh có điều kiện; nộp báo cáo tài chính hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước đúng thời hạn theo quy định; thuê mướn, đóng bảo hiểm và sử dụng lao động đảm bảo theo quy định của Bộ luật lao động. Qua đó cho thấy các doanh nghiệp đã và đang dần có nhận thức tốt hơn trong việc chấp hành và tuân thủ quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh;

Những hạn chế

Về phía cơ quan kiểm tra

Dù đã là năm thứ hai thực hiện việc kiểm tra doanh nghiệp định kỳ hàng năm (theo quy định của quy chế quản lý doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được UBND Thành phố ban hành), nhưng có tới 15/30 quận, huyện, thị xã vẫn chưa coi trọng công tác hậu kiểm doanh nghiệp, chưa tổ chức và tiến hành kiểm tra doanh nghiệp, không có báo cáo gửi về Sở KH&ĐT mặc dù Sở liên tục có văn bản đôn đốc việc báo cáo. Số quận, huyện đã tổ chức kiểm tra doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện như: Việc cắt giảm các TTHC, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp tự kê khai, đăng ký thành lập doanh nghiệp đã làm tăng nhanh số lượng doanh nghiệp thành lập mới, trong khi các doanh nghiệp này thường chưa hoặc không quan tâm đến các quy định của pháp luật sau khi

64

ĐKKD dẫn đến các vi phạm và gây ảnh hưởng đến cộng đồng, xã hội, tạo áp lực và gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật ĐKKD đối với doanh nghiệp.

Do hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động đa ngành, đa nghề nên công tác hậu kiểm, kiểm tra được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Nhưng trên thực tế, phía các cơ quan quận, huyện lại thiếu nhân lực thực thi pháp luật đăng ký kinh doanh dẫn đến tính nghiêm minh của pháp luật chưa cao và chưa đi sâu được vào các doanh nghiệp; kinh phí thực hiện hậu kiểm doanh nghiệp chưa được UBND các quận huyện quan tâm bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương; việc kiểm tra doanh nghiệp còn gặp khá nhiều trở ngại như: Doanh nghiệp không hợp tác với đoàn kiểm tra; Doanh nghiệp không có tại địa điểm kiểm tra, cố tình ko gặp hoặc cho nhân viên tiếp đoàn; địa phương không có đủ thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp như: ngừng hoạt động kinh doanh, thay đổi địa chỉ trụ sở, không hoạt động tại trụ sở chính… nên kết quả thực hiện chưa đáp ứng với yêu cầu của kế hoạch đề ra.

Từ những nguyên nhân, hạn chế trên có thể thấy một số địa phương chưa thể tiến hành được công tác kiểm tra doanh nghiệp, hoặc đã thực hiện kiểm tra nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, dẫn đến nội dung báo cáo sơ sài, chỉ mang tính liệt kê, chưa có đánh giá, nhận xét, đề xuất các giải pháp trong công tác hậu kiểm doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp được kiểm tra:

Kết quả báo cáo của các quận huyện cho thấy, hầu như các doanh nghiệp đều chú trọng chấp hành quy định công bố thông tin doanh nghiệp, thông tin thay đổi của doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc hệ thống thông tin ĐKDN quốc gia;

Nhiều doanh nghiệp trong danh sách kiểm tra được thông báo kế hoạch kiểm tra, nhưng không có mặt tại trụ sở hoặc không còn hoạt động tại trụ sở đã đăng ký; nhiều doanh nghiệp được yêu cầu kê khai báo cáo thông tin nhưng không nộp báo cáo theo yêu cầu. Do đó, kết quả kiểm tra của một số quận/huyện chưa đạt yêu cầu

65 theo kế hoạch đề ra.

Qua kiểm tra trực tiếp các doanh nghiệp cũng cho thấy, tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài nhà nước, trừ một số doanh nghiệp có quy mô khá đang thực hiện tốt các quy định của Luật Doanh nghiệp, còn lại hầu như chưa đảm bảo thực hiện đầy đủ việc tổ chức và hoạt động theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp như: chưa tổ chức được Đại hội đồng cổ đông/thành viên hợp danh thường niên và đúng thời hạn quy định; việc thực hiện nghĩa vụ góp vốn chậm, không đúng tiến độ hoặc góp vốn không đúng như đã đăng ký; nhiều doanh nghiệp chưa lập sổ đăng ký cổ đông, sổ đăng ký thành viên; chưa chú trọng trong việc công bố thông tin doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng.

Qua tổng hợp kết quả của 15 địa phương có báo cáo, có nhiều doanh nghiệp sau khi được cấp GCN ĐKKD do chưa quan tâm, nghiên cứu đầy đủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đối với lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kiểm tra trực tiếp tại 559 doanh nghiệp thì có tới 186 doanh nghiệp (chiếm 33%) có vi phạm các quy định pháp luật và mức độ vi phạm bình quân từ 1 đến 4 hành vi. Các vi phạm chủ yếu như: Chưa thực hiện đúng các quy định về việc góp vốn cụ thể: Góp vốn chưa đầy đủ, chưa lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông và chưa cấp giấy chứng nhận góp vốn/cổ phần cho thành viên/cổ đông góp vốn…; chứng chỉ hành nghề (chưa có hoặc đã hết hạn); tự chuyển địa điểm kinh doanh mà không đăng ký với cơ quan ĐKKD, cơ quan thuế.

Một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động do gặp khó khăn trong kinh doanh, nhưng không tiến hành các thủ tục tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể, phá sản doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 67 - 73)