Khái niệm phụ thuộc hàm

Một phần của tài liệu BG He thong thong tin quan ly (Trang 86 - 87)

Khái niệm phụ thuộc hàm giữa hai thuộc tính A và B được phát biểu như sau: “Thuộc tính B phụ thuộc hàm vào thuộc tính A, viết là A → B nếu với mỗi giá trị của A tương ứng với một giá trị duy nhất của B”. Nói cách khác là tồn tại một ánh xạ từ tập hợp các giá trị của Ađến tập hợp các giá trị của B.

Trong một thực thể, mỗi thuộc tính đều phụ thuộc hàm vào khóa - một thuộc tính duy nhất hoặc hai hay nhiều hơn nữa các thuộc tính khác (tạo thành bộ khóa).

Ví dụ: Xét thực thể “Hóa đơn” với các thuộc tính Số hóa đơn, Tên khách hàng, Tên hàng hóa, Tiền mua hàng.

Ta thấy có các sự phụ thuộc hàm sau đây: <Số hóa đơn> → <Tên khách hàng> <Số hóa đơn> và <Tên hàng hóa> → <Tiền mua hàng>

Đối với các thực thể, bao giờ cũng phải xác định được ít nhất một thuộc tính là thuộc tính khóa. Ứng với mỗi giá trị của khóa, chúng ta xác định được một bộ giá trị duy nhất của các thuộc tính còn lại.

Ví dụ: Trong bảng thực thể “Khách hàng” (#Mã KH, Tên KH, Địa chỉ KH), khách hàng có thể thay đổi địa chỉ của mình, nhưng vào mọi lúc, với một giá trị của khóa đã cho là Mã KH, ta có thể nói rằng có một bộ giá trị “Tên KH” và “Địa chỉ KH” duy nhất và luôn luôn xác định được.

Nếu một thuộc tính không phụ thuộc hàm vào khóa thì nó phải thuộc một bảng thực thể khác. Ví dụ như thực thể “Sinh viên” không thể chứa thuộc tính “Điểm thi” vì thuộc tính này không phụ thuộc hàm vào khóa là “Mã SV” (một giá trị “Mã SV” ứng với nhiều điểm thi của các môn khác nhau, lần thi khác nhau).

Một phần của tài liệu BG He thong thong tin quan ly (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w