Công ty TNHH MTV do nhà nƣớc làm chủ sở hữu qua hoạt động thoái vốn ngoài ngành
Sau khi xuất hiện những thất thoát tài sản nghiêm trọng tại nhiều Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu từ đầu năm 2009, mối quan tâm tới các chính sách phục hồi kinh tế nhằm kiểm soát, quản lý chặt chẽ hơn tài sản Nhà nước đầu tư vào khu vực DNNN ngày càng gia tăng đáng kể. Xác định được vai trò, ý nghĩa của thoái vốn đối với công cuộc quản lý, sử dụng vốn trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu nên Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ban ngành đã xác định thoái vốn ngoài ngành là vấn đề mắt xích quan trọng đầu tiên của đề án tái cơ cấu DNNN cần được triển khai quyết liệt. Thoái vốn ngoài ngành là mục tiêu trọng tâm mà các DNNN đang nỗ lực hướng tới trên con đường làm trong sạch hóa nền tài chính vốn đang còn tồn tại rất nhiều bất cập hiện nay. Tuy nhiên, trước những khó khăn chung của nền kinh tế thị trường với những lỗ hổng, thiếu sót của hệ thống pháp luật, cùng với nguồn vốn tài sản khổng lồ bị đầu tư dàn trải thất thoát một cách khó kiểm soát, DNNN thực sự gặp rất nhiều những vướng mắc trong thoái vốn ngoài ngành, làm chậm lại tiến độ tái cơ cấu DNNN đã được vạch ra từ lâu. Vậy cần có những định hướng đúng đắn làm kim chỉ nam cho hoạt động
56
thoái vốn ngoài ngành nói riêng và quản lý, sử dụng vốn trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu nói chung.
Luận văn xin được đề xuất năm định hướng quan trọng góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý, sử dụng vốn trong Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu qua thực tiễn thoái vốn ngoài ngành. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, định hướng “Thoái vốn và thu hẹp khu vực DNNN cần phải là tâm điểm quan trọng nhất trong chính sách tái cấu trúc nền kinh tế”.
Trong Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN”, có thể thấy các nội dung xuyên suốt chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, tái cấu trúc các TĐ và DNNN bao gồm:
+ Thoái vốn: sớm chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải ngoài ngành và hoàn thành việc thoái vốn Nhà nước tại các DNNN.
+ Quản trị tiên tiến: áp dụng chế độ quản trị tiên tiến phù hợp với kinh tế thị trường và thực hiện chế độ kiểm toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch trên cơ sở mở rộng diện niêm yết trên thị trường chứng khoán.
+ Minh bạch chức năng điều tiết chính sách: chức năng hỗ trợ điều tiết vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội của doanh nghiệp phải được đổi mới và thay thế bằng cơ chế đặt hàng của Nhà nước, được hạch toán theo cơ chế thị trường.
+ Kết thúc thí điểm TĐ: kết thúc việc thực hiện chủ trương thí điểm TĐKT Nhà nước, xem xét chuyển một số TĐKT Nhà nước thành TCT. Các TĐ, TCT Nhà nước lớn phải được cơ cấu lại; được kiểm toán hàng năm; tăng cường vai trò và sự giám sát, kiểm tra của đại diện chủ sở hữu Nhà nước, nhất
57
là trong việc phê duyệt điều lệ, quyết định chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.
+ Thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước: trước mắt, tập trung soát xét, điều chỉnh sự phân cấp, phân công giữa Chính phủ và các Bộ, ngành, chính quyền các địa phương trong việc thực hiện chức năng của cơ quan đại diện chủ sở hữu DNNN cấp trên của Hội đồng thành viên mà không trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong các nội dung trên, thoái vốn ngoài ngành là trọng tâm lớn nhất. Theo đó các Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu phải xác định cụ thể ngành cốt lõi và các ngành hỗ trợ liên quan, tập trung vào ngành chính, thoái vốn từ các ngành kinh doanh không liên quan, nhất là phải thoái vốn đầu tư ở các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bất động sản, bảo hiểm. Tiếp tục lên danh sách, lập các tiêu chí phân loại DNNN, Chính phủ Việt Nam công bố chính sách rõ ràng về sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp. Trong đó các DNNN độc quyền 100% vốn Nhà nước sẽ ngày càng thu hẹp. Trong các lĩnh vực còn lại, Chính phủ Việt Nam cần tuyên bố cho phép đa sở hữu, sở hữu Nhà nước trong doanh nghiệp có thể bán dần hoặc được bán toàn bộ cho khu vực tư nhân, xã hội hóa từng phần, hay thậm chí là tư nhân hóa 100% đều được phép tùy theo những ngành nghề kinh doanh mà khu vực tư nhân có thể tham gia, chấp nhận cạnh tranh và mở cửa nền kinh tế, mở đường cho sự tham giá rộng rãi của khu vực kinh tế tư nhân.
- Thứ hai, muốn làm được một Chương trình thoái vốn quy mô lớn thực sự thì định hướng thứ hai là phải cần tới sự đồng thuận chính trị mạnh mẽ, những tiền đề thể chế và pháp luật hết sức chắc chắn. Sự đồng thuận chính trị
58
sẽ là động lực để tạo ra các định hướng chủ trương của Đảng, Nhà nước. Những định hướng đó là kim chỉ nam dẫn đường cho một công cuộc thoái vốn nói riêng và tái cơ cấu kinh tế nói chung diễn ra đúng hướng. Từ những chủ trương đường lối đó, một cuộc cách mạng về chính sách, pháp luật mới được thực thi bởi các cơ quan của Chính phủ nhằm cụ thể hóa tư tưởng đường lối của Đảng. Pháp luật đóng vai trò như một hành lang để các định hướng của Đảng, Nhà nước chạy dọc hành lang ấy và đi vào cuộc sống. Cũng như vậy, định hướng thoái vốn, tái cơ cấu DNNN của Đảng chỉ được thực thi đi vào cuộc sống thông qua hành lang pháp luật. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật một cách thận trọng là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc thoái vốn ngoài ngành.
Việt Nam cần định hướng xây dựng một thể chế ở tầm quốc gia phù hợp với chức năng giám sát những chương trình thoái vốn quy mô lớn. Cần xác lập được đồng thuận chính trị để thoái vốn quy mô lớn ngay từ bây giờ, với lộ trình xây dựng thể chế và pháp luật một cách nỗ lực nhất, các khung khổ pháp luật cần thiết sớm nhất cũng chỉ được hoàn tất vào cuối năm 2015. Như vậy, việc thoái vốn với quy mô lớn trên thực tế sớm nhất cũng chỉ có thể thực hiện được từ đầu năm 2016. Tóm lại, năm 2015 phải là năm cần tới những nỗ lực to lớn để xây dựng đồng thuận chính trị cho một chương trình thoái vốn quy mô lớn và thu hẹp khu vực doanh nghiệp . Đây sẽ là một chương trình đa mục tiêu, thực sự có thể góp phần tái cấu trúc nền kinh tế theo những định hướng của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chỉ khi có đồng thuận và quyết tâm chính trị cao, những tiền đề thể chế và pháp luật cho việc thoái vốn từ các TĐ và DNNN mà Nhà nước giữ cổ phần mới có thể hình thành.
59
- Thứ ba, tăng cường sự giám sát chặt chẽ bởi Quốc hội và toàn thể xã hội.
Nếu xét rằng vốn tại TĐ và DNNN là một phần rất lớn tạo nên sở hữu toàn dân, người sở hữu cuối cùng thực ra là 90 triệu dân, suy cho cùng là 90 triệu các đồng sở hữu của khối sở hữu toàn dân. Vì thế nhân dân cần có tiếng nói trong quá trình tư nhân hóa khối tài sản khổng lồ này. Quốc hội và các cơ quan dân cử địa phương với chức năng đại diện cho 90 triệu dân, cần thể hiện quyền lực của mình trong việc xem xét, chấp thuận, tạo ra hành lang pháp lý giám sát chặt chẽ hơn quá trình thoái vốn, cổ phần hóa hay thu hẹp khu vực DNNN.
- Thứ tư, áp dụng chuẩn mực, thông lệ trên quốc tế phù hợp với quản trị Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, nhất là các chủ trương tái cơ cấu DNNN của Đảng và tầm nhìn của Chính phủ đều định hướng áp đặt nguyên tắc của quản trị công ty hiện đại theo thông lệ quốc tế vào các Công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu. Trong đó một số chuẩn mực và thông lệ quốc tế trong quản trị công ty tiến bộ mà chúng ta cần học hỏi, áp dụng có chọn lọc để khắc phục những bất cập của hệ thống quản trị công ty hiện nay. Ví dụ như thực hiện tập trung quyền sở hữu vốn tại TĐ và DNNN vào một số đầu mối; phân tách các chức năng sở hữu, quản trị và điều hành; minh bạch thông tin. Có như vậy mới tạo hiệu quả cho việc quản lý, sử dụng tốt nguồn vốn Nhà nước đầu tư vào các công ty này.
- Định hướng cuối cùng đó là chấm dứt thí điểm mô hình TĐ, thiết lập một cơ chế đại diện quyền sở hữu vốn của Nhà nước một cách tập trung, hợp nhất, tránh phân tán, cát cứ; minh bạch chức năng điều tiết chính sách của cơ
60
quan Nhà nước và sở hữu tại doanh nghiệp, từ đó buộc các DNNN phải cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác dưới sức ép của thị trường. Định hướng này không hoàn toàn mới mà lặp lại các mục tiêu Việt nam đã trì hoãn thực hiện hoặc thực hiện không triệt để trong những năm qua.