Quản lý và tổ chức thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam (Trang 27)

Quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện đƣợc hiểu là sự tác động của các chủ thể quản lý vào đối tƣợng và khách thể quản lý trong các hoạt động ban hành văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện đối với BHXH tự nguyện trên thực tế, nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phƣơng pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế.

Ở nƣớc ta hiện nay, Nhà nƣớc thống nhất quản lý về BHXH tự nguyện, điều này đƣợc thể hiện thông qua các hoạt động sau:

Thứ nhất, chỉ có Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất đƣợc ban hành các chính

sách vĩ mô định hƣớng hoạt động BHXH tự nguyện trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong từng giai đoạn phát triển.

Thứ hai, Nhà nƣớc thông qua các cơ quan chức năng, xây dựng các văn

bản pháp luật về BHXH tự nguyện bao gồm các Luật, các Nghị định, các Thông tƣ hƣớng dẫn thi hành,... để thực hiện BHXH tự nguyện một cách thống nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia.

Thứ ba, định hƣớng các hoạt động BHXH tự nguyện, bao gồm: định

hƣớng chính sách, định hƣớng về mô hình tổ chức hệ thống BHXH tự nguyện, định hƣớng hoạt động Quỹ BHXH tự nguyện.

20

Thứ tư, bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động của BHXH tự nguyện nhằm đảm bảo an sinh xã hội, điều mà các loại hình bảo hiểm thƣơng mại không có.

Không chỉ thống nhất quản lý, ở Việt Nam Nhà nƣớc còn trực tiếp tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện thông quan việc thiết lập một hệ thống cơ quan thống nhất từ cấp trung ƣơng đến các địa phƣơng, bao gồm: Bộ Lao động Thƣơng binh xã hội quản lý chung, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Sở Lao động Thƣơng binh xã hội cấp tỉnh, Phòng Lao động Thƣơng binh xã hội cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các đại lý thu BHXH tự nguyện,... Công tác tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện thƣờng bao gồm những nội dung chủ yếu nhƣ hoạt động quản lý quá trình thực hiện thu – chi BHXH tự nguyện; Quản lý, sử dụng Quỹ BHXH tự nguyện theo quy định về tài chính, kế toán và thống kê; Quản lý sổ sách và quá trình giải quyết chế độ cho các đối tƣợng; Thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăng trƣởng Quỹ; Tổ chức giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo về việc thực hiện BHXH tự nguyện; Công tác thanh tra, kiểm tra; Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện,...

21

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

1. BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do ngƣời lao động tự nguyện tham gia, dựa trên sự tự do ý chí của họ và ngƣời tham gia có quyền lựa chọn mức phí, cách thức đóng phí phù hợp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và đƣợc hƣởng một số chế độ bảo hiểm nhất định.

2. BHXH tự nguyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngƣời lao động nói riêng và xã hội nói chung, góp phần phát triển bền vững các chế độ an sinh xã hội. Ở các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn BHXH bắt buộc chƣa bao quát hết các đối tƣợng tham gia nên pháp luật thƣờng quy định đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện là các lực lƣợng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế loại trừ các đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, ở hầu hết các nƣớc phát triển, những ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều có thể tham gia thêm loại hình BHXH tự nguyện để nâng cao quyền lợi, đặc biệt là chế độ hƣu trí bổ sung. Ở Việt Nam hiện nay, BHXH tự nguyện mới thực hiện hai chế độ là hƣu trí và tử tuất.

3. Pháp luật điều chỉnh về BHXH tự nguyện bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về đối tƣợng tham gia, các chế độ đƣợc hƣởng, Qũy BHXH tự nguyện; công tác quản lý và tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện; công tác thu chi, thanh tra kiểm tra,... tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong việc hình thành và phát triển loại hình BHXH này.

22

Chương 2

THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 2.1. Thực trạng quy định pháp luật Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ở Việt Nam, tham gia BHXH đƣợc xác định là nguyện vọng chính đáng của mọi ngƣời lao động, và nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện là rất lớn. Từ lâu các quy định về BHXH tự nguyện đã đƣợc manh nha hình thành từ trong các quy định về BHXH bắt buộc, cụ thể: Liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp Trung ƣơng đã ban hành Quyết định số 292/BCNLĐ ngày 15/11/1982 kèm theo Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với xã viên các hợp tác xã và các tổ hợp sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn đã vấp phải những khó khăn về quản lý, tổ chức thực hiện và nguồn chi trả và đến những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX thì loại hình BHXH này chấm dứt. Ngoài ra, tại một số địa phƣơng, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đã tạo dựng và thực hiện trong phạm vi địa phƣơng mình các quỹ mang tính chất BHXH theo nhiều hình thức khác nhau nhƣ: "Hội bảo thọ", "Quỹ hƣu nông dân" ở Hà Tây, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh với mục đích giúp đỡ ngƣời già, ngƣời gặp rủi ro về kinh tế [57]. Các hình thức xã hội này chỉ là hoạt động tự phát, sơ khai và thực hiện trong phạm vi hẹp, hiệu quả thấp.

Chế độ BHXH tự nguyện lần đầu đƣợc ghi nhận trong Bộ luật Lao động 1994:

Ngƣời lao động làm việc ở những nơi sử dụng dƣới 10 ngƣời lao động, hoặc làm những công việc thời hạn dƣới 3 tháng, theo thời vụ hoặc làm công việc có tính chất tạm thời khác, thì các khoản bảo hiểm xã hội đƣợc tính vào tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao

23

động trả để ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm (Điều 141, Bộ luật Lao động năm 1994).

Tiếp theo đó Bộ luật Lao động sửa đổi bổ sung năm 2002 lại quy định: Đối với ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 3 tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội đƣợc tính vào tiền lƣơng do ngƣời sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo về bảo hiểm... (Điều 141).

Sự ra đời chính thức của BHXH tự nguyện, đƣợc ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật đã tạo điều kiện cho những ngƣời lao động tự do đƣợc thực hiện quyền tham gia BHXH, đảm bảo sự công bằng giữa họ với những ngƣời có quan hệ lao động chính thức – là đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Đây là bƣớc tiến quan trọng nhằm từng bƣớc thực hiện mục tiêu “Bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động” nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội thông qua các chế độ an sinh xã hội.

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006 đã dành chƣơng IV (từ Điều 69 đến Điều 79), Mục 2 Chƣơng IV (từ Điều 98 đến Điều 101) và một số điều khoản có liên quan để quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 và đƣợc hƣớng dẫn thực hiện tại Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH tự nguyện và Thông tƣ số 02/2008/TT- BLĐTBXH hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 190/2007/NĐ- CP và Nghị định số 134/2008/NĐ-CP của Chính phủ điều chỉnh thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

24

Ngày 20 tháng 11 năm 2014, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong đó có những quy định mới ƣu việt hơn về BHXH tự nguyện, tuy nhiên luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016 nên các quy định mới chƣa có hiệu lực thi hành trên thực tế.

Nhƣ vậy, các quy định về BHXH tự nguyện đã đƣợc ghi nhận một cách đầy đủ và chi tiết trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo hành lang pháp lý cần và đủ cho việc thực hiện loại hình BHXH này. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 với những quy định mới nhƣ: Bỏ quy định tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện; Bỏ quy định về mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và thay bằng mức lƣơng cơ sở để phù hợp với khả năng tham gia của ngƣời dân; Bổ sung phƣơng thức đóng BHXH tự nguyện đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc một lần cho những năm còn thiếu để hƣởng chế độ BHXH tự nguyện; Quy định sự hỗ trợ về tài chính của Nhà nƣớc,... đƣợc các chuyên gia pháp lý đánh giá là tiến bộ và phù hợp thực tiễn hơn.

Để thấy đƣợc sự đổi mới trong các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện cũng nhƣ đánh giá thực trạng pháp luật hiện nay, chúng ta cùng nghiên cứu, phân tích các vấn đề của chế độ BHXH tự nguyện.

2.1.1. Đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật BHXH năm 2006 và Điều 2 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện thì ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dƣới 3 tháng; 2.Cán bộ không chuyên trách cấp xã; 3.Ngƣời

25

tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hƣởng tiền lƣơng, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã; 4.Ngƣời lao động tự tạo việc làm; 5.Ngƣời lao động làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó chƣa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần; 6. Ngƣời tham gia khác.

Đến Luật BHXH năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2016), chúng ta đã có những sửa đổi quan trọng về quy định đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, cụ thể tại khoản 4 Điều 2 quy định ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH bắt buộc. Nhƣ vậy Luật BHXH năm 2014 đã bỏ quy định về tuổi trần tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện cho những đối tƣợng đã hết tuổi lao động (Nam từ đủ 60 tuổi trở lên và Nữ từ đủ 55 tuổi trở lên) nhƣng có nhu cầu và đủ điều kiện đƣợc tham gia BHXH tự nguyện. Đây đƣợc đánh giá là điểm mới nổi bật và mang tính ƣu việt của Luật BHXH năm 2014, góp phần mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện. Và Bà Trần Thị Thuý Nga, Vụ trƣởng Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tại buổi tọa đàm về những điểm mới của Luật BHXH năm 2014 do Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội tổ chức diễn ra tại Hà Nội ngày 26/01/2014 đã nhận định: chính sách với đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện đã “mở” hơn trƣớc. Ngoài ra, pháp luật còn quy định về trƣờng hợp đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện mà trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc. Theo khoản 3 Điều 5 Luật BHXH năm 2006 thì “Người lao động vừa có thời gian đóng bảo

hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”. Theo khoản 3 Điều 5 Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực từ ngày

26

Ngƣời lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã đƣợc tính hƣởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Nhƣ vậy, cả Luật BHXH năm 2006 và Luật BHXH năm 2014 đều cho phép ngƣời lao động đã tham gia BHXH bắt buộc, nay không thuộc diện tham gia tiếp BHXH bắt buộc thì có thể lựa chọn việc tham gia BHXH tự nguyện để cộng nối thời gian đóng BHXH cho tới khi đủ điều kiện hƣởng hƣu trí theo luật định. Tuy nhiên, Luật BHXH năm 2014 đã quy định một cách cụ thể và chi tiết hơn về vấn đề “thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng

bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội”. Quy định này của pháp luật đã đáp ứng đƣợc nhu cầu cho đông đảo đội ngũ lao động làm việc ở cấp xã nhƣ: cán bộ đài truyền thanh, trạm y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình,... là đối tƣợng có thời gian đóng BHXH bắt buộc nhƣng lúc nghỉ công tác thƣờng chƣa đủ điều kiện hƣởng chế độ hƣu trí mà chỉ đƣợc hƣởng chế độ BHXH một lần.

Hiểu một cách đơn giản thì pháp luật Việt Nam quy định những ngƣời lao động không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc là đối tƣợng tham gia loại hình BHXH tự nguyện. Việc quy định đối tƣợng tham gia theo phƣơng pháp loại trừ là nhằm mục đích hƣớng tới bao trùm các đối tƣợng tham gia BHXH. Mặt khác, pháp luật cũng cho phép những ngƣời trƣớc đây đã tham gia BHXH bắt buộc nhƣng vì nhiều lý do khách quan nay không tham gia BHXH bắt buộc nữa đƣợc phép chuyển sang tham gia BHXH tự nguyện để cộng nối thời gian đóng BHXH, tạo điều kiện cho họ đƣợc hƣởng chế độ hƣu trí và tử tuất.

27

2.1.2. Về mức đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Luật BHXH năm 2006 quy định:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập ngƣời lao động lựa chọn đóng bảo hiểm xã hội; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội đƣợc thay đổi tuỳ theo khả năng của ngƣời lao động ở từng thời kỳ, nhƣng thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lƣơng tối thiểu chung (Khoản 1, Điều 100).

Nhƣ vậy mức đóng BHXH tự nguyện có sự khác biệt so với BHXH bắt buộc, cụ thể: mức đóng của BHXH bắt buộc đƣợc xác định trên cơ sở tiền công, tiền lƣơng của ngƣời lao động và không bị khống chế mức tối đa cũng nhƣ mức tối thiểu; Còn mức đóng BHXH tự nguyện đƣợc xác định trên cơ sở mức thu nhập do ngƣời lao động lựa chọn nhƣng phải nằm trong giới hạn, thấp nhất bằng mức lƣơng tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lƣơng tối thiểu chung.

Tuy căn cứ để xác định mức đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện là khác nhau, nhƣng công thức tính của hai loại hình này lại giống nhau, đều dựa trên tỷ lệ phần trăm đóng và mức tiền công/mức thu nhập. Tại Điều 26 Nghị định số 190/2007/NĐ-CP có quy định công thức tính mức đóng BHXH tự nguyện nhƣ sau: Mức đóng hàng tháng = Tỷ lệ phần trăm đóng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam (Trang 27)