Chế độ lọc thường

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HEVC : MÃ HÓA VIDEO HEVC (Trang 49 - 51)

Khi chế độ lọc giải khối thường được sử dụng, các điều kiện sau được đánh giá để quyết định bao nhiêu mẫu sẽ được điều chỉnh tại mỗi phía đường biên khối. Điều kiện (2.11) xác định có bao nhiêu mẫu từ biên khối được điều chỉnh tại khối P, trong khi điều kiện (2.12) xác định có bao nhiêu mẫu được điều chỉnh tại khối Q. Các quyết định sử dụng cùng một nguyên tắc như nhau. Tín hiệu tại các phía đường biên khối càng mịn thì càng nhiều quá trình lọc được áp dụng.

|p2,0 – 2p1,0 + p0,0| + |p2,3 – 2p1,3 + p0,3| < 3 / 16

(2.11) |q2,0 – 2q1,0 + q0,0| + |q2,3 – 2q1,3 + q0,3| < 3 / 16

(2.12)

Nếu (2.11) đúng, hai mẫu từ biên khối được điều chỉnh ở khối P, nếu không thì một mẫu được điều chỉnh. Nếu (2.12) đúng, hai mẫu từ biên khối được điều chỉnh ở khối Q, nếu không thì một mẫu được điều chỉnh. Các quyết định được tạo ra cho mỗi phía của đường biên khối một cách độc lập, tức là một mẫu có thể được lọc trên một phía đường biên khối, và hai mẫu trên phía còn lại.

Khi điều kiện (2.8) đúng cho các phân đoạn bốn mẫu của đường biên khối, thao tác lọc giải khối sau đó sẽ được áp dụng cho mỗi trong bốn dòng ngang qua đường biên khối. Do điều kiện (2.8) được đánh là là đúng cho tín

hiệu mà tạo thành độ dốc hoàn hảo đi qua đường biên khối (như là một sự thay đổi từ từ trong thành phần luma), giải khối trong chế độ lọc thường được thiết kế để không điều chỉnh độ dốc. Các giá trị mẫu đã lọc p0’ và q0’ (chỉ số hàng j bị bỏ qua cho ngắn gọn) được xác định bằng cách cộng hoặc trừ một giá trị bù 0 tới mỗi giá trị mẫu:

p0’ = p0 + 0 (2.13)

q0’ = p0 – 0 (2.14)

với giá trị 0 nhận được từ

0 = Clip3(-tC, tC, ) (2.15)

với tC là tham số cắt phụ thuộc vào QP, và hàm Clip3(a, b, x) cắt biến x thành khoảng (a, b) tức là

Clip3(a, b, x) = Max(a, Min(b, x)) (2.16)

và được xác định bởi:

= (9 * (qo – p0) – 3 * (q1 – p1) + 8) >>4 (2.17)

Bỏ qua thao tác cắt, đáp ứng xung của bộ lọc là (3, 7, 9, -3)/16. Giá trị của có tỉ lệ với độ lệch tín hiệu tại các phía của biên khối từ một dốc và bằng 0 khi tín hiệu qua đường biên có dạng dốc hoàn hảo qua biên khối.

Lọc giải khối chỉ được áp dụng cho một dòng các mẫu qua biên khối nếu giá trị tuyệt đối của nhỏ hơn tC tức là:

|| < 10tC (2.18)

Biểu thức (2.18) đánh giá xem rằng sự gián đoạn tại biên khối giống với cạnh tự nhiên hay gây bởi một thành phần khối giả.

Nếu hai mẫu được điều chỉnh trong khối P, tức là điều kiện (2.9) đúng , mẫu p1 được điều chỉnh là:

p1’ = p1 + p1 (2.19)

q1’ = q1 + q1 (2.20)

với p1’ và q1’ là các giá trị mới của mẫu p1 và q1 tương ứng, và các giá trị

của p1, q1 nhận được như sau:

p1 = Clip3(-tC/2, tC/2, ((((p2 + p0 + 1) >> 1) – p1 + 0) >> 1)) (2.21) q1 = Clip3(-tC/2, tC/2, ((((q2 + q0 + 1) >> 1) – q1 – 0) >> 1)) (2.22)

Đáp ứng xung của bộ lọc là (8, 19, -1, 9, -3)/32 nếu hoạt động cắt được bỏ qua. Có thể thấy rằng, giá trị của độ bù nhận được trong (2.15) được sử dụng trong phép tính của p1 và q1. Các hoạt động lọc tại các vị trí p0, p1, q0

q1 không điều chỉnh tín hiệu có dạng dốc hoàn hảo qua biên khối.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HEVC : MÃ HÓA VIDEO HEVC (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w