C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn
5. Hướng dẫn học bà
- học bài cũ. Trả lời câu hỏi SGK
- Hệ thống lại những biến động lích sử lớn của Thăng Long – Hà Nội từ thời Lý-Trần đến thời Lê - Trịnh
- Nhận xét vềThăng Long qua các thời kỳ
TIẾT 61 BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
HS củng cố lại vững chắc những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống. Giáo viên kiểm tra được mức độ nắm kiến thức của HS.
2. Năng lực
- Rèn luyện tốt hơn kỹ năng học tập bộ môn: nhận thức vấn đề lịch sử, nhân vật lịch sử, khả năng suy đoán tình huống , khả năng ứng xử, giao tiếp, khả năng thuyết trình
3. Phẩm chất
- Rèn luyện tính chăm chỉ, trung thực cho HS II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN.
Kịch bản trò chơi tương tự trò chơi đường lên đỉnh Olimpia. Bảng phụ ghi ô chữ vượt chướng ngại vật.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY..: Gv giới thiệu nội dung . IV/. Phương án trò chơi lịch sử thực hiện ở lớp 7.B. C
GV thông báo thể lệ cuộc thi : Cuộc thi sẽ chia làm 4 phần: Phần 1: Khởi động.(5’)
Phần 2: vượt chướng ngại vật (5’) Phần3 :Tăng tốc (5’)
Phần 4: về đích (20’)
*GV Chia lớp thành 4 đội: Mỗi đội chơi sẽ cử 2 đại diện để tham gia chơi trực tiếp. Những người còn lại của đội sẽ viết đáp án vào phiếu tham gia cuối buổi chơi đội nào có nhiều câu trả lời đúng sẽ là đội thắng cuộc..
* Bầu Ban thứ kí và 4 người vào BGK ( là những HS có thành tích học tập tốt) GV thông báo thể lệ phần thi thứ nhất
Phần khởi động .: có 20 câu hỏi cho cả 4 đội mỗi đội sẽ trả lời 5 câu trong vòng 1 phút. Mỗi câu đúng sẽ được 10 điểm . nếu quá 1’ không trả lời hết quyền trả lời sẽ thuộc về đội tiếp theo.Những câu mà đội chơi không trả lời được đội khác trả lời sẽ chỉ dành được 5 điểm .
Phần thứ nhất : Khởi động (1’ cho mỗi đội )
Đội 1 :
Câu 1:tên ông Vua được mệnh danh là Vua Quỷ?-Lê Uy Mục. Câu 2:Ai là người lập nên nhà Mạc năm 1527?-Mạc Đăng Dung
Câu3: Chiến tranh giữa nhà Mạc và nhà Lê gọi là chiến tranh…………. TL: Nam –Bắc triều.
Câu 4 : chiến thắng đầu tiên của quân Tây Sơn trong việc chống lại chính quyền phong kiến Đàng trong?- Hạ thành Quy Nhơn.
Câu 5:chính sách ngoại giao của Quang Trung có gì đặc biệt?
TL: Vừa mềm dẻo để giữ hoà hảo vừa cứng rắn để bảo vệ độc lập chủ quyền.
Đội 2:
Câu 1: Vua nào được mệnh danh là Vua Lợn?-Lê Tương Dực.
Câu 2 : Ranh giới chia cắt nước ta trong chiến tranh Trịnh –Nguyễn? TL: Sông Gianh.
Câu3: điền từ còn thiếu vào câu ca sau:
chiều chiều én liệng truông Mây.
Cảm thương chàng ……..bị vây trong thành. Câu 4:Quân Tây Sơn đánh ra Bắc mấy lần ? - 3 lần Câu 5:Đông Định Vương là tước hiệu của ai?- Nguyễn Lữ.
Đội 3 :
Câu 1:Ai được xem là quyền thần lộng hành ngang ngược ở xứ đàng trong? TL: Trương Phúc Loan.
Câu 2:triều đại nào hệ thống giáo dục mở rộng xuống tận làng xã?- TL:Triều Tây Sơn
Câu 3:Theo dự định Nguyễn Huệ sẽ lấy vùng đất nào làm kinh đô?- Phượng Hoàng –Trung Đô ở Nghệ An.
Câu 4:Nhân vật giúp Nguyễn Huệ ra Bắc Hà thành công lần thứ nhất? TL: Nguyễn Hữu Chỉnh.
Câu5: Quân Xiêm sợ Tây Sơn như Sợ ……? – TL :Cọp
Đội 4:
Câu 1: Quận He là tên gọi của nhân vật nào?-Nguyễn Hữu Cầu
Câu 2: Tên của Bộ truyên Nôm dài 8000 câu ?- Thiên Nam Ngữ Lục. Câu 3: Trạng Trình ,Trạng Sấm là tên gọi của ai?
TL:Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 4 : Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến
Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh .” là nói về việc quân Tây Sơn đang tiến về đâu?-
Vào Thăng Long
Câu 5:Quân Thanh tiến vào nước ta theo mấy đạo? – 5 đạo.