Thực trạng quản lý và giám sát đối với tập đoàn kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 125 - 128)

Đối với TĐKT nhà nước, Nhà nước thực hiện chức năng quản lý và giám sát để đảm bảo tính hiệu quả của nguồn vốn do Nhà nước đầu tư, tránh thất thoát, lãng phí. Do đó, Nhà nước phải ban hành một hệ thống văn bản pháp luật riêng để thực hiện chức năng này:

- Nghị định của Chính phủ số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 về chuyển đổi công ti nhà nước thành công ti TNHH m ột thành viên và t ổ chức quản lí công ti TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;

- Nghị định của Chính phủ số 99/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 về việc phân công, phân c ấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

- Nghị định của Chính phủ số 61/2013/NĐ-CP ngày 25/6/2013 về ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Nghị định của Chính phủ số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ;

- Nghị định của Chính phủ số 206/2013/NĐ-CP về quản lý nợ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

- Nghị định của Chính phủ số 49/2014/NĐ-CP về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu;

- Nghị định của Chính phủ số 87/2015/NĐ-CP về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 35/2013/QĐ-TTg ban hành Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhi ệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Hoạt động quản lý và giám sát được Nhà nước thực hiện thông qua nhưng phương pháp sau: (i) Phương pháp trực tiếp: hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước được phân công tại tập đoàn, thành l ập Hội đồng tư vấn đánh giá

hệ quả hoạt động của tập đoàn, công tác k ế toán, kiểm toán tại tập đoàn.; (ii) Phương pháp gián tiếp: báo cáo thường xuyên, đột xuất của Hội đồng thành viên của tập đoàn; (iii) Phương pháp minh bạch hóa thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Hiệu quả của hoạt động quản lý và giám sát TĐKT nhà nước chưa cao. Nhiều sai phạm ở các TĐKT nhà nước không được phát hiện cho đến khi hậu quả trở nên đặc biệt nghiêm trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế và tâm lý xã hội.

Một ví dụ cụ thể trong trường hợp của Tập đoàn Công nghi ệp tàu thủy Việt Nam, suốt một thời gian dài Tập đoàn này có nhi ều vi phạm trong hoạt động sử dụng vốn nhà nước, tuy nhiên không có cơ quan quản lý nào phát hiện được, nhiều đoàn thanh tra đến thanh, ki ểm tra cũng không tìm ra vi phạm [11]. Sự việc chỉ được phát hiện khi tổng số nợ của Vinashin là trên 80.000 tỷ (tám mươi nghìn tỷ đồng). Điều đặc biệt hơn, ngoài những cá nhân trực tiếp tham gia quản lý tập đoàn này b ị xử lý kỉ luật (có cá nhân chịu trách nhiệm hình sự), không có cá nhân c ủa các cơ quan tham gia quản lý, giám sát tập đoàn bị xử lý.

Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, quyền quản lý và giám sát t ập đoàn được phân cho nhiều cơ quan quản lý khác nhau. Để quản lý TĐKT, Chính phủ giao cho Bộ quản lý ngành thực hiện việc giám sát, bên cạnh đó cũng giao cho Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có nhiều nội dung quản lý, giám sát chồng chéo. Khi có sai phạm xảy ra, khó xác định được lỗi của cơ quan quản lý, giám sát vì không biết nhiệm vụ quản lý, giám sát đó được giao cho cơ quan cụ thể nào. Bộ quản lý ngành được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý TĐKT nhà nước thường có biểu hiện bao che cho những sai phạm của tập đoàn.

Thứ hai, pháp luật chỉ quy định cụ thể về nội dung giám sát nhưng không quy định về các tiêu chí giám sát. Các chỉ tiêu hàng năm do TĐKT nhà nước đưa ra chủ yếu là chỉ tiêu về tài chính mà không có các ch ỉ tiêu về các vấn đề hoạt động khác của tập đoàn. Việt Nam cũng thiếu bộ công cụ để đánh giá tập đoàn một cách khách quan.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động kiểm soát viên trong TĐKT nhà nước thấp. Nguyên nhân b ởi: kiểm soát viên được bổ nhiệm không đủ trình độ để tham gia giám sát ho ạt động của các tập đoàn hoặc kiểm soát viên được bổ nhiệm đang giữ chức vụ trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoạt động kiểm soát tại tập đoàn không chuyên trách, có kiểm soát viên được bổ nhiệm vẫn đang sinh hoạt Đảng tại Đảng ủy của tập đoàn.

Thứ tư, cơ chế công khai, minh bạch hóa thông tin không được thực hiện tốt. Theo quy định tại Nghị định 69/2014/NĐ-CP, có nhiều thông tin mà công ty mẹ trong tập đoàn phải công bố trên trang điện tử của tập đoàn và trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tuy nhiên thực tế nhữn g thông tin này chưa được công bố. Hiện nay, Nhà nước chưa có biện pháp xử lý nào đối với hành vi không thực hiện việc đăng tải thông tin của các tập đoàn. Tính chính xác của các báo cáo c ũng là một vấn đề, nội dung của báo cáo thường tập trung vào những hiệu quả kinh doanh mà tập đoàn đạt được, hiện tượng “làm đẹp” báo cáo vẫn còn xảy ra trên thực tế.

3.5. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HOẠT ĐỘNG THEO MÔ HÌNH T ẬP ĐOÀN KINH T Ế

Một phần của tài liệu 7.-Luận-án-Những-vấn-đề-pháp-lý-về-tập-đoàn-kinh-tế-tại-Việt-Nam (Trang 125 - 128)