Tình hình nghiên cứu về giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp thực

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 34 - 38)

Các nhà nghiên c ứu sau khi tiến hành xem xét các n ội dung về TĐKT đều có những định hướng hoàn thiện và giải pháp khắc phục những yếu điểm của TĐKT. Về giải pháp hoàn thiện có các giải pháp cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của TĐKT được đa số các nhà nghiên cứu nhắc đến.

Theo Lưu Đức Khải và Hà Huy Ng ọc (2009) (trong tác phẩm “Phát tri ển TĐKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí cộng sản số 6): Nhà nước sớm ban hành các quy định về tính pháp lý, mô hình và nguyên tắc hình thành các TĐKT, những yêu cầu và tiêu chí về quy mô tổ chức, phương pháp tổ chức, các hệ thống quản lý, đội ngũ cán bộ, số vốn pháp định, các chỉ tiêu kinh tế tối thiểu, v.v.. Song song với khung khổ cơ bản nhất về pháp lý, Nhà nước có những quy định rõ ràng h ơn trong cơ chế hoạt động và mối quan hệ bên trong mỗi tập đoàn liên quan đến kinh doanh, đầu tư, tài chính, thông tin, nhân sự, tài sản, trách nhiệm, v.v.. Quan trọng nhất là phải xác định và phân biệt một cách rõ ràng h ơn nữa vai trò quản lý của Nhà nước và của chủ sở hữu.

Theo Nguyễn Minh Phong (2011) (trong tác phẩm “Những nút thắt trong phát triển tập đoàn kinh t ế Nhà nước”, Tạp chí Ngân hàng 2011): Việt Nam phải khẩn trương xây dựng Luật quản lý vốn Nhà nước hoặc Luật đầu tư công

tạo cơ sở pháp lý cần thiết điều chỉnh bằng Luật đối với các hoạt động đầu tư công, trong đó có đầu tư của các DNNN trong 2 dạng hoạt động vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Theo Vũ Huy Từ (2002) (trong tác phẩm “Mô hình tập đoàn kinh t ế trong công nghi ệp hóa, hiện đại hóa”, NXB Chính trị Quốc gia): để TĐKT có thể hoạt động tại Việt Nam cần phải có hệ thống văn bản: Luật về công ty tài chính, Luật thị trường chứng khoán, Luật liên kết kinh doanh, Luật đầu tư trong và ngoài nước, Luật cạnh tranh, Luật chống độc quyền. Nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị Việt Nam cần sớm ban hành Luật Tập đoàn kinh tế.

Theo ông Trương Gia Bình- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT ( 2010) (trong bài tạp chí điện tử “Mô hình tập đoàn kinh t ế tư nhân: Có cần đạo luật riêng”

Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp do Phan Nam thực thiện): Không cần thiết phải có một văn bản mang tính chất hành chính về sự ra đời của TĐKT tư nhân mà

chỉ cần Luật Doanh nghiệp là có th ể giải quyết được. Sở dĩ, Chính phủ có riêng một Nghị định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý TĐKT nhà nước có thể là để tháo gỡ cho các TĐKT nhà nước.

Thứ hai, khuyến khích sự phát triển của tập đoàn.

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó chủ tịch thường trực Hội doanh nhân trẻ Việt Nam (2010) (trong bài tạp chí điện tử “Mô hình tập đoàn kinh t ế tư nhân: Có c ần đạo luật riêng” Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp do Phan Nam thực thiện): việc thành lập mô hình TĐKT tư nhân cần phải chú trọng đến những thế mạnh nội tại của chính doanh nghiệp. Quan trọng hơn nữa, chúng ta cũng cần có những nghiên cứu cụ thể, học tập các mô hình kinh tế tư nhân từ các nước phát triển, nhất là các nước có điều kiện phát triển tương tự V iệt Nam để có những hoạch định và bước đi đúng hướng khi hình thành TĐKT tư nhân ở Việt Nam. Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam đã thành l ập nhóm chuyên gia và các doanh nghiệp để có thể hoàn thành s ớm nhất đề án hình thành TĐKT tư nhân trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

Theo ông Nguy ễn Hồng Sơn- Tổng giám đốc Tập đoàn đầu tư phát triển nhà Hà N ội (2010) (trong bài tạp chí điện tử “Mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân: Có cần đạo luật riên g” Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp do Phan Nam thực thiện): việc hoạch định các chính sách nhằm xây dựng mô hình hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân phải tương thích với hệ thống pháp luật, cải cách hành chính về cạnh tranh và đầu tư, thương mại, chuyển giao công nghệ, thuế, tài chính, ngân hàng, sáp nhập và mua lại theo hướng t hống nhất để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.

Thứ ba, Nhóm gi ải pháp hỗ trợ các TĐKT phát huy vai trò và tác d ụng là những “trọng điểm và mũi nhọn kinh tế” , giám sát hoạt động của các TĐKT.

Theo ông Đinh La Thăng- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn dầu khí Việt Nam (2010) (trong tác phẩm

Về tập đoàn kinh t ế nhà nước ở Việt Nam sau gần 5 năm thí điểm hoạt động”,

Tạp chí Cộng sản, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam): cần phải kiện toàn công tác qu ản lý của Nhà nước và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với tập đoàn. Hình thành mới một cơ quan của Chính phủ quản lý thống nhất mọi mặt hoạt động của các TĐKT nhà nước. Thực hiện ủy quyền tối đa cho HĐTV tập đoàn trên cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để các tập đoàn chủ động, quyết định kịp thời và chịu trách nhiệm về các vấn đề lớn trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và đấu thầu đối với những vấn đề đòi hỏi phải có quyết định nhanh chóng, không để lỡ những cơ hội sản xuất, kinh doanh; thường xuyên sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế tài chính của tập đoàn cho phù h ợp với thực tiễn hoạt động của tập đoàn theo từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển.

Theo Lưu Đức Khải và Hà Huy Ngọc (2009) (trong tác phẩm Phát tri ển TĐKT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí cộng sản số6): Quy định rõ trách nhi ệm của các bộ, ngành trong việc quản lý và giám sát TĐKT, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư giám sát công ty m ẹ thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn vào doanh nghiệp khác thuộc lĩnh vực có nguy cơ rủi ro, giám sát các danh mục đầu tư, các ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề liên quan; Bộ Nội vụ theo dõi, đánh giá năng lực cán bộ lãnh đạo do anh nghiệp; Bộ Tài chính giám sát, đánh giá hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của công ty mẹ và toàn bộ hoạt động của TĐKT, giám sát việc tăng vốn điều lệ của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, phát hành c ổ phiếu, việc vay vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản; giám sát việc chuyển dịch vốn, đầu tư, các nguồn lực bên trong tập đoàn và ngoài t ập đoàn. Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền và đặc quyền kinh doanh của DNNN để phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế và thực hiện các cam kết WTO. Có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh của các TĐKT và giải phóng được các nguồn lực kinh tế khác.

Theo Trần Tiến Cường (2011) (trong tác phẩm “Nâng cao sức cạnh tranh của TĐKT Nhà nước”, Tạp chí Cộng sản- Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam số 82): cần tách chức năng chủ sở hữu với chức năng quản lý hành chính nhà nước; bảo đảm tính chuyên trách, chuyên nghi ệp, có đầu mối của đại diện ý chủ sở hữu đối với các TĐKT nhà nước, hoặc có thể thành lập một tổ chức chuyên trách đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với các TĐKT nhà nước. Giải pháp này hạn chế tình trạng không rõ trách nhi ệm trong sử dụng vốn, tài sản và tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, kiểm soát được các nhân tố làm giảm sức cạnh tranh của TĐKT nhà nước.

Theo Nguyễn Minh Phong (2011) (trong tác phẩm “Những nút thắt trong phát triển tập đoàn kinh t ế Nhà nước” , Tạp chí Ngân hàng 2011) : phải buộc tất cả các TĐKT phải công bố thông tin hoạt động, nhất là về tài chính như quy định đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Kết luận, hầu hết các giải pháp hoàn thiện TĐKT tại Việt Nam tập trung vào giải pháp về quản trị và kinh tế, vì nhà nghiên cứu tiếp cận TĐKT chủ yếu dưới góc độ quản lý kinh tế. Các giải pháp này cũng tập trung vào các TĐKT Nhà nước mà thiếu giải pháp cho các TĐKT tư nhân. Điều này phản ảnh nhu cầu mang tính thời sự về hoàn thiện cơ chế hoạt động của TĐKT Nhà nước, tuy nhiên, các TĐKT tư nhân cũng cần có các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh trong giai đoạn mới.

1.3. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN GIẢI QUYẾT TRONG LUẬNÁN , CÂU H ỎI NGHIÊN C ỨU VÀ GI Ả THUYẾT NGHIÊN C ỨU

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 34 - 38)