Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 43)

5. Kết cấu luận văn

1.4.3.Tổng quan các nghiên cứu trong nước

- Năm 2012 Triệu Quốc Lộc trong quá trình nghiên cứu đã cho rằng, một trong những vấn đề trọng tâm của quản lý và kiểm soát an toàn là giám sát và đánh giá an toàn các đối tượng (bao gồm thiết bị, máy móc, quá trình công nghệ, công việc và NLĐ) trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề này lại đang tồn tại những hạn chế, bất cập nhất định do phương

pháp và công cụ giám sát, đánh giá an toàn sản xuất kinh doanh ở nước ta hiện nay không còn phù hợp với thực tế sản xuất, cũng như khả năng phòng ngừa sự cố, tai nạn thấp. Trên cơ sở đó, đã đề xuất biện pháp giám sát an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” là phương pháp đánh gía tình hình an toàn sản xuất theo nguy cơ rủi ro và việc áp dụng phương pháp này khá đơn giản, phù hợp đối với bất kỳ loại hình sản xuất nào, đồng thời không những cho phép đánh giá chung, tổng hợp tình hình an toàn của toàn bộ CSSX, mà còn có thể đánh giá mức độ an toàn của CSSX theo từng lĩnh vực cụ thể như: an toàn cơ học; an toàn điện; an toàn hoá chất v.v.. một cách định lượng (tỷ lệ phần trăm, chủng loại và số lượng máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ… không đảm bảo an toàn) làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục, đảm bảo an toàn sản xuất một cách chủ động và phù hợp với tình hình thực tế của từng CSSX [6].

- Năm 2018, Phạm Quốc Quân và Nguyễn Thắng Lợi, Viện KH An toàn và Vệ sinh Lao động, trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá rủi ro an toàn, vệ sinh lao động và đề xuất áp dụng hệ thống quản lý phù hợp ở các cơ sở khai thác và chế biến đá” đã lựa chọn được phương pháp và xây dựng được quy trình đánh giá rủi ro áp dụng cho các cơ sở khai thác và chế biến đá. Kết quả đánh giá rủi ro cho thấy: vi khí hậu là mối nguy duy nhất có mức rủi ro rất cao và cực cao tại tất cả các vị trí làm việc vào thời gian nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm; 07 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro cao; 16 mối nguy tại các vị trí tương ứng có mức rủi ro trung bình; 09 mối nguy tại các vị trí làm việc tương ứng có mức rủi ro thấp; và các mối nguy còn lại không được nhắc tới trong bài có mức rủi ro rất thấp và cực thấp;

Đồng thời các mối nguy chính trong hoạt động khai thác và chế biến đá được xác định bao gồm: sụt lở/dịch chuyển đất đá, mìn nổ do không kiểm soát được, ngã từ độ cao, cháy vật liệu nổ, va chạm với bộ phận chuyển động, tiếng ồn, rung, tai nạn do phương tiện gây ra, điện giật, bị kẹt trong hay giữa các bộ phận của máy, vật thể bay/văng bắn, bụi silic…..Trên cơ sở đó những người thực hiện đề tài đã đề xuất các biện pháp kiểm soát bổ sung nhằm giảm thiểu mức rủi ro[7].

- Năm 2018, Nguyễn Anh Tuấn và các cộng sự đã đã nghiên cứu và xây dựng bộ công cụ đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng nhằm giải quyết được những tồn tại và hạn chế trong việc xây dựng các

giải pháp, công cụ quản lý ATVSLĐ. Những kết quả được nghiên cứu thông qua việc lựa chọn phương pháp phù hợp với điều kiện thực tế tại các công trường xây dựng nhà cao tầng ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin một cách linh hoạt đem lại những kết quả khả quan.

- Năm 2018, Viện KH An toàn và Vệ sinh Lao động (ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng) đã xây dựng Hệ thống Quản lý An toàn và Vệ sinh Lao động cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc da vừa và nhỏ. Trong Hệ thống quản lý này, nhóm thực hiện đã áp dụng phương pháp chuyên gia lập ma trận đánh giá mức rủi ro của người lao động khi tiếp xúc với hóa chất. Về bản chất, phương pháp này không chỉ áp dụng cho các cơ sở sản xuất thuộc da, có thể áp dụng cho các công đoạn sản xuất có sử dụng hóa chất trong sản xuất công nghiệp[5].

Tiểu kết chương 1

Đánh giá rủi ro TNLĐ&BNN đã được các nước đề cập tới nhiều từ những năm 90 của thế kỷ trước. Tuy nhiên mỗi nước, mỗi tác giả lại có cách đề cập khác nhau về đánh giá rủi ro.

Đầu chương, luận văn đã đề cập tới những khái niệm cơ bản về đánh giá rủi ro và những bước cần thiết để tiến hành đánh giá rủi ro.

Trong chương này, học viên đã tổng kết từ nhiều nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, khái niệm về quản lý rủi ro có thể được định nghĩa như sau: “Quản lý rủi ro là một quá trình xác định, đánh giá và xếp hạng các rủi ro có thể xảy ra mà qua đó thì các biện pháp hữu hiệu và nguồn tài nguyên cần thiết được lựa chọn và áp dụng vào thực tế để hạn chế, theo dõi và kiểm soát các khả năng xuất hiện và/hoặc các tác động của các sự kiện không dự báo trước”.

Trên thế giới đã có nhiều khoa học như Martin Barnes, D.F. Cooper, D.H. MacDonald và C.B.Chapman, H.Ren, He Zhi,… đóng góp thành tựu to lớn trong quá trình nghiên cứu về rủi ro và quản lý rủi ro (QLRR). Đồng thời, theo quan điểm nghiên cứu về rủi ro khi xảy ra, QLRR được xem xét trên khía cạnh dự báo và có khả năng đề phòng được.

Đến nay, tại Việt Nam, theo quy định Luật An toàn vệ sinh lao động 2015, QLRR là một trong mười nội dung chính quản lý dự án đầu tư xây dựng, và một số tác giả nghiên cứu, tìm hiểu về rủi ro: Nguyễn Liên Hương, Đinh Tuấn Hải, Đỗ Thị Mỹ Dung, Tô Nam Toàn, Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Thắng Lợi, Phạm Quốc Quân…Học viên đã điểm qua các công trình nghiên cứu của họ về đánh giá rủi ro theo từng chuyên đề hẹp mà họ nghiên cứu.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN EIDAI VIỆT NAM 2.1. Vài nét về về Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

Hình 2.1. Toàn cảnh công ty và một số vị trí làm việc

Nguồn: Tác giả

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

• Ngày 29/7/1946 CÔNG TY CỔ PHẦN DOANH NGHIỆP EIDAI (Eidai Co., Ltd.) được thành lập tại Nhật Bản

• Người đại diện theo pháp luật: Ông Shien Nobuhiro; Chức vụ: Tổng giám đốc;

Ngày sinh: 01/03/1962;Quốc tịch: Nhật Bản; Hộ chiếu số: TK2233330, cấp ngày 06/7/2010, nơi cấp: Bộ Ngoại giao Nhật Bản; Địa chỉ thường trú: 1302 Central Residence Chofu, 17-10, 4-chome, Fuda, Chofu-shi, Tokyo, Nhật Bản.

Địa chỉ : 10-60, 2 – chome, Hirabayashi minami, Suminoe-ku, Osaka, Nhật Bản. TEL : +81-6-6684-3000. E-mail : cs@eidai-sangyo.co.jp

• Các sản phẩm chính : Vật liệu nhà ở, sàn gỗ, cầu thang, cửa, tủ bếp, tủ, ván gỗ ép, vv...

• Tổng số nhân viên : 1,412 người

• Doanh số bán hàng theo năm : 13.395.400.000.000

• Từ năm 1960 đến Tháng 8 năm 1964 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai thành lập văn phòng đại điện tại thành phố Oaska (hiện đang sản xuất cửa nội thất, phụ kiện nội thất và các kho lưu trữ)

• Tháng 11 năm 1967 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai thành lập nhà máy sản xuất thứ haitại Onahama tỉnh Fukushima (bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1968 chuyên sản xuất cầu thang nội thất, cửa bên trong, phụ kiện)

• Tháng 3 năm 1968 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai thành lập nhà máy sản xuất thứ ba tại Yamaguchi-Hirao ở Yamaguchi (hiện đang sản xuất ván sàn và ván dăm).

• Từ năm 1970 tháng 12 năm 1973 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai mở rộng thêm nhà máy ở Osaka (chuyên sản xuất Hệ thống Nhà bếp và Phòng tắm).

•Từ năm 1990 đến tháng 4 năm 1995 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai đã liên kết với các doanh nghiệp N & E CO., LTD., Ở Tokushima, để sản xuất ván sàn.

• Từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2011 Công ty cổ phần doanh nghiệp Eidai thành lập nhà máy sản xuất thứ bốn lấy tên Công ty TNHH Eidai Việt Nam để sản xuất vật liệu xây dựng nhà ở. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tên Đầy đủ tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN EIDAI VIỆT NAM

• Tên Đầy đủ tiếng Anh: EIDAI VIETNAM LIMITED LIABILITY COMPANY

• Tên viết tắt tiếng Việt: EIDAI VIỆT NAM • Tên viết tắt tiếng Anh: EVC

• Mã số đăng kí doanh nghiệp: 0700534455 • Ngày thành lập 05/08/2011

• Địa chỉ Khu công nghiệp Đồng Văn II, P. Duy Minh, TX. Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.

• TEL+84-226-626-6688 • FAX +84-226-626-2106 • Website: Eidai.com

• Vốn đầu tư: 229.394.000.000 VNĐ • Đại diện: Giám đốc Mr Morita Shinji

• Tổng số nhân viên: 280 người

• Sản lượng: Năm 2019 là 2.900.000 m2

• Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0700534455, đăng ký lần đầu ngày 08/06/2011, thay đổi lần thứ 5 ngày 30/11/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

Tổng giám đốc P.KD- XNK Bộ phận xuất khẩu Bộ phận xuất khẩu Bộ phận bán hàng

GĐ. Tài GĐ. Kinh GĐ. nhân sự GĐ. Sản

chính doanh xuất P. TC -HC P. TCKT P. Kỹ P. QLCL P. Sản thuật xuất Thủ Thiết Quản Thí Qlý. Sản quỹ kế cải nghiệ xuất trị tiến m nhân lực

Ban KT. Cơ Giám

Thuế Điện an sát toàn sản xuất Hành KT. Kiểm Công chính nợ tra tổng chất hợp lượng

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty

2.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý an toàn vệ sinh tại công ty tráchnhiệm hữu hạn EIDAI Việt Nam nhiệm hữu hạn EIDAI Việt Nam

2.2.1 Bộ máy tổ chức công tác an toàn, vệ sinh lao động

Công ty TNHH Eidai Việt Nam đã thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động theo quy định tại khoản 1 điều 72 luật An toàn vệ sinh lao động và điều 36

Chủ tịch hội đồng

Ông: Morita Shinji đại diện chủ cơ sở

Phó chủ tịch hội đồng

Ông: Hoàng Mạnh Tuấn Chức vụ đại diện BCH công đoàn cơ sở Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng

Ông: Bùi Văn Quý chức vụ: cán bộ ATVSLD Ủy viên

Bà: Bùi Thị Hoa chức vụ nhân viên Y Tế

Ủy viên

Ông: Ando Takuma Chức vụ: Q. lý cấp cao P. HCNS

Ông: Fujimoto Kazuo Chức vụ: Q. lý cấp cao bộ phận sản xuất

Ông: Kumano Hideaki Chức vụ: Q. lý cấp cao bộ phận kỹ thuật sản xuất Ông: Yoshihiro Jin Chức vụ: Trưởng phòng quản lý Sản xuất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bà: Nguyễn Thị Hương Ngát Chức vụ: Trưởng phòng. HCNS

Ủy viên

Ông: Trương Tiến Thành Chức vụ: quản lý chuyền HI Ông: Chu Văn Quang Chức vụ: quản lý chuyền MK Ông: Giáp Bằng Vịnh Chức vụ: quản lý chuyền SH 1 Ông: Nguyễn Quang Thành Chức vụ: quản lý chuyền SH 2 Ông: Nguyễn Văn Ninh Chức vụ: quản lý chuyền Sơn Ông: Nguyễn Văn Sáng Chức vụ: quản lý Cơ điện

Nghị định 39/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm các thành phần cơ bản như sơ đồ dưới đây.

Sơ đồ 2.2. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động Công ty trách nhiệm hữu hạn Eidai Việt Nam

Nhận xét

Hiện tại sơ đồ như trên Công ty đã thực hiện tốt, kiện toàn về hệ thống nhưng công tác ATVSLĐ chủ yếu được thực hiện thông qua việc tổ chức bộ phận phòng, ban, hiện tại quy địnhAn toàn lao động, đây là những biện pháp mang tính chất “tĩnh”. Muốn công tác ATVSLĐ thật sự hiệu quả, cần chủ động thực hiện các hoạt động triển khai thường xuyên, mang tính “động”.

Việc thực hiện công tác ATVSLĐ tại công ty thể hiện những quy định về An toàn lao động, nhưng việc tuân thủ chưa triệt để, vẫn còn một số thiếu sót, chủ yếu là các nội dung liên quan đến người lao động ( huấn luyện, trang bị BHLĐ, sử dụng BHLĐ được trang bị…) và bố trí dây chuyêng, công đoạn (theo quy trình, tiếp xúc với vật quay, văng bắn,bụi, tiếng ồn, sử dụng điện…). Còn việc sử dụng các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn cần phải chấp hành, nhất là việc chấp hành các nội quy, quy định cửa công ty vẫn còn vấn đề.

Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Từ thực tế trên có thể nhận định công tác An toàn lao động được chấp hành tốt đối với những đối tượng dễ kiểm tra, kiểm soát như máy móc, thiết bị (cần trục, nồi hơi, bình khí nén…) do số lượng ít có quy trình chặt chẽ còn những đối tượng công tác kiểm soát khó khăn hơn như công nhân lao động thì vẫn còn hạn chế, thể hiện sự chưa đáp ứng yêu cầu đối với công tác ATVSLĐ được các đơn vị thực thi, cũng có nguyên nhân ý thức tự bảo vệ của người lao động chưa cao.

Với tình hình trên Công ty TNHH Eidai Việt Nam chưa có sự phối hợp đồng nhất với cơ quan quản lý nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động rất cụ thể là cơ quan quản lý khu công nghiệp Hà Nam, Sở thương binh xã hội tỉnh Hà Nam, Liên đoàn lao động tỉnh Hà Nam…Do đó công tác triển khai, phối hợp chưa được nâng cao. Bởi vậy, các ban lãnh đạo Công ty cần phải đưa ra kế hoạch cụ thể trong việc kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan ban ngành quản lý nhà nước về An toàn,

vệ sinh lao động để tăng cường hơn nữa trong việc trao đổi thông tin nắm bắt tình hình về công tác triển khai thông tin cũng như các chế độ, chính sách của nhà nước để cải thiện tốt hơn về công tác An toàn, vệ sinh lao động.

2.2.2 Tình hình lao động tại cơ sở

2.2.2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính

Bảng 2.1. Số liệu lực lượng Cơ cấu lao động của công ty

Lao động Số người Tỷ lệ %

Tổng số lao động 268

Lao động Nam 166 62

Lao động Nữ 102 38

Nguồn: phòng Nhân sự của Công ty

Biểu đồ 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính năm 2018

Nguồn: Tác giả

Nhận xét

Hiện đại hóa dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại hóa tiên tiến và bán tự động sử dụng dùng xe nâng hàng chuyên dụng để di chuyển nguyên liệu và hàng hóa, vận hành các loại máy móc trong quá trình sản xuất thường do nam giới đảm nhiệm bởi lao động nam có sức khỏe, có khả năng sử dụng và vận hành máy móc, sử dụng thiết bị tốt hơn trong khi vận hành, còn đối với lao động nữ công việc tỷ mỉ, kiên trì, mềm dẻo, nhẹ nhàng hơn.

2.2.2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi

Bảng 2.2. Số liệu về lao động phân theo độ tuổi năm 2018

Độ tuổi Số người Tỷ lệ %

Dưới 30 58 22

30–45 203 75

Trên 45 5 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tác giả

Tỷ lệ lao động theo độ tuổi % 2% 22% Dưới 30 30-45 Trên 45 76%

Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo tuổi năm 2018

Nguồn: Tác giả

Nhận xét

Từ biểu đồ trên cho chúng ta thấy số lao động từ 30 - 45 tuổi chiếm đa số 76% . Đây là lợi thế rất lớn về nguồn nhân lực của Công ty vì ở độ tuổi này có ý

Một phần của tài liệu 09_ BUI VAN QUY (Trang 43)