Nhƣ vậy, BHXH tự nguyện bƣớc đầu đã đạt đƣợc những kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều hạn chế cần đƣợc khắc phục nhƣ: số lƣợng ngƣời tham gia thấp, nguồn thu Qũy BHXH tự nguyện còn rất ít, chi phí quản lý lớn,... dẫn tới việc thực hiện BHXH tự nguyện chƣa có hiệu quả. Chúng tƣ có thể nhìn nhận một số nguyên nhân cơ bản ảnh hƣởng tới việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện nhƣ sau:
Thứ nhất, do nhận thức về Bảo hiểm xã hội tự nguyện của bản thân người lao động còn hạn chế
Nhìn chung, ngƣời lao động chƣa có nhiều hiểu biết về BHXH nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng. Đặc biệt là những ngƣời thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện là nông dân, lao động tự do,... những ngƣời có trình độ thấp. Thêm vào đó, điều kiện để tiếp cận các kiến thức, thông tin về BHXH tự nguyện hiện nay còn hạn chế; Điều kiện sống của ngƣời lao động tự do còn ở mức thấp, nhu cầu tồn tại đi trƣớc nhu cầu đƣợc sống trong môi trƣờng an toàn,... Tất cả những yếu tố này đã và đang khiến ngƣời lao động ít quan tâm đến vấn đề BHXH cho bản thân.
57
Thứ hai, các chế độ BHXH tự nguyện hiện nay chưa hấp dẫn đối với người lao động
Mặc dù đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện ở nƣớc ta khá đông đảo, nhƣng số ngƣời tham gia thực tế lại rất khiêm tốn. Điều này một phần do ngƣời lao động đang thờ ơ với chế độ bảo hiểm này. Một trong những nguyên nhân chi phối thái độ của ngƣời lao động là các quy định của BHXH tự nguyện hiện nay chƣa phù hợp với điều kiện kinh tế và đời sống tâm lý của họ. Điều kiện kinh tế của ngƣời dân Việt Nam trong những năm gần đây đã đƣợc nâng cao đáng kể, tuy nhiên nó vẫn còn ở mức khá thấp. Hơn nữa, sự phân hóa thu nhập trong xã hội cũng đang diễn ra mạnh mẽ, đa số đối tƣợng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện có mức thu nhập thấp hơn nhiều lần mức thu nhập bình quân theo đầu ngƣời của cả nƣớc. So với mức thu nhập này thì mức đóng BHXH tự nguyện hiện nay là khá cao, dẫn tới nhiều ngƣời không đủ điều kiện kinh tế để tham gia. Một nguyên nhân nữa khiến BHXH tự nguyện mất đi tính hấp dẫn với ngƣời tham gia là ở việc thiết kế các chế độ bảo hiểm chƣa đa dạng. Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay chỉ cho phép ngƣời tham gia thụ hƣởng 2 chế độ mang tính dài hạn là tử tuất và hƣu trí, mà không có các chế độ BHXH ngắn hạn nhƣ là thai sản, ốm đau và tai nạn lao động. Với điều kiện cuộc sống còn nhiều khó khăn, thu nhập hàng tháng chƣa dƣ giả thì việc bỏ ra một khoản tiền tƣơng đối cao trong một thời gian dài (khoảng 20 năm đóng bảo hiểm) để hƣởng chế độ bảo hiểm là điều không thuyết phục ngƣời lao động. Điều cần thiết với đa số đối tƣợng này là việc đảm bảo những quyền lợi trƣớc mắt, là việc đƣợc hỗ trợ về mặt tài chính trong trƣờng hợp tạm thời không có khả năng lao động (khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,…). Bên cạnh những hạn chế nhƣ mức đóng cao, thời gian đóng kéo dài, thiết kế các chế độ chƣa đa dạng thì BHXH tự nguyện còn kém hấp dẫn ngƣời gia do quy định điều kiện thụ hƣởng các chế độ khắt khe (ví dụ với chế độ hƣu trí, để thụ hƣởng bảo hiểm
58
ngƣời tham gia phải đáp ứng cả điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH tối thiểu là đủ 20 năm. Với quy định này, nhóm lao động nữ từ trên 35 tuổi và lao động nam từ trên 40 tuổi mới tham gia BHXH sẽ không có cơ hội thụ hƣởng chế độ hƣu trí khi đến tuổi nghỉ hƣu); Các thủ tục giấy tờ khi thụ hƣởng bảo hiểm phức tạp; Thái độ phục vụ của cán bộ ngành bảo hiểm đổi với ngƣời tham gia chƣa đúng mực.
Thứ ba, do đặc điểm tâm lý của đối tượng tham gia
Nếu ở các phát triển, các thành viên trong gia đình khi đến tuổi trƣởng thành có đời sống kinh tế khá độc lập thì ở Việt Nam có xu hƣớng ngƣợc lại, văn hóa, phong tục truyền thống của ngƣời Á Đông đã hình thành thói quen và nếp nghĩ sống dựa vào con cái khi về già. Chính suy nghĩ này đã trở thành rào cản hạn chế số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, bởi khi đã có chỗ dựa là con cái, ngƣời lao động không phải lo lắng về một khoản tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày, hàng tháng khi bản thân không còn sức lao động.
Thêm vào đó, quy định mức hƣởng các chế độ bảo hiểm còn thấp, thời gian đóng bảo hiểm dài đã nảy sinh tâm lý so sánh trong ngƣời dân. Vì vậy, khi có thu nhập dôi dƣ, nhiều ngƣời thay vì tham gia đóng BHXH tự nguyện thì họ dùng số tiền này để gửi tiết kiệm Ngân hàng. Thủ tục đơn giản, nhanh gọn, tính an toàn dƣợc đảm bảo, đƣợc hƣởng lãi suất hàng tháng khá cao và có thể rút tiền bất cứ lúc nào cần sử dụng là những ƣu điểm của hình thức tiết kiệm ngân hàng khiến ngƣời dân, đặc biệt những đối tƣợng có thu nhập không ổn định bị thuyết phục.
Thứ tư, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa được tiến hành đồng bộ và hiệu quả
Nhƣ chúng ta đã biết, các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc muốn triển khai trên thực tế thì không thể thiếu hoạt động tuyên truyền, phổ biến tới cộng đồng dân cƣ. Chỉ khi ngƣời dân đƣợc biết đến chính sách, hiểu về chính sách, thậm chí là ủng hộ thì các chính sách mới thực sự đi vào cuộc sống. Trong
59
quá trình triển khai áp dụng chế độ BHXH tự nguyện, Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành từ trung ƣơng đến địa phƣơng thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến ngay từ khi Luật BHXH đƣợc ban hành dƣới nhiều hình thức nhƣ: mở lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ; Tổ chức phổ biến, giới thiệu Luật BHXH và các văn bản hƣớng dẫn. Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội đã ký kết chƣơng trình phối hợp công tác năm với một số Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch,... nhằm cụ thể hoá các hoạt động phối hợp trong công tác xây dựng văn bản cũng nhƣ công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BHXH.
Để các thông tin về BHXH tự nguyện đến đƣợc với ngƣời dân, nhiều hình thức tuyên truyền đã đƣợc áp dụng. Đó là sự phối hợp tham gia của các Bộ, ngành, các tổ chức Nhà nƣớc trong công tác triển khai tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHXH trên toàn bộ hệ thống ngành. Đó là sự đăng tải thông tin về BHXH qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng Báo, Đài phát thanh, truyền hình; Xuất bản các ấn phẩm, panô, phát tờ rơi, tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ doanh nghiệp làm BHXH, hoặc tổ chức các hội nghị đối thoại trực tiếp với ngƣời lao động, cơ quan, tổ chức trên địa bàn,...
Tuy nhiên công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật BHXH vẫn còn một số tồn tại, hạn chế nhƣ: chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng, kinh phí còn hạn hẹp; Hình thức chƣa đa dạng, nội dung chƣa thật sự phù hợp với từng nhóm đối tƣợng tham gia, đặc biệt là với đối tƣợng của BHXH tự nguyện; Hoạt động tuyên truyền chƣa tạo đƣợc sự lan tỏa trong cộng đồng dân cƣ nên còn nhiều bộ phận trong nhân dân chƣa có thông tin về chính sách BHXH tự nguyện; Kết quả công tác tuyên truyền chƣa có tác động, làm thay đổi nhận thức của một bộ phận ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động về chính sách BHXH, đặc biệt là BHXH tự nguyện.
60
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nhìn chung hệ thống pháp luật Việt Nam với các quy định về BHXH tự nguyện đã đƣợc xây dựng một cách đầy đủ và chi tiết tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 với những điểm mới quan trọng, đƣợc các chuyên gia pháp lý đánh giá có tính phù hợp và ƣu việt hơn so với quy định trƣớc đây hứa hẹn sẽ thúc đẩy sự phát triển các chế độ BHXH phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên do Luật chƣa có giá trị áp dụng nên chƣa có sự kiểm chứng thực tiễn.
Chính sách BHXH tự nguyện là chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đƣợc chính thức bắt đầu triển khai từ năm 2008 nhằm thực hiện công bằng và đảm bảo an sinh xã hội, mở ra cơ hội đƣợc tham gia BHXH tới đông đảo ngƣời dân. Quá trình triển khai thực hiện pháp luật BHXH tự nguyện ở Việt Nam cũng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định nhƣ: số lƣợng ngƣời tham gia BHXH tự nguyện không ngừng tăng lên qua các năm; BHXH tự nguyện bƣớc đầu đáp ứng đƣợc nhu cầu đảm bảo các chế độ dài hạn nhƣ hƣu trí và tử tuất cho khối lao động thuộc khu vực phi chính thức; Công tác quản lý và tổ chức thực hiện cũng đã đƣợc chú trọng, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo tính hiệu quả áp dụng của loại hình BHXH này.
Tuy nhiên, ở cả hai góc độ quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng BHXH tự nguyện tại Việt Nam hiện nay cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, vƣớng mắc xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật và kết quả thực hiện về BHXH tự nguyện việc đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao công tác tổ chức thực hiện đối với loại hình BHXH tự nguyện là việc làm quan trọng, có ý nghĩa lý luận và tính thực tiễn sâu sắc.
61
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ