Đánh giá việc thực thi pháp luật về đăng ký doanh nghiệp tại TP Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 73)

Việc thực thi pháp luật về ĐKKD trên địa bàn Hà Nội ngày càng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Nó là nỗ lực của cả tập thể và đáng được ghi nhận. Trên cơ sở đánh giá nội dung ở mục 2.3, trong mục này, luận văn sẽ rút ra những ưu

66

điểm, nhược điểm của công tác thực thi pháp luật về ĐKKD trên địa bàn làm cơ sở xem xét, đánh giá và hoàn thiện tại chương 3.

2.4.1.Ƣu điểm

Thứ nhất, TP. Hà Nội đã ban hành được hệ thống văn bản hướng dẫn vươn tới được các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật ĐKKD. Nó giúp cho việc thực thi trở nên rõ ràng và phần nào góp phần đáp ứng yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính ở địa bàn TP Hà Nội hiện nay.

Thứ hai, công tác xử lý hồ sơ về ĐKKD phần nào đã được triển khai hiệu quả. Trải qua một quá trình tương đối dài, công tác thực thi pháp luật về ĐKKD trên địa bàn TP. Hà Nội đã ngày càng đi vào quy củ. Với việc giảm dần số lần ra thông báo và số hồ sơ bị chậm trả lời cùng với tình trạng khiếu nại của công dân ngày càng giảm đã chứng minh cho điều đó.

Thứ ba, hình thành đội ngũ nhân sự phần nào đáp ứng được yêu cầu. Tất cả các cán bộ chuyên môn của Sở KH&ĐT Hà Nội đều ở trình độ đại học và trên đại học. Đây được coi là nòng cốt của quá trình thực thi pháp luật về ĐKKD tại đây. Và với việc bồi dưỡng ngày càng được chú ý, trình độ, kiến thức và kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự ngày càng cao đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Thứ tư, đã tạo ra hệ thống công nghệ thông tin phần nào đáp ứng yêu cầu. Tại Hà Nội, các công việc thực thi pháp luật về ĐKKD đều được triển khai trên hệ thống công nghệ thông tin hiện đại. Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã phối kết hợp với Cục quản lý ĐKKD trong việc xây dựng và vận hành Cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN bao gồm toàn bộ thông tin có giá trị pháp lý về doanh nghiệp trên phạm vi cả nước, tiếp tục khẳng định vai trò là cơ quan đầu mối tổng hợp thông tin về ĐKDN để phản ánh kịp thời và đầy đủ tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu thống kê của các cơ quan và phục vụ các báo cáo kinh tế xã hội của trung ương cũng như địa phương. TP Hà Nội đã cơ bản đạt được mục tiêu của Chương trình cải cách ĐKKD quốc gia sau 8 năm về mặt công nghệ thông tin khi

67

đã tin học hóa toàn bộ quy trình nghiệp vụ ĐKKD [51].

Thứ năm, tại TP Hà Nội, phần nào hình thành được cơ chế kiểm tra doanh nghiệp về ĐKKD. Đây là một nỗ lực rất lớn của Sở KH&ĐT Hà Nội nói riêng và các cơ quan trên địa bàn TP. Hà Nội chung. Việc này mang nhiều ý nghĩa trong việc trong việc nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp trong việc chấp hành quy định pháp luật về doanh nghiệp và ĐKKD.

Thứ sáu, tạo ra cơ chế phối hợp trong quá trình thực thi pháp luật về ĐKKD. Hiện tại, cơ chế phối hợp liên thông giữa các cơ quan bao gồm cơ quan thuế, cơ quan ĐKKD, cơ quan công an... đã ngày càng trở nên nhịp nhàng hơn. Nó giúp cho giản tiện được các thủ tục liên quan cũng như làm rút ngắn được thời hạn xử lý thủ tục hành chính. Sở KH&ĐT TP Hà Nội là cơ quan chủ trì việc thực hiện quy chế phối hợp liên ngành trong việc cấp GCN ĐKDN trên địa bàn thành phố. Việc làm này đã được các doanh nghiệp trên địa bàn TP đánh giá cao cho tinh thần tích cực của cơ quan ĐKKD.

2.4.2.Hạn chế

Thứ nhất, rườm rà trong thủ tục làm kéo dài thời gian xử lý

Thủ tục khởi sự kinh doanh ở nước ta nói chung, tại TP Hà Nội nói riêng vẫn còn phức tạp, tốn kém về thời gian và chi phí khi so sánh với các nước trên thế giới và khu vực. Thủ tục khởi sự kinh doanh năm 2013 của nước ta vẫn xếp hạng thấp, thứ 109/189 trong số những quốc gia và nền kinh tế trong đối tượng khảo sát, theo Ngân hàng Thế giới. Báo cáo của CIEM cho biết, khởi sự kinh doanh ở Việt Nam gồm 10 bước với tổng thời gian vào khoảng 34 ngày [52]. Trong khi đó, ở Malaysia chỉ trải qua ba thủ tục với thời gian khoảng 06 ngày, Thái Lan bao gồm bốn bước với gian hơn 27 ngày.

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, thủ tục xử lý hồ sơ ĐKDN là 05 ngày làm việc [7; Điều 28.1]. Với nỗ lực của cả hệ thống, Sở KH&ĐT Hà Nội đã nỗ lực khi rút ngắn thủ tục này xuống còn 03 ngày làm việc theo quy định của Luật mới [16; Điều 27.2]. Tuy nhiên, với việc ra thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ

68

nhiều lần thì nỗ lực này cũng bị xem xét là chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, văn bản hướng dẫn chưa đáp ứng yêu cầu

Mặc dù Sở KH&ĐT TP Hà Nội quan tâm thành lập sớm Ban chỉ đạo xây dựng quy trình ISO nhưng hoạt động Ban chỉ đạo xây dựng quy trình ISO của Sở cũng còn hạn chế. Hiện nội dung và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo chưa được xây dựng đầy đủ và rõ ràng, chưa quy định được quy trình, trình tự công việc xây dựng kế hoạch, chưa có chế tài và quy định trách nhiệm của các đơn vị. Việc sửa đổi, bổ sung “Quy trình tiếp nhận và giải quyết TTHC về ĐKDN” của Sở cũng chưa kịp thời, thời gian kéo dài quá lâu, gây nhiều hạn chế cho hoạt động giám sát và đánh giá tình hình ĐKDN của Sở.

Việc xây dựng các Quy chế hoạt động của các Phòng ĐKKD chưa hợp lý, chưa đầy đủ và thống nhất, làm phát sinh thêm tình trạng khác biệt, phân tán trong thực thi pháp luật ĐKDN. Ví dụ như: Cùng 01 ngành nghề có phòng thì cấp, có phòng không cấp GCN ĐKDN, cùng 01 địa chỉ doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính có phòng thì cấp, có phòng không cấp khi đặt là địa chỉ của địa điểm kinh doanh hoặc Chi nhánh của Công ty khác. Thực tế hiện nay cho thấy công tác xây dựng quy trình và quy định về ĐKDN của Sở KH&ĐT TP Hà Nội đã và đang gặp phải các khó khăn, vướng mắc do nhiều yếu tố nhưng phần lớn là lý do chủ quan, do cách hiểu các quy định pháp luật giữa các phòng ĐKKD và các chuyên viên thụ lý hồ sơ, giữa lãnh đạo ký hồ sơ và chuyên viên thụ lý địa bàn. Bên cạnh đó, nó còn do cơ chế chính sách của Nhà nước, thành phố đối với công tác thực thi pháp luật ĐKDN chưa được hoàn thiện và được quan tâm đúng mức.

Thứ ba, bất cập về nhân sự thực thi đăng ký kinh doanh và chủ thể đăng

Không lường trước được những biến động pháp luật ảnh hưởng đến khối lượng công việc phải xử lý. Vừa qua, Sở KH&ĐT Hà Nội đã cho nghỉ việc hàng loạt viên chức hợp đồng dẫn đến việc thiếu hụt nhân sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt

69

động thực thi pháp luật về ĐKDN trên địa bàn. Hậu quả, hàng loạt chuyên viên phải làm thêm giờ với cường độ cao (2 đến 3 giờ/ngày), ngày nghỉ cũng phải đi làm để đáp ứng được yêu cầu của công việc cũng như giảm số hồ sơ bị chậm. Chúng ta không thể chắc chắn với khối lượng công việc lớn đến vậy, không có những sai sót xảy ra đối với các hồ sơ thụ lý. Ngoài ra, khi làm thêm giờ như vậy các cán bộ trực tiếp xử lý hồ sơ cũng không được các chế độ thưởng hay ưu đãi xứng đáng. Việc này dẫn đến tâm lý chán nản, bi quan, mệt mỏi của một bộ phận công chức đang trực tiếp thực thi pháp luật về ĐKKD, dẫn đến hiệu quả thụ lý hồ sơ không cao, hồ sơ chậm và hồ sơ bị hiệu đính còn nhiều, gây giảm lòng tin của doanh nghiệp.

Tình trạng cán bộ xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tắc trách, cẩu thả, gây khó dễ, non kém về nghiệp vụ đã làm cho nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh hoặc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí phát sinh, điều này làm giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tính minh bạch, nghiêm minh của pháp luật và làm khó khăn cho tiến trình khởi nghiệp của nhà đầu tư. Đây là một bất cập rất lớn đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội đầu tư cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó trình độ và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân và doanh nghiệp còn thấp, số hồ sơ phải làm đi làm lại khá nhiều, vẫn có một số ít hồ sơ được làm rất cẩu thả, thậm chí cốt làm lấy được, vì tính chất hồ sơ thành lập doanh nghiệp và thay đổi nội dung ĐKKD là do nhà đầu tư tự kê khai, tự chịu trách nhiệm nên đã có những trường hợp kê khai không trung thực nhất là về số vốn đăng ký, địa chỉ trụ sở cũng như hồ sơ giả mạo chữ ký để chiếm đoạt vốn của cổ cổ đông/thành viên công ty. Việc này đã gây khó khăn rất lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật ĐKKD, cán bộ xử lý phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, đọc tài liệu để giải quyết vụ việc (mời doanh nghiệp đến họp, ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp báo cáo, làm báo cáo xin ý kiến của Lãnh đạo Sở về vụ việc, gửi hồ sơ sang Công an để giám định chữ ký giả mạo…).

70

Hệ thống thông tin ĐKKD quốc gia đã thực hiện đăng ký cho doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này chưa hoàn thiện do cơ sở dữ liệu quốc gia về ĐKDN trước đây các địa phương lưu trữ, quản lý dữ liệu một cách độc lập và theo các tiêu chí khác nhau. Ngoài ra, dữ liệu doanh nghiệp chưa được công khai và không có sự giám sát của các bên có liên quan dẫn tới thông tin đôi khi không được cập nhật; dữ liệu của một số doanh nghiệp chưa được đồng bộ giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan thuế dẫn tới khi chuyển đổi sang Cơ sở dữ liệu quốc gia bị trùng, bị lệch thông tin. Do đó, tỷ lệ thông tin doanh nghiệp cần rà soát và hiệu đính còn lớn so với tổng số dữ liệu về doanh nghiệp có được.

Bên cạnh đó, phần mềm quản lý công tác ĐKKD chưa hoàn bị dẫn đến những chậm chễ trong công tác thực thi pháp luật về ĐKKD. Qua thực tiễn của Sở, đã xuất hiện tình trạng mạng bị treo dẫn đến chậm chễ trong xử lý hồ sơ vượt quá thời gian theo quy định. Cùng với đó, có những lỗ hổng trong phần mềm dẫn đến công tác cấp ĐKKD cho doanh nghiệp trở lên phức tạp hơn. Cụ thể: Việc đăng ký chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh hiện tại, mạng ĐKKD không cho phép cập nhập vào ĐKKD của Công ty mẹ. Do vậy, với mỗi địa điểm kinh doanh được thành lập mới, doanh nghiệp sẽ được cấp một GCN địa điểm kinh doanh riêng. Những địa điểm kinh doanh cũ thì bị mất thông tin trên GCNĐKDN của Công ty mẹ, việc này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp khi xuất trình cho cơ quan chức năng kiểm tra. Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ bổ sung để được cấp GCN địa điểm kinh doanh riêng. Việc này cho thấy, không những thủ tục hành chính không được tinh giản mà còn tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp. Nó đi ngược lại với định hướng Đảng và nhà nước đã vạch ra. Do chúng ta mua công nghệ của nước ngoài nên để khắc phục được chúng sẽ cần xin phép vì vấn đề bản quyền. Việc này làm tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí.

Thứ năm, vẫn còn những hạn chế trong phối, kết hợp giữa các cơ quan.

Quy chế phối hợp giữa các đơn vị trong bộ máy thực thi pháp luật ĐKDN đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế: phối hợp giữa các Phòng ĐKDN còn nhiều khoảng

71

trống, phối hợp giữa các Phòng ĐKKD với Thanh tra Sở, Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp còn đơn giản, chưa rõ ràng, cụ thể.

Trong việc phối, kết hợp với cơ quan thuế, trước đây chưa có quy trình thống nhất giữa hai ngành ĐKKD và đăng ký thuế về cấp chung mã doanh nghiệp do đó việc lưu trữ và bảo quản, tra cứu hồ sơ chưa được chú trọng, bên cạnh đó, chúng ta chưa có hệ thống hạ tầng trang thiết bị để có thể thực hiện việc số hóa tài liệu và lưu trữ dữ liệu.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, xử lý chưa đáp ứng yêu cầu

Số lượng doanh nghiệp được kiểm tra chiếm tỉ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp đang hoạt động. Bên cạnh đó, đây là hoạt động mang nhiều tính hình thức nên chưa tạo nên ý thức tôn trọng và chấp hành từ phía các doanh nghiệp được kiểm tra. Nó phần nào tạo ra tâm lí làm để chống chế chưa trở thành hoạt động tự thân của các doanh nghiệp để hình thành nên thức ý thức nghiêm chỉnh thực thi các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động.

2.4.3.Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, do tình hình phức tạp của thủ đô. Thủ đô bên cạnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước thì cũng là nơi dân cư đông đúc, có số lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động đứng thứ 2 cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh). Với lượng doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn thủ đô, vấn đề quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đảng ký doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và phức tạp. Số lượng doanh nghiệp đông đảo này, không phải tất cả đều hoạt động hợp pháp và làm ăn chân chính. Điều này có thể thấy rõ ở số lượng các công ty ma, công ty bỏ trốn, mất tích và nợ thuế ngày càng tăng ở thủ đô làm đau đầu các cơ quan quản lý nhà nước.

Thứ hai, do hệ thống pháp luật đang trong quá trình điều chỉnh và hoàn thiện. Luận văn được triển khai khi pháp luật về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp đang có sự chuyển mình mạnh mẽ với một loại các luật mới được thông qua và đi cùng với nó là các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc thực thi để những quy định pháp luật này đi vào thực tiễn sẽ khó tránh khỏi những vướng mắc, khó khăn trong thời buổi giao thời trong đó có cả những vướng mắc về đăng ký kinh doanh.

72

Thứ ba, do hệ quả của quá trình phát triển không đúng theo trình tự. Cơ quan đăng ký kinh doanh tại Việt Nam hình thành và phát triển đã qua một chặng đường khá dài. Ngay từ ban đầu khi nó được giao cho cơ quan tư pháp là tòa án. Sau đó nó được đưa đẩy qua nhiều cơ quan không theo trình tự nào mà do hạn chế trong quản lý nhà nước. Bởi vậy, bộ máy chưa được hoàn bị và khoa học để thực hiện những nhiệm vụ lớn lao về đăng ký kinh doanh mà Đảng và Nhà nước đã giao cho.

Thứ tư, do chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác quản lý đăng ký kinh doanh. Thực tế ĐKKD trên địa bàn cho thấy nghiệp vụ ĐKKD còn bị bị xem nhẹ thể hiện qua một số điểm như sau: các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, trình độ của nhân sự làm công tác ĐKKD chưa được chú trọng một cách thường xuyên và liên tục; nguồn lực về tài chính cho hoạt động này chưa đảm bảo cho sự phát triển của nó; số lượng nhân sự chưa đảm bảo; luân chuyển cán bộ thực thi pháp luật đăng ký kinh doanh liên tục, lúc thì thụ lý hồ sơ, khi thì ra bộ phận một cửa để tiếp nhận

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh trên địa bàn Hà Nội (Trang 73)