5. Bố cục của Luận văn
2.1. Mô hình quản trị công ty cổ phần trong giai đoạn thứ nhất
Kể từ khi Pháp chiếm đóng, ở Việt Nam đã xuất hiện một số công ty cổ phần của người Pháp. Là một nước khai thác thuộc địa theo kiểu tận thu, các công ty này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực như khai khoáng, đường sắt, và ngân hàng… Pháp luật về công ty của Pháp được du nhập vào Việt Nam theo con đường chinh phục thuộc địa. Trước đó Việt Nam theo truyền thống pháp luật Viễn Đông không phát triển luật thương mại và luật dân sự. Do đó các công ty thương mại không hình thành. Việc kinh doanh phụ thuộc vào các hộ gia đình được quản trị theo kiểu Khổng Giáo. Người gia trưởng tập trung điều hành. Việc du nhập các hình thức công ty của Pháp mà người Việt Nam gọi là “hội người”, “hội vốn” chủ yếu phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa và nhu cầu sinh hoạt của người Pháp ở Đông Dương và tầng lớp theo Pháp. Lúc này qui mô của các công ty cổ phần nhỏ, thiếu bóng dáng của các công ty đại chúng. Do đó vấn đề quản trị công ty cổ phần không trở thành vấn đề quá quan trọng của luật lệ về công ty. Có thể nói mô hình quản trị công ty cổ phần hoàn toàn theo truyền thống của Pháp.
Sau năm 1954, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền. Ở Miền Nam, luật lệ về công ty nói chung và về công ty cổ phần nói riêng vẫn theo mô hình của Pháp mặc dù có sự hậu thuẫn rất mạnh của Mỹ. Năm 1972 chính quyền Sài Gòn cũ đã ban hành Bộ luật Thương mại mà trong đó có các hình thức công ty. Bộ luật này có sự kế thừa các luật lệ về công ty trước đó dưới thời Pháp thuộc và trên căn bản đó phát triển để xây dựng một chế độ tư bản. Kế thừa đồng thời có du nhập thêm các kinh nghiệm của nước ngoài đã tạo dựng nên bộ luật này - một bộ luật thương mại đồ sộ khá hoàn chỉnh về mặt
23
khoa học pháp lý. Hình thức công ty cổ phần rất được bộ luật này chú ý. Tuy nhiên ngoài các qui định chung cho tất cả các hình thức công ty, khi nói riêng tới hội nặc danh (công ty cổ phần), bộ luật này chỉ nhắc tới vấn đề quản trị công ty. Điều đó có nghĩa là vấn đề quản trị công ty cổ phần được coi trọng hàng đầu.
Về nguyên tắc lớn, bộ luật này nhấn mạnh tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các thành viên hội đồng quản trị. Trước hết họ được coi là những người thụ ủy hữu hạn của công ty, và sau đó họ buộc phải có cổ phần trong công ty. Mục đích của qui định này được chính bộ luật này truyên bố là để bảo đảm cho hành vi quản trị, cũng như hành vi riêng của họ (Điều thứ 297). Cổ phần của những người này phải là các cổ phần ký danh, không thể chuyển nhượng và phải được ký thác tại quỹ của công ty. Nguyên tắc này được đặt ra nhằm gắn lợi ích của thành viên hội đồng quản trị với lợi ích của công ty. Tuy nhiên có thể thấy nguyên tắc này rất khác biệt với việc có thành viên hội đồng quản trị độc lập và khác nhiều với mô hình quản trị công ty cổ phần của Mỹ. Mục đích của nguyên tắc này có thể chỉ nhằm tới việc gìn giữ các công ty cổ phần đã được thành lập trong bối cảnh chiến tranh. Hội đồng quản trị đầu tiên của công ty cổ phần được đại hội đồng sáng lập công ty cổ phần cử ra, và sau đó thuộc thẩm quyền của đại hội đồng thường niên, tuy nhiên nhiệm kỳ không quá sáu năm, trường hợp được ghi vào điều lệ thành lập thì không quá ba năm đối với hội đồng quản trị đầu tiên. Hội đồng quản trị bầu ra một chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành công ty. Vị này cũng có thể bổ nhiệm một người trong hay ngoài hội đồng quản trị làm tổng giám đốc dưới quyền mình. Ngoài ra không ai được xem là người điều hành công ty. Bộ luật này cấm một người đồng thời chủ tịch tại hai công ty và vừa làm chủ tịch một công ty lại làm thành viên hội đồng quản trị của quá sáu công ty. Các qui định này cho thấy sự ảnh hưởng của mô hình quản trị công ty cổ phần của Pháp. Điều thứ 306
24
của bộ luật này có qui định kiểm soát các giao dịch có khả năng tư lợi bằng cách không cho phép công ty ký kết hợp đồng với bất kỳ thành viên hội đồng quản trị nào của mình mà không được phép của hội đồng quản trị. Đây là giải pháp đã được ghi nhận vào các đạo luật về công ty sau này ở giai đoạn hai và giai đoạn ba của sự phát triển mô hình quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam.
Bộ luật này có qui định về ủy viên hoặc các ủy viên kiểm toán trong công ty cổ phần. Tuy nhiên số lượng không quá ba người. Ủy viên kiểm toán đầu tiên do đại hội đồng cổ đông sáng lập lựa chọn. Sau đó mỗi đại hội đồng cổ đông thường niên lại cử ủy viên kiểm toán. Đối với các công ty cổ phần niêm yết, công ty phải lựa chọn ít nhất một ủy viên kiểm toán trong danh sách được niêm yết tại tòa thượng thẩm nơi có trụ sở chính của công ty. Các thành viên hội đồng quản trị và ủy viên kiểm toán là những người thụ ủy của công ty và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện công việc do công ty ủy quyền.
Đây chính là mô hình quản trị song lớp và đề cao vai trò của chủ tịch kiêm tổng giám đốc của công ty cổ phần theo mô hình Pháp và đã được du nhập vào luật lệ trước đó ở Việt Nam.