Đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xử lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 86)

Để có thể khắc phục sự rườm hiện tại, rút ngắn thời gian xử lý trong cơ chế thực thi pháp luật về ĐKKD trên địa bàn TP Hà Nội thì cần phải triển khai các công việc sau đây:

Nghiêm chỉnh rà soát triệt để lại các thủ tục pháp lý hiện hành, đặc biệt là những khâu yếu và lấy đi nhiều thời gian như trình ký lãnh đạo, công tác văn thư, văn phòng để giảm bớt các khâu thủ tục không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian gia nhập thị trường của nhà đầu tư.

Nâng cao nhận thức của các chủ thể đăng ký và cả cơ quan nhà nước về bản chất hoạt động đăng ký kinh doanh (đăng ký thông tin về doanh nghiệp) để tránh những yêu cầu không cần thiết từ cả hai phía làm kéo dài thời gian.

3.2.2.Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hƣớng dẫn thi hành

Sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng ngày càng tốt hơn những đòi hỏi của thực tiễn đặt ra, bảo vệ ngày một tốt hơn quyền lợi của doanh nghiệp cũng như đảm bảo tốt hơn cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước.

Kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để có những hướng dẫn cụ thể, cần thiết và đáp ứng yêu cầu. Như chúng ta đã biết, luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ 1.7.2015 nhưng sau đó mới chỉ có các nghị quyết, công văn hướng dẫn áp dụng từ phía Bộ KH&ĐT như Nghị quyết số 59/NQ-CP ngày 7.8.2015 về triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư [13]. Công văn số 4211/BKHĐT-ĐKKD ngày 26/06/2015 [6]. Hai văn bản hướng dẫn bao gồm Nghị Định 78/2015/NĐ-CP và Nghị định 96/2015/NĐ-CP phải đến 1/11/2015 và 08/12/2015 mới có hiệu lực. Việc này làm cho công tác thực thi pháp luật về ĐKKD gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ cũng như những điểm chưa rõ của luật gây lúng túng trong thực tiễn áp dụng.

79

Ban hành các văn bản áp dụng một cách đầy đủ và thống nhất để giúp cho quá trình thực thi pháp luật về ĐKKD trở lên dễ dàng, thông thoáng và đồng bộ.

3.2.3.Hoàn thiện về cơ chế nhân sự Thứ nhất, đáp ứng về số lƣợng Thứ nhất, đáp ứng về số lƣợng

Đứng trước sự thiếu hụt nhân sự làm công tác ĐKKD của TP Hà Nội hiện tại, cơ quan quản lý cần nhanh chóng đưa ra những giải pháp kịp thời cho ngắn hạn và dài hạn để khắc phục tình trạng này. Cụ thể:

Trong ngắn hạn: Sử dụng lại đối với những cán bộ ĐKKD có trình độ, kinh nghiệm trong thời gian công tác đã bị hết hạn hợp đồng để khắc phục tình trạng thiếu hụt nhân sự trong thời điểm hiện tại(ký hợp đồng ngắn hạn sử dụng nguồn trả lương được trích lại từ lệ phí đăng ký doanh nghiệp)

Trong dài hạn: Có kế hoạch tuyển dụng nhân sự trên cơ sở đánh giá một cách đầy đủ về khối lượng công việc, khả năng đáp ứng của đội ngũ cán bộ hiện tại. Khi tính số lượng cán bộ ĐKKD bao nhiêu là đủ phải tính đến khối lượng công việc đăng ký trong tương lai để có cái nhìn toàn diện cũng như dự báo được những biến động để có phương án nhân sự phù hợp.

Thứ hai, nâng cao về chất lƣợng

Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác ĐKKD về nghiệp vụ ĐKKD để hình thành lên đội ngũ cán bộ làm công tác ĐKKD chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về các hoạt động chuyên môn của mình. Vấn đề nâng cao trình độ nghiệp vụ ĐKKD cho cán bộ làm công tác ĐKKD bao gồm:

Trình độ pháp lý chuyên sâu, tránh thuyên chuyển cán bộ ĐKKD làm công việc khác một cách tuỳ tiện;

Trình độ am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến ĐKKD để chỉ dẫn nhà đầu tư;

Trình độ xử lý tin học, khai thác các thông tin trên mạng, truy cập và cung cấp các thông tin vào hệ thống dữ liệu thông tin doanh nghiệp quốc gia.

80

Xuất phát từ một nhà nước của dân, do dân, vì dân, chúng ta cần xây dựng cho đội ngũ cán bộ ĐKKD một tinh thần chủ động phục vụ doanh nghiệp, tránh tình trạng cửa quyền như kiểu cấp giấy phép như hiện nay.

Để làm được việc này, một mặt chúng ta đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức, trách nhiệm cho cán bộ làm công tác ĐKKD, mặt khác xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm pháp luật. Đồng thời, chúng ta cũng cần có một chính sách đãi ngộ có thể giúp cho họ đảm bảo được cuộc sống, yên tâm công tác tránh nhũng nhiễu, cửa quyền làm giảm lòng tin của nhân dân.

3.2.4.Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin đăng ký kinh doanh

Rà soát dữ liệu trên cổng thông tin ĐKDN quốc gia để đảm bảo nguồn thông tin được cập nhật, chính xác và thống nhất phục vụ cho công tác ĐKKD;

Hoàn thiện quy trình ĐKKD trực tuyến để giúp đơn giản hóa thủ tục, giảm các khâu trung gian không cần thiết làm chậm thời gian giải quyết thủ tục ĐKKD.

Cải cách kỹ thuật công nghệ trong đăng ký kinh doanh (đường truyền nhanh, sự cố mất mạng, sửa mạng) nhằm ứng dụng tối đa công nghệ thông tin vào quy trình nghiệp vụ chuẩn hoá, tinh giản hoá và đơn giản hoá quy trình ĐKKD.

Kịp thời khắc phục những lỗ hổng, những sai sót trong vận hành phần mềm ứng dụng trong hoạt động ĐKKD để hạn chế những tác động tiêu cực do những lỗ hổng, những sai sót trong quá trình vận hành gây ra.

3.2.5.Nâng cao hiệu quả công tác hậu kiểm

Để có thể nâng hiệu quả công tác hậu kiểm thì nhà quản lý cần phải đưa hoạt động này thành hoạt động thường xuyên và liên tục với số lượng doanh nghiệp được kiểm tra ngày càng tăng.

Lên kế hoạch cụ thể, toàn diện về các nội dung kiểm tra để có thể đánh giá được toàn diện các vấn đề liên quan của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra được những kết luận mang lại giá trị cao trong công tác kiểm tra đánh giá và tổng hợp.

Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm để tăng sức răn đe cũng như nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp.

81

3.2.6.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của cơ quan thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh kinh doanh

Qua quá trình đánh giá và nghiên cứu về mô hình tổ chức của cơ quan đăng ký kinh doanh trên cơ sở thực tiễn Việt Nam và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tác giả xin được dẫn lại một mô hình tác giả thấy rằng có tính khả thi và có thể đem lại hiệu qủa đối với công cuộc thực thi pháp luật về ĐKKD, đó là mô hình một cơ quan đăng ký kinh doanh thống nhất của luật gia Cao Bá Khoát [32] như sau:

Trung ương có cục quản lý ĐKKD, ở cấp tỉnh có chi cục ĐKKD và ở cấp huyện có Phòng ĐKKD. Đây là hệ thống dọc, xuyên suốt, thống nhất cả về nghiệp vụ, kinh phí hoạt động lẫn tổ chức biên chế, nhân sự.

Cục quản lý ĐKKD về cơ bản có những quyền nghĩa vụ như đã được quy định tại Quyết định số 1899/QĐ-BKH ngày 08/11/2010 của Bộ KH&ĐT về Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý ĐKKD [1] và có thể được bổ sung thêm một số chức năng mới để đóng vai trò là cơ quan đầu não của hệ thống ĐKKD. Nhiệm vụ quyền hạn biên chế tổ chức, của chi cục ĐKKD, của phòng ĐKKD được xây dựng dựa trên nhiệm vụ cụ thể của Cục ĐKKD. Cục có quyền điều động cán bộ cơ động giữa các Tỉnh, huyện thực hiện nhiệm vụ một cách linh hoạt. Các cán bộ ĐKKD được đào tạo để đạt trình độ Đăng ký viên độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Phương án này có một số ưu điểm cơ bản sau đây:

Một là, thống nhất được công tác quản lý tổ chức, nhân sự và công tác quản lý về mặt chuyên môn vào một đầu mối là cơ quan ĐKKD ở trung ương, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung thống nhất trong quá trình ĐKKD và trong việc giải quyết các vấn đề nghiệp vụ phát sinh trong ĐKKD, hướng dẫn điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ ĐKKD.

Hai là, tạo điều kiện thuận lợi để tiêu chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ, tiêu chuẩn hoá cán bộ ĐKKD, từ đó tiến hành tin học hoá công tác ĐKKD, phấn đấu trong một thời gian nhất định nâng cơ quan ĐKKD của Việt Nam ngang tầm các

82

nước trong khu vực, có khả năng thực hiện việc bảo hộ tên doanh nghiệp trong toàn quốc, thực hiện ĐKKD qua mạng một cách rộng rãi.

Ba là, việc ĐKKD và thu hồi GCN được thực hiện tại một cơ quan độc lập, không chịu sự chỉ đạo ngang của các cơ quan có liên quan đến doanh nghiệp. Ví dụ: Bộ, UBND tỉnh ra quyết định thành lập công ty nhà nước, nếu sau khi cấp GCN mà công ty nhà nước vi phạm pháp luật thì cơ quan ĐKKD có toàn quyền thu hồi GCN ĐKKD mà không chịu bất kỳ sức ép nào từ phía cơ quan ra quyết định thành lập.

Bốn là tạo điều kiện cho cơ quan ĐKKD tham gia vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp nội bộ.

Tuy nhiên, phương án này cũng có một số nhược điểm mà chủ yếu là việc triển khai thực hiện nó có thể gây ra một sự xáo động nhất định do việc chuyển cơ quan ĐKKD đang thuộc sở KH&ĐT sang hệ thống dọc. Việc chuyển đổi này cũng sẽ làm mất một thời gian nhất định vì cần có sự chuẩn bị toàn diện về mọi mặt nhất là về vấn đề nhân sự, kinh phí và tổ chức hoạt động mô hình tổ chức.

3.2.7.Một số giải pháp khác:

- Tăng cường tính minh bạch của MTKD thông qua việc công khai hóa và xã hội hóa thông tin có giá trị pháp lý về ĐKDN;

- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách về ĐKDN, tiến tới thống nhất việc ĐKDN cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi khu vực kinh tế, không phân biệt trong nước và nước ngoài; Việc ĐKKD cho các chủ thể kinh doanh ở Việt Nam đang bị phân tán về cơ bản các doanh nghiệp đã được tập trung vào luật doanh nghiệp chung nhưng còn các tổ chức kinh doanh khác hoạt động ở Việt Nam nhưng chưa có chế định đăng ký kinh doanh: Cơ sở y tế, văn hoá, giáo dục thành lập theo quy định chuyên ngành về xã hội hoá các hoạt động y tế, văn hoá, giáo dục thể dục thể thao; Các chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam đang đăng ký với bộ thương mại; Việc đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định do bộ kế hoạch đầu tư cấp giấy phép; Văn phòng luật sư và công ty luật hợp doanh đăng ký hoạt động với sở tư pháp; Hệ thống trang trại chưa ĐKKD số này không phải là ít, việc xác định các ông chủ đất của trang trại đang bị bỏ ngỏ, trang trại đang sử dụng quỹ đất khá

83

lớn nhưng chưa có chế định kiểm soát, ngay cả việc đăng ký KD cũng chưa thực hiện từ những thực tế trên, ngoài quy định tại luật doanh nghiệp thống nhất về cơ cấu tổ chức cơ quan ĐKKD cần có một văn bản dưới luật điều chỉnh việc đăng ký KD đối với các chủ thể nói trên, phân biệt các công ty KD và các công ty dân sự.

- Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan ĐKKD với các cơ quan có liên quan để đảm bảo quá trình ĐKKD vận hành nhịp nhàng, uyển chuyển tạo ra một hệ thống thông tin doanh nghiệp đồng bộ và chính xác để phục vụ cho công tác quản lý cũng như đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của các chủ thể có liên quan.

- Chủ động và bằng nhiều cách thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về doanh nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân; phối hợp với Đài truyền hình, Báo chí, Ban Tuyên giáo, các tổ chức Hội, hiệp hội .v.v. xây dựng các chương trình tuyên truyền Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, tiếp tục tích cực viết bài để đăng trên Cổng thông tin ĐKDN quốc gia, Website của Sở.

Tiểu kết chƣơng 3

Phát hiện ra những bất cập của Luật và công tác thực thi thực thi pháp luật ĐKKD trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực tiễn một cách đầy đủ là tiền đề quan trọng để có được giải pháp hoàn thiện hiệu quả.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiền đề. Để hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐKKD có tính khoa học và hiệu quả cao, công tác thực thi pháp luật về ĐKDN cần hết sức được chú trọng và quan tâm đúng mức.

Khi thực thi các quy định pháp luật đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành đồng bộ các giải pháp để làm thay đổi căn bản vấn đề quản lý.

Để có thể triển khai hiệu quả các giải pháp thì bên cạnh việc tiến hành đồng bộ từ phía cơ quan quản lý thì công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật cũng cần được duy trì.

84

KẾT LUẬN

ĐKKD là bước khởi đầu cho mỗi doanh nghiệp vừa mang ý nghĩa đối với doanh nghiệp, vừa mang ý nghĩa đối với công tác QLNN. Tại Việt Nam, công tác ĐKKD đang có sự chuyển mình mạnh mẽ cùng với những chính sách mới được đưa ra theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014. Qua khảo sát tình hình ĐKKD tại Hà Nội, tác giả đã có được một góc nhìn phản chiếu tình trạng thực thi pháp luật về ĐKKD tại thủ đô, trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước. Trên cơ sở đó, tác giả đã rút ra được những đúc rút giúp hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về ĐKKD tại Việt Nam.

Với năng lực hạn chế, dù đã rất nỗ lực nhưng kết quả nghiên cứu vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy vậy, nó vẫn có những giá trị tham khảo nhất định cho các nhà nghiên cứu, nhà bình luận cũng như cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách có liên quan.

Cuối cùng, công trình nghiên cứu này là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu của tác giả. Tác giả sẽ cố gắng để hoàn thiện nó trong các đề tài ở các cấp độ cao hơn.

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Quyết định số 1899/QĐ-BKH ngày 08/11/2010 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tổ chức-Cán bộ Chính phủ (2000), Thông tư liên tịch số 05/2000/TTLT - BKH – BTCCBCP hướng dẫn về việc ĐKKD ở cấp tỉnh và cấp huyện, Hà Nội.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1994), Quyết định số 75/2001/QĐ-BKH thành lập trung tâm thông tin doanh nghiệp, Hà Nội.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007), Quyết định 337/QĐ-BKH năm 2007 quy định nội dung hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Thông tư 01/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Công văn 4211/BKHĐT-ĐKKD năm 2015 hướng dẫn áp dụng quy định về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

7. Chính phủ (2010), Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội.

8. Chính phủ (2000), Nghị định 02/2000/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, Hà Nội.

9. Chính phủ (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.

10.Chính phủ (2013), Nghị định 05/2013/NĐ-CP sửa đổi quy định về thủ tục hành chính của Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Hà Nội 11.Chính phủ (2013), Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)