CẤU TRÚC PHẦN CỨNG BỘ GIẢI MÃ VÀ MÃ HÓA HEVC 3.1 Cấu trúc phần cứng bộ giải mã

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HEVC : MÃ HÓA VIDEO HEVC (Trang 63 - 64)

3.1. Cấu trúc phần cứng bộ giải mã

HEVC xuất hiện một vài thách thức mới cho việc triển khai phần cứng bộ giải mã.. Một vài thách thức được liệt kê bên dưới [1]:

• Các kích thước đa dạng của các đơn vị cây mã hóa (CTU), đơn vị mã hóa (CU), đơn vị dự đoán (PU) và đơn vị biến đổi (TU)

• Khối biến đổi ngược phức tạp hơn đáng kể do các kích thước TU lớn và tính chính xác cao hơn của ma trận biến đổi.

• HEVC sử dụng bộ lọc nội suy luma 8 nút cho tham số chuyển động so với bộ lọc 6 nút trong H264. Điều đó làm tăng băng thông yêu cầu từ bộ đệm hình ảnh đã giải mã.

Kiến trúc bộ giải mã video phụ thuộc mạnh vào các tham số như thông lượng yêu cầu, nút công nghệ, ngân sách khu vực và công suất, giao diện điều khiển và giao diện dữ liệu tới thế giới bên ngoài và các công nghệ bộ nhớ sử dụng cho bộ đệm hình ảnh đã giải mã. Cùng các công nghệ sử dụng trong bộ giải mã H264, như trạng thái song song mức khung và nén khung tham chiếu, và các kĩ thuật VLSI cơ bản như kĩ thuật đường ống và điện áp động và lất tỉ lệ tần số, các bộ giải mã HEVC có thể đạt được lợi ích từ các kỹ thuật mang tính kiến trúc như [1]:

• Kĩ thuật đường ống với kích thước có thể thay đổi để giảm SRAM trên chip và xử lý các kích thước CTU khác nhau.

• Các bộ máy xử lý thống nhất cho dự đoán và biến đổi, để quản lý các kích thước với sự đa dạng lớn của PU và TU.

• Bộ nhớ cache bù chuyển động (MC) thông lượng cao để giải quyết việc tăng yêu cầu DRAM cho các bộ lọc nội suy dài hơn.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN HEVC : MÃ HÓA VIDEO HEVC (Trang 63 - 64)