Bộ máy tổ chức công tác an toàn,vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 50 - 52)

5. Kết cấu luận văn

2.2.1Bộ máy tổ chức công tác an toàn,vệ sinh lao động

Công ty TNHH Eidai Việt Nam đã thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 điều 72 luật An toàn vệ sinh lao động và điều 36

Chủ tịch hội đồng

Ông: Morita Shinji đại diện chủ cơ sở

Phó chủ tịch hội đồng

Ông: Hoàng Mạnh Tuấn Chức vụ đại diện BCH công đoàn cơ sở Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng

Ông: Bùi Văn Quý chức vụ: cán bộ ATVSLD Ủy viên

Bà: Bùi Thị Hoa chức vụ nhân viên Y Tế

Ủy viên

Ông: Ando Takuma Chức vụ: Q. lý cấp cao P. HCNS

Ông: Fujimoto Kazuo Chức vụ: Q. lý cấp cao bộ phận sản xuất

Ông: Kumano Hideaki Chức vụ: Q. lý cấp cao bộ phận kỹ thuật sản xuất Ông: Yoshihiro Jin Chức vụ: Trưởng phòng quản lý Sản xuất

Bà: Nguyễn Thị Hương Ngát Chức vụ: Trưởng phòng. HCNS

Ủy viên

Ông: Trương Tiến Thành Chức vụ: quản lý chuyền HI Ông: Chu Văn Quang Chức vụ: quản lý chuyền MK Ông: Giáp Bằng Vịnh Chức vụ: quản lý chuyền SH 1 Ông: Nguyễn Quang Thành Chức vụ: quản lý chuyền SH 2 Ông: Nguyễn Văn Ninh Chức vụ: quản lý chuyền Sơn Ông: Nguyễn Văn Sáng Chức vụ: quản lý Cơ điện

Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm các thành phần cơ bản như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.2. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

Nhận xét

Hiện tại sơ đồ như trên Công ty đã thực hiện tốt, kiện toàn về hệ thống nhưng công tác ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận phòng, ban, hiện tại quy địnhAn toàn lao động, đây là những biện pháp mang tính chất “tĩnh”. Muốn công tác ATVSLĐ thật sự hiệu quả, cần chủ động thực hiện các hoạt động triển khai thường xuyên, mang tính “động”.

Việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại công ty thể hiện những quy định về An toàn lao động, nhưng việc tuân thủ chưa triệt để, vẫn còn một số thiếu sót, chủ yếu là các nội dung liên quan đến người lao động ( huấn luyện, trang bị BHLĐ, sử dụng BHLĐ được trang bị…) và bố trí dây chuyêng, công đoạn (theo quy trình, tiếp xúc với vật quay, văng bắn,bụi, tiếng ồn, sử dụng điện…). Còn việc sử dụng các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cần phải chấp hành, nhất là việc chấp hành các nội quy, quy định cửa công ty vẫn còn vấn đề.

Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Từ thực tế trên có thể nhận định công tác An toàn lao động được chấp hành tốt đối với những đối tượng dễ kiểm tra, kiểm soát như máy móc, thiết bị (cần trục, nồi hơi, bình khí nén…) do số lượng ít có quy trình chặt chẽ còn những đối tượng công tác kiểm soát khó khăn hơn như công nhân lao động thì vẫn còn hạn chế, thể hiện sự chưa đáp ứng yêu cầu đối với công tác ATVSLĐ được các đơn vị thực thi, cũng có nguyên nhân ý thức tự bảo vệ của người lao động chưa cao.

Với tình hình trên Công ty TNHH Eidai Việt Nam chưa có sự phối hợp đồng nhất với cơ quan quản lý nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động rất cụ thể là cơ quan quản lý khu công nghiệp Hà Nam, Sở thương binh xã hội tỉnh Hà Nam, Liên đoàn lao động tỉnh Hà Nam…Do đó công tác triển khai, phối hợp chưa được nâng cao. Bởi vậy, các ban lãnh đạo Công ty cần phải đưa ra kế hoạch cụ thể trong việc kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan ban ngành quản lý nhà nước về An toàn,

vệ sinh lao động để tăng cường hơn nữa trong việc trao đổi thông tin nắm bắt tình hình về công tác triển khai thông tin cũng như các chế độ, chính sách của nhà nước để cải thiện tốt hơn về công tác An toàn, vệ sinh lao động.

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 50 - 52)