Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật về BHXH

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam (Trang 80 - 83)

BHXH tự nguyện theo hướng đa dạng hóa các hình thức triển khai và phối hợp sự tham gia của nhiều tổ chức đoàn thể

Nhƣ chúng ta đã biết, một trong những nguyên nhân quan trọng khiến việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện thời gian qua chƣa thu đƣợc kết quả nhƣ mong đợi là do nhiều ngƣời lao động chƣa quan tâm hoặc không mong muốn tham gia. Đây là hệ quả của việc ngƣời lao động chƣa có kiến thức và sự hiểu biết cần thiết về BHXH tự nguyện, chƣa thấy lợi ích lâu dài của việc tham gia BHXH tự nguyện và chƣa tin tƣởng vào hệ thống BHXH tự nguyện. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là bên cạnh việc hoàn thiện các quy định về chế độ BHXH tự nguyện, chúng ta phải tăng cƣờng công tác tuyên truyền để ngƣời lao động hiểu rõ về chính sách, chế độ BHXH tự nguyện, lợi ích của nó, cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH để họ hiểu, tin tƣởng và tự nguyện tham gia.

Thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH tự nguyện đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm thực hiện, tuy nhiên hoạt động này vẫn cần đƣợc đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Đảm bảo chính sách BHXH tự nguyện đƣợc thông tin, tuyên truyền đến tất cả các đối tƣợng, ở các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân [8]. Để đạt đƣợc mục tiêu, chúng ta cần triển khai đồng bộ các hoạt động sau đây:

Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, đảm bảo tính đồng bộ khi triển khai, theo đó chúng ta có thể thực hiện:

-Tổ chức các lớp tập huấn về BHXH tự nguyện cho cán bộ làm công tác bảo hiểm, cho các đại lý thu bảo hiểm và cả các báo cáo viên thuộc hệ thống tuyên giáo cấp cơ sở để họ tuyên truyền lại cho ngƣời dân.

73

-Tổ chức lớp đào tạo kiến thức về BHXH tự nguyện cho các đối tƣợng tham gia.

-Thông qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các trang web về bảo hiểm,… để truyền thông và hƣớng dẫn đầy đủ các thông tin liên quan đến BHXH tự nguyện, trả lời thắc mắc của độc giả một cách nhanh chóng và chính xác.

-In ấn và phát hành các tờ rơi, banner, áp phích về BHXH tự nguyện. -Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền đến tay ngƣời lao động, nhất là ngƣời lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhƣ: Sổ tay Luật BHXH, tổ chức các hoạt động tuyên truyền miệng thông qua các buổi sinh hoạt tập thể tại các doanh nghiệp và ở các xã, phƣờng, thị trấn.

Thứ hai, phối hợp sự tham gia của nhiều tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, tạo hiệu ứng lan tỏa trong cộng đồng. Theo đó, ngoài cơ quan bảo hiểm là đơn vị có chức năng thực hiện tuyên truyền phổ biến pháp luật BHXH, cần kêu gọi sự tham gia của các tổ chức đoàn thể khác nhƣ: Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ, các nghiệp đoàn… Hoạt động tuyên truyền của các tổ chức này sẽ dễ dàng thuyết phục và tạo niềm tin cho ngƣời lao động, từ đó thay đổi nhận thức của họ về chế độ BHXH tự nguyện.

Thứ ba, phối hợp chƣơng trình BHXH tự nguyện với các chƣơng trình

mục tiêu khác nhƣ: chƣơng trình việc làm, chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, miền núi, ven biển… Điều kiện cơ bản nhất để ngƣời lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện là phải có việc làm với giá trị thu nhập cao, có tích lũy để có khả năng đóng phí BHXH tự nguyện. Do vậy, chiến lƣợc mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện phải gắn liền với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội khác. Các chƣơng trình này sẽ tập trung vào hỗ trợ ngƣời lao động khu vực phi chính thức học nghề, vay vốn tự tạo việc làm hoặc hỗ trợ tìm việc, xóa đói giảm nghèo.

74

3.3.2. Tạo mọi điều kiện để người lao động dễ dàng tiếp cận và tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện

Ngoài việc trang bị kiến thức, hiểu biết và xây dựng niềm tin ở ngƣời lao động, chúng ta cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho họ tiếp cận và tham gia chế độ BHXH tự nguyện. Đặc điểm của đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện là không nằm trong một tổ chức kinh tế có tƣ cách pháp nhân (doanh nghiệp), mà họ chủ yếu là làm việc trong các hộ gia đình, tập trung ở khu vực nông thôn, miền núi và trình độ dân trí thấp. Bởi vậy, nếu không tạo điều kiện thuận lợi cho đối tƣợng này thì khả năng tham gia là rất hạn chế.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện trƣớc hết cần thiết lập hệ thống đại lý BHXH tự nguyện ở các cấp xã, phƣờng. Hoạt động của các đại lý này rất quan trọng, bởi nó là đơn vị trực tiếp tiếp xúc với các đối tƣợng tham gia BHXH tự nguyện, kịp thời đáp ứng nhu cầu của ngƣời tham gia, hạn chế việc di chuyển để tìm hiểu thông, đóng phí hay làm các thủ tục để thụ hƣởng chế độ bảo hiểm của họ. Tuy nhiên, sự hình thành các đại lý bảo hiểm địa phƣơng cùng hệ thống cộng tác viên ở cơ sở sẽ kéo theo nhu cầu về kinh phí hoạt động. Hiện nay, việc thu chi Quỹ BHXH bắt buộc có quy định đơn vị BHXH tỉnh, huyện trực tiếp thực hiện sẽ đƣợc trích tỷ lệ phần trăm trên tổng mức thu, chi để chi cho các đại lý xã, phƣờng làm công tác thu, chi. Còn các quy định về thu Quỹ BHXH tự nguyện thì không có cơ chế để trích khoản kinh phí này, đây sẽ là lý do hạn chế sự hình thành và phát triển các đại lý BHXH tự nguyện ở địa phƣơng. Vì vậy, cần phải có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho việc mở rộng khai thác các đại lý, cộng tác viên cơ sở bằng cách tăng kinh phí bộ máy, trích từ lãi tăng trƣởng để bù đắp những chi phí quản lý, đi lại, chi đại lý…

Ngoài ra, cơ quan bảo hiểm cần phải thực hiện linh hoạt các chính sách, nhanh chóng trong việc cung cấp thông tin, giảm thiểu tối đa thủ tục giấy tờ

75

liên quan đến việc tham gia cũng nhƣ chi trả BHXH tự nguyện khi có phát sinh quyền lợi. Thời gian tới, cũng cần xem xét tới việc xây dựng hệ thống dữ liệu toàn quốc về BHXH để ngƣời tham gia có thể thực hiện việc đóng phí, thậm chí là thụ hƣởng chế độ ở bất kỳ cơ quan bảo hiểm nào chứ không nhất thiết tại nơi mình đăng ký tham gia ban đầu, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tham gia, đặc biệt là những đối tƣợng làm công tác đặc thù, thƣờng xuyên phải di chuyển.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thực trạng pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam (Trang 80 - 83)