Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 26 - 43)

5. Kết cấu luận văn

1.4.2. Tổng quan các nghiên cứu của nước ngoài

1.4.2.1. Tại Hoa Kỳ

Ovidi Cretu và các tác giả, trong cuốn sách 285 trang, nghiên cứu về QLRR cho thiết kế và xây dựng trình bày khái niệm về sự không chắc chắn và rủi ro của dự án; phân tích rủi ro qua việc tác động của nó đến kết quả của việc thực hiện dự án và giúp nhà quản lý dự án có thể lên kế hoạch chuẩn bị để đối phó rủi ro dự án.

Nigel J.Smith và các tác giả, nghiên cứu về rủi ro, QLRR trong các dự án xây dựng. Theo tác giả, QLRR là quá trình hiểu rõ về dự án và đưa ra một quyết định tốt nhất cho QLDA trong tương lai và quá trình liên tục phòng tránh, giảm thiểu, chấp nhận hoặc chuyển giao rủi ro và phát hiện ra các cơ hội tiềm năng…

Cục an toàn lao động Mỹ đã đề xuất đánh giá cácyếu tố nguy hại phát sinh trong quá trình khai thác dầu khí như sau:

- Va chạm giữa các phương tiện di chuyển: người lao động (NLĐ) và thiết bị thường xuyên di chuyển vào và ra từ các giàn khoan. Các giàn khoan thường nằm ở những nơi xa nên quãng đường mà người và phương tiện phải di chuyển khá dài

mới tới được nơi khai thác. Các phương tiện cao tốc khi va chạm nhau thường dẫn đến tai nạn hoặc tử vong cho công nhân khai thác. Theo thống kê về tai nạn nghề nghiệp chết người thì cứ 10 người chết trong ngành khai thác dầu khí thì có tới 4 người chết vì tai nạn do va chạm giữa các phương tiện giao thông.

- Bị va đập, bị kẹt, bị kẹp: cứ 5 người tử vong tại nơi khai thác dầu khí thì có tới 3 người bị chết do bị va đập, bị kẹt hoặc bị kẹp bởi thiết bị. NLĐ có thể tiếp xúc với các mối nguy hại trên từ rất nhiều nguồn khác nhau như thiết bị di chuyển, thiết bị rơi, đổ hoặc thiết bị cao áp.

- Cháy nổ: NLĐ trong ngành khai thác dầu khí phải đương đầu với nguy cơ cháy nổ do cháy các hơi khí dễ bốc cháy. Các loại hơi khí dễ cháy là khí từ giếng khoan, hơi và khí H2S từ giếng khoan, từ xe tải, các thiết bị sản xuất, các thiết bị trên mặt đất như bồn chứa, máy sàng đá phiến dầu. Các nguồn phát lửa như: tĩnh điện, các tia lửa điện, ngọn lửa, thuốc lá, cắt, hàn, các bề mặt nóng và nhiệt do ma sát.

- Rơi: NLĐ có thể phải làm việc trên cao trên giếng khoan. Cục ATLĐ yêu cầu phải trang bị cho NLĐ các phương tiện chống ngã cao từ cột tháp, tháp khoan hoặc các các thiết bị ở trên cao.

- Không gian kín: NLĐ thường phải làm việc trong không gian kín như: các bồn chứa dầu, hầm bùn, hầm dự trữ và các khu vực đào tạo hầm, con-ten-nơ chứa cát và các không gian kín khác xung quanh miệng giếng. Các yếu tố nguy hại gây mất an toàn gắn với không gian kín như: hơi và khí dễ cháy. Các yếu tố nguy hại tới sức khỏe như các chất khí gây ngạt và hóa chất độc. Các không gian kín chứa hoặc có nguy cơ chứa các yếu tố nguy hại cần phải làm rõ như: đã có giấy phép vào làm việc chưa? đã kiểm tra trước khi cho NLĐ vào làm việc chưa? Và phải giám sát suốt quá trình làm việc.

- Điện và các nguồn có năng lượng: NLĐ có thể tiếp xúc với các nguồn điện không được kiểm soát, các thiết bị cơ khí, thủy lực và các nguồn nguy hại khác mà không được thiết kế, lắp đặt và bảo dưỡng đúng cách. Các biện pháp kiểm soát hành chính khác cũng cần phải xây dựng và thực hiện để đảm bảo an toàn; Ví dụ quy trình vận hành thiết bị. Trên cơ sở các rủi ro đó, Cục ATLĐ Mỹ đưa ra một số lời khuyên để lập kế hoạch và phòng ngừa như sau:

* Phải biết được các yếu tố nguy cơ. Đánh giá nguy cơ tại chỗ làm việc. Một số công ty khai thác dầu khí sử dụng phương pháp đánh giá Phân tích quy trình an

toàn công việc (gọi tắt tiếng Anh là JSA - Job Safety Analysis) để nhận diện các yếu tố nguy hại và tìm giải pháp;

* Xây dựng biện pháp bảo vệ NLĐ bao gồm xây dựng và thực hiện các biện pháp thực hành an toàn cho:

- Không gian kín; công việc đào đất; - Xử lý và tiếp xúc hóa chất;

- Lưu giữ hóa chất; - Làm điện;

- Cấp cứu;

- Yếu tố nguy hại do máy móc, thiết bị; - Chống ngã cao;

- Chống cháy;

- Công việc có nhiệt độ cao, hàn, cắt bằng ngọn lửa; - Làm việc nơi nóng bức, ca kíp nhiều giờ;

* Cung cấp phương tiện BVCN. Khi các giải pháp kỹ thuật thuần túy không thể bảo vệ được NLĐ trong tiếp xúc quá mức với hóa chất, tiếng ồn hoặc các yếu tố nguy hại khác thì NSDLĐ phải cung cấp PTBVCN cho NLĐ.

* Phổ biến các thông tin về các yếu tố nguy hại và phải tập huấn cho NLĐ; * Phải có kế hoạch an toàn cho nhà thầu và tổ chức tập huấn cho họ.

1.4.2.2. Tại Anh

Nghiên cứu QLRR của Chapman, C.B. và Ward, Stephen, trong cuốn sách nghiên cứu về quy trình, kỹ thuật và thông tin dự án trong QLRR dự án. Tác giả nhận thấy rủi ro là những yếu tố gây sai lệch so với kế hoạch đề ra, đồng thời trình bày chín giai đoạn QLRR của phương pháp luận là: định nghĩa, mục tiêu, nhận định, cấu trúc, sở hữu, ước tính, đánh giá, khai thác và quản lý…

Roger Flanacan và George Nornam, nghiên cứu QLRR trong xây dựng đã chỉ ra rằng: ngành xây dựng là đối tượng có nhiều rủi ro và bất định hơn các ngành khác, rủi ro được nghiên cứu từ nhiều góc độ và rủi ro mang cả yếu tố tiêu cực lẫn tích cực và quá trình QLRR gồm 4 bước: xác định, phân loại, phân tích, phản ứng với rủi ro.

Các bước đánh giá rủi ro theo Roger Flanacan và George Nornam là: 1) Xác định : xác định các mối nguy hiểm và rủi ro

2) Phân loại: xác định ai có thể gặp rủi ro

3) Phân tích: đánh giá rủi ro định tính hoặc định lượng về các mối nguy 4) Phản ứng với rủi ro: thực hiện các phương pháp quản lý rủi ro (bằng cách loại bỏ mối nguy hiểm hoặc giảm mức độ rủi ro của nó).

Luis F.Alarcón và cộng sự, nghiên cứu đề xuất quan điểm, trong các công ty có từ 50 nhân viên trở lên, phải được thông báo và tư vấn về một loạt các vấn đề, một số vấn đề liên quan cụ thể đến sức khỏe và an toàn. Chúng bao gồm: điều kiện làm việc, cụ thể là thời gian làm việc; sự ra đời của công nghệ mới; và tất cả những thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn và điều kiện làm việc. trong đó, nhấn mạnh đến nhiệm vụ của người sử dụng lao động là đảm bảo sự an toàn và bảo vệ sức khỏe, cả về thể chất và tinh thần cho nhân viên của họ. Trong số những thứ khác, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải lập một bản đánh giá rủi ro bằng văn bản, tài liệu đánh giá rủi ro duy nhất, phải được cập nhật ít nhất hàng năm. Sử dụng lao động trong khu vực tư nhân phải chỉ định một nhân viên có thẩm quyền để đối phó với phòng ngừa và bảo vệ rủi ro, và nếu các kỹ năng phù hợp không có sẵn trong lực lượng lao động, các chuyên gia bên ngoài có thể được sử dụng.

Đặc biệt, trong các công ty có từ 50 nhân viên trở lên, người sử dụng lao động phải: phân tích điều kiện làm việc và các mối nguy hiểm nghề nghiệp mà nhân viên phải đối mặt (đặc biệt là phụ nữ mang thai);

- Giúp cải thiện khả năng tiếp cận của phụ nữ với tất cả các nghề nghiệp, giải quyết các vấn đề liên quan đến thai sản và giúp làm cho người khuyết tật có thể tiếp cận được công việc;

- Hỗ trợ tất cả các sáng kiến nhằm ngăn chặn bắt nạt và quấy rối tình dục, cũng như hành vi phân biệt giới tính;

- Ở Pháp một điều dễ nhận thấy sự khác nhau rõ rệt giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Một nghiên cứu gần đây của Bộ Lao động cho thấy, 93% các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân có hơn 250 nhân viên đã xây dựng Tài liệu duy nhất. Con số này giảm xuống 75% trong các bệnh viện công và 33% trong những cơ quan hành chính địa phương.

Liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, một cuộc điều tra do INRS công bố vào năm 2015, chỉ ra rằng 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ (hơn 10 nhân

viên) đã bắt đầu xây dựng Tài liệu duy nhất, trong khi đó chỉ có 46% doanh nghiệp nhỏ dưới 10 nhân viên thực hiện quy định này.

Cuộc khảo sát thứ hai đối với các doanh nghiệp ở Châu Âu về những rủi ro mới nổi (2014-2015) cho thấy, 76% các công ty của 28 nước thuộc Liên minh Châu Âu đã tiến hành đánh giá rủi ro nghề nghiệp.

Theo các nhà nghiên cứu, đánh giá rủi ro không phải là công việc cuối cùng mà là sự khởi đầu cho một cách tiếp cận phòng ngừa đúng đắn. Thường thì khi tiến hành đánh giá, người ta bắt đầu bằng những câu hỏi liệu có thể loại bỏ được những nguy hiểm ở nơi làm việc hay không? Nếu không thì cần những biện pháp kỹ thuật, tổ chức… nào để ngăn chặn những rủi ro cho NLĐ.

Theo thống kê thì khoảng một phần tư các doanh nghiệp đã không đưa ra một kế hoạch hành động nào cho việc ước tính những rủi ro nghề nghiệp, tuy nhiên tất cả các cơ quan nghiên cứu như Bộ Lao động, INRS, cơ quan châu Âu về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc cho thấy từ nhiều năm nay đã có nhiều cải thiện ngay cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tỷ lệ các doanh nghiệp duy trì và phát triển việc đánh giá những rủi ro nghề nghiệp cũng như đưa ra biện pháp phòng ngừ ngày một gia tăng. Đặc biệt những doanh nghiệp của Pháp có hơn 50 nhân viên đã rất nghiêm túc trong việc đánh giá rủi ro trong những bước phòng ngừa của họ.

Tuy nhiên, trên thực tế, công việc này được thực hiện bởi một nhóm đa ngành và tiêu tốn thời gian nhưng nó đã khắc họa được một bức tranh rõ ràng và khách quan về những rủi ro mà NLĐ phải đối mặt từ đó để xác định và phân tích một cách tường tận những rủi ro để có những ưu tiên thích hợp.

Tiêu chuẩn của ILO-OSH 2001/OHSAS 18001 đặt ra việc đánh giá rủi ro nghề nghiệp là trung tâm của hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc. Do đó, những doanh nghiệp có thể áp dụng những kết quả đánh giá rủi ro trong kho dữ liệu này. Từ đó đưa ra những chính sách an toàn và xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động.

1.4.2.4. Tại Nhật Bản

Các cộng sự nghiên cứu về Luật xây dựng và thực tiễn ở Nhật Bản so sánh với Hoa Kỳ. Chia sẻ rủi ro giữa chủ đầu tư và nhà thầu được quy định chi tiết trong điều khoản hợp đồng chứ không phải như ở Hoa Kỳ đòi hỏi phải chuyển tất cả các rủi ro từ nhà thầu sang chủ đầu tư.

Luật An toàn và Sức khỏe Công nghiệp (Luật ISH) của Nhật Bản yêu cầu những bất thường trong việc đánh giá sức khỏe của người lao động và môi trường làm việc được báo cáo cho các bác sĩ nghề nghiệp và chủ nhân được khuyên nên sử dụng các biện pháp để đảm bảo thích hợp trong môi trường làm việc và quy trình làm việc.

Vào năm 2005, Các nghiên cứu về đánh giá rủi ro tại nơi làm việc của viện An toàn công nghiệp Tokyo đã đề xuất quy định đánh giá rủi ro tại nơi làm việc bằng cách qui định trách nhiệm của người sử dụng lao động. Sau khi sửa đổi, nhiều tài liệu và hướng dẫn đánh giá rủi ro cho các quy trình làm việc khác nhau đã được phát triển. Họ yêu cầu Luật ISH phải được thực thi đầy đủ và nơi làm việc để lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro, xếp hạng chúng nhằm giải quyết các mối nguy tiềm ẩn cho NLĐ. Một cuộc khảo sát của chính phủ năm 2005 cho thấy hiệu suất của đánh giá rủi ro là 20,4% và lý do phổ biến cho việc không thực hiện đánh giá rủi ro là thiếu nhân sự hoặc kiến thức đầy đủ. Từ đó, theo Luật hợp đồng lao động ban hành năm 2007, người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải nỗ lực hợp lý để đảm bảo sức khỏe của nhân viên đối với những rủi ro có thể thấy trước và có thể tránh được.

1.4.2.5. Tại Tây Ban Nha

M.Pilar de la Cruz và cộng sự, đã nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả quy trình quản lý nguy cơ rủi ro tại nới làm việc do cơ quan công vụ Tây Ban Nha gồm các bước xác định và phân tích các rủi ro, đồng thời, xác định các phản ứng rủi ro tiềm ẩn.

Nguyên tắc cơ bản theo M.Pilar de la Cruz là nhân viên có quyền tham gia vào các vấn đề sức khỏe và an toàn và, một khi có sáu nhân viên trở lên, điều này được thực hiện thông qua các Hội đồng phòng ngừa (và ủy ban sức khỏe và an toàn trong các công ty lớn hơn).

Nhiệm vụ chính của các Hội đồng phòng ngừa là:

- Làm việc với NSDLĐ để cải thiện hành động về phòng ngừa rủi ro;

- Thúc đẩy và khuyến khích sự hợp tác của nhân viên trong việc áp dụng các quy định về sức khỏe và an toàn;

- Giám sát việc tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn; Được NSDLĐ hỏi ý kiến trước về các vấn đề sau:

- Tổ chức công việc và lập kế hoạch trong công ty, bao gồm giới thiệu công nghệmới và tác động đến sức khỏe và an toàn của NLĐ;

- Tổ chức các biện pháp phòng ngừa rủi ro và sức khỏe và an toàn trong công ty, bao gồm việc bổ nhiệm các chuyên gia về sức khỏe và an toàn hoặc lựa chọn một cơ quan an toàn và sức khỏe bên ngoài để ký hợp đồng;

-Chỉ định nhân viên chịu trách nhiệm phản ứng với các trường hợp khẩn cấp;

- Cung cấp thông tin sức khỏe và an toàn cho nhân viên phụ trách ATVSLĐ; - Đào tạo về sức khỏe và an toàn cho nhân viên phụ trách ATVSLĐ.

1.4.2.6. Tại Đức

Nước Đức là quốc gia khởi xướng ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (2013). Vì thế, đối với nước Đức, Việc làm 4.0 (Work 4.0) yêu cầu phải có công tác Phòng ngừa 4.0 (Prevention 4.0).

Nghiên cứu của Viện Bảo hộ lao động quốc gia Đức (BAuA) gần đây đã chỉ ra rằng, số hóa, toàn cầu hóa, thay đổi nhân khẩu học và sự linh hoạt ngày càng tăng của công việc là những xu hướng đang hình thành nên thế giới việc làm trong thời gian gần đây.

Sự phát triển của các công nghệ và kỹ thuật mới có thể thay đổi các hình thức hiện có của công việc hoặc tạo ra những hình thức công việc mới. Yếu tố tác động lớn nhất của những thay đổi này là công nghệ thông tin. Số hóa nói chung và ICT toàn cầu làm nền tảng để kết nối các quy trình sản xuất và dịch vụ phân tán suốt 24/24 giờ.

Hệ quả đối với người lao động là sự tương tác giữa con người và máy móc đã đạt đến một mức độ phức tạp mới.

- Con người trở thành một phần của hệ thống được tích hợp và có điều khiển. Theo đó, tuy con người nhường quyền tự trị cho hoạt động điều khiển số, nhưng cùng lúc đó con người phải dò tìm lỗi và tương tác lại các lỗi đó. Điều này không chỉ áp dụng cho các quy trình chế tạo mà còn cho cả các quy trình phục vụ.

- Các công nghệ mới có thể giúp kiến tạo nên môi trường công việc lành mạnh và thân thiện với con người. Những khả năng này bao gồm: chuyển các công việc có đòi hỏi khắt khe về mặt thể chất tới các hệ thống sản xuất tự tổ chức; cách ly

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 26 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w