Tình hình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của tập đoàn kinh tế và pháp

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 29 - 32)

1.2.1.1. Khái ni ệm Tập đoàn kinh t ế

Khái niệm “Tập đoàn kinh tế” đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau.

Theo Nguyễn Đình Phan (1996), Thành l ập và qu ản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia: “Tập đoàn kinh doanh là m ột tổ hợp các công ty hoạt động trong một ngành hay nh ững ngành khác nhau trong phạm vi một nước hoặc nhiều nước trong đó có một “công ty mẹ” nắm quy ền lãnh đạo, chi phối hoạt động của “công ty con” về mặt tài chính và chiến lược phát tri ển. Tập đoàn kinh doanh là m ột cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường, tích tụ, tập trung khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận”

Theo Vũ Huy Từ (2002), Mô hình TĐKT trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Chính trị Quốc gia: “TĐKT là một cơ cấu sở hữu, tổ chức và kinh doanh đa dạng, có quy mô lớn, nó vừa có chức năng sản xuất- kinh doanh, vừa có ch ức năng liê n kết kinh tế nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung cao nhất các nguồn lực ban đầu (vốn, sức lao động, công nghệ, v.v..) để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và tối đa hóa lợi nhuận. Trong đó các TĐKT là tổ hợp các doanh nghiệp thành viên (côn g ty con) do công ty m ẹ nắm quyền lãnh đạo chi phối về nguồn lực ban đầu, chiến lược phát triển và ho ạt động nhiều ngành, nhi ều lĩnh vực ở nhiều vùng lãnh th ổ khác nhau”

Trong đề tài nghiên cứu về TĐKT của Bộ kế hoạch và Đầu tư (2007) đưa ra khái niệm: “TĐKT là tổ hợp các doanh nghiệp hoạt động trong một hay nhiều

lĩnh vực khác nhau, ở phạm vi một nước hay nhiều nước; trong đó có một doanh nghiệp (công ty mẹ) nắm quyền lãnh đạo, chi phối hoạt động của các doanh nghiệp khác (công ty con) về mặt tài chính và chiến lược phát triển. TĐKT là một cơ cấu tổ chức vừa có chức năng kinh doanh, vừa có chức năng liên kết kinh tế nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh và t ối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh.”

Những khái niệm trên được đưa ra trên khía cạnh kinh tế học. Các khái niệm miêu tả khá đầy đủ và chính xác mô hình TĐKT vì vừa hàm chứa đặc điểm về kinh tế, vừa hàm chứa một số đặc điểm về pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều tác giả cũng đưa ra khái niệm về TĐKT với nhiều nội dung tương đồng đó là: một phương thức tổ chức kinh doanh, quy mô lớn, có sự liên kết, hoạt động theo mô hình công ty mẹ- công ty con, ho ạt động vì mục đích kinh tế, lợi nhuận. Đây là những điểm chung cơ bản, để tác giả luận án xây dựng một khái niệm về TĐKT.

Về khái niệm dưới góc độ pháp lý, theo Nguyễn Ngọc Bích (2007), Tập đoàn: tổ chức và điều hành: “Tập đoàn là tên g ọi để chỉ một nhóm công ty kết nối với nhau bằng vốn hay bằng quyền biểu quyết. Mỗi công ty trong tập đoàn là một pháp nhân độc lập, tức là có quy ền đi kiện và b ị kiện, và có tài s ản để thực hiện quyền đó. Tập đoàn không ph ải là m ột khái niệm pháp lý vì trong luật không có khái ni ệm trách nhiệm tập thể.”

Quan niệm của tác giả Nguyễn Ngọc Bích chỉ coi TĐKT là một tên gọi chưa phản ánh đầy đủ bản chất của mô hình TĐKT. Tuy nhiên, đây vẫn là khái niệm có giá trị tham khảo tốt với nghiên cứu sinh trong quá trình xây dựng khái niệm pháp lý về TĐKT.

1.2.1.2. Đặc điểm tập đoàn kinh t ế

Nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những đặc trưng cơ bản của mô hình TĐKT. Tác phẩm “Thành l ập và quản lý các tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” của Nguyễn Đình Phan, Trương Đoàn Thể, Phương Bá Phượng, Nguyễn

Thế Phiệt, NXB Chính trị Quốc gia (1996) đưa ra 03 đặc điểm về quy mô, ngành nghề và mô hình TĐKT. Tác phẩm “Mô hình tập đoàn kinh t ế trong công nghi ệp hóa, hi ện đại hóa” của Vũ Huy Từ, NXB Chính trị Quốc gia (2002) đưa ra 04 đặc điểm về quy mô, ngành nghề, cấu trúc và điều hành TĐKT. Điểm chung của hầu hết các công trình nghiên cứu đều phân tích các đặc điểm v ề kinh tế của TĐKT bao gồm:

Thứ nhất, TĐKT có quy mô v ốn lớn, nguồn vốn này có th ể do Nhà nước hỗ trợ vốn (đây là mô hình TĐKT điển hình tại các quốc gia châu Á); sử dụng nhiều lao động,; phạm vi hoạt động rất rộng không chỉ nằm trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà ở nhiều nước trên phạm vi toàn cầu;

Thứ hai, các TĐKT đều hoạt động kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực ;

Thứ ba, các tập đoàn thường đa dạng về cơ cấu tổ chức nhưng chủ yếu hoạt động theo mô hình công ty me- công ty con. Trong đó công ty mẹ sở hữu số lượng lớn phần vốn góp trong công ty con và giữ quyền chi phối. Trên thế giới cũng có nhiều mô hình TĐKT khác nhau, cơ cấu tổ chức có đôi chút khác biệt;

Thứ tư, các TĐKT thường có một ngân hàng lớn “độc quyền” hoặc công ty tài chính, công ty này có th ể nắm cổ phần chi phối các công ty thành viên. Bên cạnh đó TĐKT có th ể có các trung tâm nghiên cứu khoa học, các cơ sở đào tạo.

Các đặc điểm này phản ánh đúng bản chất về kin h tế của các mô hình kinh tế, tác giả luận án sử dụng những kết quả nghiên cứu này, có b ổ sung thêm những ví dụ cụ thể để minh chứng. Tuy nhiên, các công trình nghiên c ứu đều chưa tiến hành tìm hiểu những đặc điểm của TĐKT dưới góc độ pháp lý, nhằm làm rõ bản chất và đặc trưng của mô hình này. Đây là nội dung chiếm tỉ trọng lớn trong nội dung luận án.

1.2.1.3. Về các hình thức liên kết trong tập đoàn kinh t ế

Đề tài nghiên c ứu “Xu thế hình thành TĐKT ở Việt Nam” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2007) đã phân tích cụ thể các hình thức liên kết dựa trên bản

chất của liên kết, các công trình nghiên cứu xem xét dưới dạng “liên kết cứng” và “liên kết mềm”.

Trong đó “liên kết cứng” là các công ty thành viên “liên kết chặt chẽ về vốn”. Các công ty thành viên m ất tính độc lập về tài chính, sản xuất và thương mại. Công ty mẹ có lợi thế nắm giữ cổ phần chi phối các công ty để giữ quyền lãnh đạo, ra quyết định quan trọng các công ty thành viên. Các công ty thành viên hoạt động trong cùng một ngành nghề hoặc có liên quan với nhau về chu kỳ công nghệ sản xuất, bổ sung cho nhau trong quá trình sản xuất, kinh doanh liên tục, thống nhất theo chiến lược chung của tập đoàn.

“Liên kết mềm” các công ty thành viên ký k ết hiệp định thỏa thuận với nhau về các nguyên tắc chung trong hoạt động sản xuất – kinh doanh như xác định quy mô sản xuất, số lượng và giá cả sản phẩm, phân chia thị trường, hợp tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, trao đổi bằng phát minh sáng chế, v.v.. Theo hình thức này, các TĐKT thường có một ban quản trị điều hành cá c hoạt động theo một chiến lược chung, nhưng từng công ty thành viên vẫn giữ nguyên tính độc lập về sản xuất, tài chính và thương mại.

Nội dung của Luận án cũng bàn về tính liên kết trong tập đoàn nhưng dưới góc độ pháp lý. Các liên kết trong TĐKT được hình thành trên cơ sở quan hệ hợp đồng như: hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng chuyển quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, v.v.. Việc phân tích cụ thể các quy định về từng loại hợp đồng là cơ sở để xác định bản chất liên kết.

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 29 - 32)