VỐN NGOÀI NGÀNH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý, sử dụng vốn trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu qua thực tiễn thoái vốn ngoài ngành (Trang 39 - 48)

2.1.Thực trạng về đầu tƣ ngoài ngành ở Công ty TNHH MTV do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu

Như Chương 1 đã làm rõ một trong những nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng đầu tư ngoài ngành diễn ra vượt tầm kiểm soát là do cơ chế pháp luật về đầu tư và cơ chế quản lý còn chưa thực sự hợp lý, chặt chẽ.

-Thứ nhất, chậm xây dựng một hệ thống tiêu chí an toàn về mặt tài chính trong hoạt động sản xuất- kinh doanh, đầu tư. Trước khi ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009, không có văn bản pháp luật nào quy định về hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn và điều kiện được đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, quỹ đầu tư. Hệ quả là nhiều TĐ, TCT đi vay hoặc chiếm dụng vốn quá lớn so với vốn chủ sở hữu để đầu tư quá nhiều vào các lĩnh vực rủi ro.

Cụ thể minh họa bằng những số liệu thực tiễn sau:

Theo Báo cáo số 336/BC-CP của Chính phủ gửi Quốc Hội về Thực trạng hoạt động của TĐ, TCT Nhà nước giai đoạn 2006 -2010 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2011 – 2015:

“Giá trị các khoản đầu tư vào chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư, ngân hàng là: Năm 2006 (6.114 tỷ đồng); Năm 2007(14.441 tỳ đồng). Năm 2008 là 19.840 tỷ đồng, Năm 2009 (14.991 tỷ đồng). Trong đó:

34 Đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán:

Đến cuối năm 2010, các TĐ, TCT đầu tư 3.576 tỷ đồng vào lĩnh vực chứng khoán; năm 2009 là 986 tỷ đồng, năm 2008 là 1.697 tỷ đồng; năm 2007 là 1.328 tỷ đồng và năm 2006 là 707 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản như sau:

STT Chỉ tiêu

Tỉ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Vốn chủ sở hữu 0,22 0,32 0,35 0,18

2 Tổng tài sản 0,09 0,13 0,14 0,07

Bảng 2.1. Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm:

Đến cuối năm 2009 là 1.578 tỷ đồng; năm 2008 là 3.007 tỷ đồng; năm 2007 là 2.655 tỷ đồng và năm 2006 là 758 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản như sau:

STT Chỉ tiêu

Tỉ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Vốn chủ sở hữu 0,24 0,65 0,62 0,28

2 Tổng tài sản 0,10 0,26 0,25 0,11

Bảng 2.2. Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

35

Đến cuối năm 2009 là 2.999 tỷ đồng; năm 2007 là 1.451 tỷ đồng và năm 2006 là 211 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản như sau:

STT Chỉ tiêu

Tỉ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Vốn chủ sở hữu 0,19 0,26 0,29 0,13

2 Tổng tài sản 0,08 0,10 0,12 0,05

Bảng 2.3. Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản

Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng:

Đến cuối năm 2009 là 8.734 tỷ đồng; năm 2008 là 11.427 tỷ đồng; năm 2007 là 7.977 tỷ đồng và năm 2006 là 3.838 tỷ đồng.

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản như sau:

STT Chỉ tiêu

Tỉ lệ % đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán so với các chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Vốn chủ sở hữu 1,21 1,94 2,36 1,57

2 Tổng tài sản 0,10 0,79 0,95 0,60

Bảng 2.4. Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản [27]

Như vậy từ số liệu trên, ta thấy, trước năm 2009, số vốn đầu tư ngoài ngành đều tăng qua mỗi năm, duy chỉ bước sang năm 2009, khi xuất hiện các quy định về hệ số an toàn vốn, tỷ lệ vốn và điều kiện được đầu tư thì các công ty đã có sự tiết chế trong đầu tư ngoài ngành.

36

-Thứ hai, Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 quy định tất cả các Công ty Nhà nước chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc Công ty Cổ phần trong 4 năm kể từ khi Luật có hiệu lực. Sau 2010, các công ty Nhà nước về cơ bản đã chuyển đổi song nhìn chung, pháp luật còn thiếu vắng các quy định về phân công, phân cấp quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, các thành viên công ty trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn được giao, trách nhiệm tổ chức, cá nhân khi để xảy ra thất thoát nhất là trong giai đoạn xu hướng đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, bất cập này cũng khiến các khoản đầu tư ngoài ngành của các công ty tăng mạnh.

Cụ thể:

Tính đến 31/12/2011, các Công ty mẹ đã đầu tư vào các lĩnh vực: Chứng khoán, Quỹ đầu tư, Bảo hiểm, Ngân hàng, Bất động sản là 23.744 tỷ đồng, tăng 3.056 tỷ đồng (15%) so với năm 2010. Trong đó, đầu tư vào Quỹ đầu tư 675 tỷ đồng (tăng 12 tỷ đồng); đầu tư vào Bảo hiểm là 1.682 tỷ đồng (tăng 31 tỷ đồng); đầu tư vào Ngân hàng là 11.403 tỷ đồng (tăng 187 tỷ đồng); đầu tư vào Bất động sản là 9.286 tỷ đồng (tăng 2.840 tỷ đồng).

Giá trị tăng thêm trong năm 2011 nêu trên chủ yếu ở lĩnh vực Bất động sản: TCT Becamex Bình Dương (tăng 2.301 tỷ đồng); TĐ Viễn thông quân đội (tăng 142 tỷ đồng); TCT Trực thăng – BQP (tăng 176 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông Việt Nam (74 tỷ đồng); TCT Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (49 tỷ đồng); TĐ Bưu chính viễn thông (tăng 74 tỷ đồng); TĐ Sông Đà (tăng 69 tỷ đồng); TCT Thép (tăng 29 tỷ đồng); TCT Đường sắt Việt Nam (tăng 18 tỷ đồng); TCT Thái Sơn (tăng 16 tỷ đồng); TCT Xăng dầu Việt Nam

37

(tăng 14 tỷ đồng); TĐ Dầu khí Quốc gia Việt Nam (tăng 6 tỷ đồng); TCT Hàng không Việt Nam (tăng 3 tỷ đồng).

Tổng giá trị các khoản đầu tư nêu trên nếu xét trên báo cáo hợp nhất của TĐ,TCT chỉ chiếm 3,3% vốn chủ sở hữu (1,1% tổng tài sản), nhưng xét trên báo cáo của Công ty mẹ chiếm 3,5% vốn chủ sở hữu (1,8% tổng tài sản). Năm 2011, giá trị các khoản đầu tư chủ yếu do tăng vốn điều lệ ở doanh nghiệp góp vốn theo hình thức: chia cổ tức bằng cổ phiếu, thưởng cổ phiếu và cho các cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phần phát hành thêm, nên cơ bản giá trị đầu tư tăng nhưng tỷ lệ vốn góp không thay đổi.[28].

-Thứ ba, kể từ khi Nghị định số 99/2012/ NĐ-CP Về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, tình hình đầu tư ngoài ngành có xu hướng giảm bởi pháp luật đã có những quy định cụ thể trong việc phân rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân đối với việc quản lý, sử dụng vốn trong doanh nghiệp nhà nước. Cụ thể là đối với chủ sở hữu Nhà nước bao gồm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, những người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại công ty bao gồm Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty.

Kết quả đầu tư ngoài ngành có xu hướng giảm, thể hiện qua các con số sau:

Năm 2012:

Giá trị đầu tư vào chứng khoán của các Công ty mẹ năm 2012 là 1.106 tỷ đồng, giảm so với năm 2011 là 72 tỷ đồng (năm 2011 là 696 tỷ đồng).

38

Tỷ lệ đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán năm 2012 so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,13%, 0,07%.

Giá trị đầu tư vào Quỹ đầu tư của các Công ty mẹ năm 2012 là 523 tỷ đồng, giảm 24% so với năm 2011 (trước đó tính đến 31/13/2011 là 675 tỷ đồng). Tỷ lệ đầu tư vào Quỹ đầu tư năm 2012 so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,06% và 0,03%.

Giá trị đầu tư vào lĩnh vực bảo hiểm của các Công ty mẹ năm 2012 là 1.413 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2011, năm 2011 là 1.682 tỷ đồng. Tỷ lệ đầu tư vào Quỹ đầu tư năm 2012 so với vốn chủ sở hữu và tổng tài sản chiếm tỷ trọng lần lượt là 0,16% và 0,09%.[30].

-Thứ tư, Vinashin rơi vào tình trạng thua lỗ nặng chứng tỏ pháp luật điều chỉnh công tác giám sát chưa hiệu quả. Nếu cơ chế thanh tra, giám sát giữa các cấp có hiệu lực cao hơn và được tiến hành thường xuyên hơn, công tác phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm toán được làm tốt hơn thì những sai phạm trong đầu tư ngoài ngành đã được phát hiện sớm và ngăn chặn.

Trước khi có Nghị định 61/2013/ NĐ-CP về việc ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn Nhà nước thì pháp luật đã có Nghị định số 09/2009/ NĐ-CP ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác có quy định Hội đồng quản trị trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt phương án đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên thực tế chủ sở hữu không nắm bắt được các dự án đầu tư mà các thành viên tiến hành đầu tư như Phó Chủ

39

nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn lúc bấy giờ cho rằng “Vinashin phát triển thế nào, mua sắm những gì cả Bộ GTVT và Chính phủ đều không biết. Chỉ khi xong rồi mới báo cáo”. [29]

-Thứ năm, pháp luật cũng chưa chưa tách biệt triệt để chức năng thực hiện các quyền của chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính Nhà nước dẫn đến tình trạng chồng chéo, thiếu minh bạch về vai trò, chức năng của cơ quan Nhà nước.Sự thiếu tách bạch và minh bạch này tạo cơ chế lỏng lẻo, thiếu hiệu lực trong giám sát và xử lý hoạt động của Vinashin, cả Chính phủ, một số bộ, ngành và ngay chính hội đồng quản trị Vinashin cũng được giao thực hiện một số quyền của chủ sở hữu. Pháp luật cũng cho phép Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Tổng Giám đốc như trường hợp của Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình vừa là người ký các hợp đồng đầu tư vừa là người thực hiện các dự án đầu tư đó. Chính điều này đã dẫn tới hoạt động đầu tư ngoài ngành ở Vinashin phát triển mạnh mẽ, không thể kiểm soát được.

Cụ thể Vinashin đã đầu tư ở các lĩnh vực như đóng tàu, vận tải biển, cảng biến tới sản xuất thép, xi măng, bia, dịch vụ hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, nhập khẩu ôtô - xe máy, hoạt động tài chính, ngân hàng, dịch vụ khách sạn, đầu tư kinh doanh nhà, xây dựng dân dụng, khu đô thị, nhà ở, lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, sản xuất bia rượu, nước giải khát, dịch vụ vui chơi giải trí...

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 của Vinashin, tổng tài sản Tập đoàn này có trên 95.000 tỷ đồng, trong đó trên 85.000 tỷ đồng là nợ phải trả. Tuy nhiên, TTCP đã chỉ ra báo cáo này không phản ánh sát thực về nguồn vốn và tài sản, đặc biệt là số nợ phải trả của Tập đoàn do còn thiếu 34

40

đơn vị thành viên chưa hợp nhất, nhiều yếu tố công nợ và giao dịch nội bộ chưa được loại trừ. Thực tế, số nợ phải trả của Tập đoàn là 96,7 nghìn tỷ đồng, lớn hơn số báo cáo của Tập đoàn 11.053 tỷ đồng và cao hơn số nợ đã qua kiểm toán 71 tỷ đồng. Theo kết quả kiểm toán, số lỗ của Tập đoàn là 1.682,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, TTCP xác đinh thực chất số lỗ lũy kế là 4.985,16 tỷ đồng. Ngoài ra, còn 2.787 tỷ đồng lỗ tiềm tàng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hợp đồng đóng tàu đã bị hủy; 4.688,09 tỷ đồng là các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định bên phải trả và 1.035 tỷ đồng bị phạt và trả lãi cho các chủ tàu. Như vậy, thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của Vinashin là dựa hoàn toàn vào vốn vay, với mức huy động gấp hơn 11 lần vốn chủ sở hữu. Từ năm 2006, Vinashin luôn ở trong tình trạng tỷ lệ nợ cao bất thường, trên 94% trong khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu luôn ở mức thấp bất thường. Trong tổng số nợ quá hạn nêu trên, ngoài những khoản nợ trái phiếu quốc tế chưa đến hạn trả gốc là 1,05 tỷ USD. Nhiều khoản nợ của Tập đoàn luôn trong tình trạng quá hạn, vay khoản nọ để trả khoản kia. Tình hình tài chính mất cân đối của Vinashin ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong nước, ảnh hưởng đến tín nhiệm của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế và nếu không có hỗ trợ của Chính phủ thì tất yếu phải tuyên bố phá sản.[31]

-Thứ sáu, các quy định trước đây cấm không được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp có mối quan hệ ruột thịt, họ hàng với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc (Phó Tổng giám đốc), Giám đốc (Phó Giám đốc) và kế toán trưởng doanh nghiệp đầu tư tuy nhiên vẫn chưa

41

đầy đủ. Vì thế chính sự thiếu vắng này đã dẫn đến tình trạng Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Phạm Thanh Bình lạm dụng quyền hạn, bổ nhiệm người thân trong gia đình đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong Tập đoàn.

Cụ thể, con trai ông Bình là Phạm Bình Minh (sinh năm 1980), chỉ trong vòng 5 năm liên tiếp được thăng chức, từ một nhân viên tập sự trở thành Viện phó Viện Khoa học công nghệ tàu thủy, kiêm Giám đốc Trung tâm Thử nghiệm và kiểm định tàu thủy. Ngay trong năm 2009, ông Bình đã ký quyết định bổ nhiệm con trai mình đến ba lần: ngày 27 tháng 3, bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tư vấn thiết kế công nghiệp; ngày 16 tháng 7, bổ nhiệm kiêm chức Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm thuộc Viện Khoa học công nghệ tàu thủy; ngày 22 tháng 12, bổ nhiệm kiêm Phó tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất. Việc bổ nhiệm con trai kiêm nhiệm các chức vụ trên, ông Bình không hề thông qua ý kiến Ban thường vụ Đảng ủy Tập đoàn và Nghị quyết của Hội đồng quản trị. Em ruột ông Bình là ông Phạm Thanh Phong, tốt nghiệp tại chức Đại học Xây dựng năm 2000, khi về công tác tại Vinashin, được ông Bình cất nhắc dần lên giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin. Sau khi được cử làm đại diện góp vốn của Tập đoàn cho Công ty Cổ phần Vinashin - Tư vấn đầu tư, ông Bình bổ nhiệm em trai mình giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc. Em vợ ông Bình, bà Phạm Thu Hằng, từ 1996-2004, được bổ nhiệm làm Trưởng văn phòng đại diện của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam tại Nga. Từ 2004 đến nay làm Phó, rồi Trưởng ban Kinh doanh đối ngoại của Tập đoàn. Ông Bình chuyển

42

vốn nhà nước trong Tập đoàn để cho người trong gia đình mình đứng tên làm đại diện như con trai Phạm Bình Minh được cử làm đại diện 10% vốn của Tập đoàn Vinashin trong Công ty Cổ phần kỹ thuật đóng tàu Vinashin, hoặc em trai Phạm Thanh Phong được cử làm đại diện 51% vốn của Tập đoàn Vinashin và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin tại Công ty cổ phần Vinashin - Tư vấn đầu tư.” [32]

Do vậy để khắc phục tình trạng trên, đến Luật Quản lý, sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đã bổ sung thêm các mối quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về quản lý, sử dụng vốn trong Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu qua thực tiễn thoái vốn ngoài ngành (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)