5. Bố cục khoá luận
1.1.3.1. Chính sách lương thưởng và phúc lợi
Tiền lương:
Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền vàđược ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng laođộng và người laođộng hoặc bằng pháp luật, do người sử dụng laođộng phải trả cho người laođộng theo hợpđồng laođộng cho một công việcđã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.
Tiền lương là một trong những yếu tố quan trọngđể tạođộng lực làm việc cho người laođộng, nóđóng vai trò kích thích người laođộng hoàn thành công việc có hiệu quả cao.Đối với người laođộng, mức lương nhậnđược càng cao thì sự hài lòng về công việc càngđược tăng cường, giảm lãng phí giờ công, ngày công. Họ sẽngày càng gắn bó với tổ chức, tăng năng suất laođộng cá nhân, chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức.
Thưởng:
Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung thêm ngoài tiền lương nhằm khuyến khích người laođộng mà tiền lương không làm được. Tiền thưởng là một dạng khuyến
khích tài chính thườngđược thực hiện vào cuối mỗi quý hoặc mỗi năm tài chính. Tiền thưởng cũng có thể được sử dụngđể ghi nhận những thành tích xuất sắc của người lao động.
Tiền thưởng cũng là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cựcđối với người laođộng trong việc phấnđấu thực hiện công việc tốt hơn. Thưởng có rất nhiều loại như thưởng năng suất, chất lượng; thưởng do tiết kiệm; theo sáng kiến; theo kết quả hoạtđộng kinh doanh chung của doanh nghiệp; thưởng bảođảm ngày công;… Hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ thưởng nhân viên bằng tiền mặt mà còn thưởng bằng các khuyến khích về mặt tinh thần khác như thưởngđi du lịch, vé xem phim hay đi chơi miễn phí tại các khu vui chơi,…
Các phúc lợi:
Phúc lợi là phần thù lao gián tiếpđược trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người laođộng như: bảo hiểm sức khỏe; bảođảm xã hội; tiền lương hưu; tiền trả cho những ngày nghỉ lễ, nghỉ phép; các chương trình giải trí, nghỉ mát; nhà ở; phương tiện đi lại và các phúc lợi khác gắn liền với các quan hệ làm việc hoặc là thành viên trong tổchức.Có hai loại phúc lợi cho người laođộngđó là:
Phúc lợi bắt buộc,đó là các khoản phúc lợi tối thiểu mà các tổ chức phảiđưa ra theo yêu cầu của pháp luật. Nó có thể là các loại bảođảm, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Phúc lợi tự nguyện,đó là các phúc lợi mà tổ chứcđưa ra tùy thuộc vào khả năng kinh tế của họ và sự quan tâm của người lãnhđạo ở đó. Nó bao gồm các loại: Các phúc lợi bảo hiểm: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm mất khả năng lao động và Các phúc lợi bảođảm: bảođảm thu nhập, bảođảm hưu trí.
Ý nghĩa của phúc lợi:Đảm bảo cuộc sống cho người laođộng; Làm tăng uy tín của doanh nghiệp, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong việc thu hút nhân lực; Làm người laođộng thấy phấn chấn, giúp công ty tuyển mộ và giữ được lực lượng laođộng có trìnhđộ; Góp phần nâng caođời sống vật chất và tinh thần cho người laođộng, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất laođộng; Giảm bớt gánh nặng của xã hội cho việc chăm lo cho người laođộng.
Đào tạo là quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiếtđể thực hiện một công việc cụ thể. Nếuđào tạo con người là một loạt các hoạtđộng nhằm trang bị cho nhân viên các kỹ năng mà doanh nghiệp sẽ cầnđến trong tương lai thì từ đó nhân viên sẽ có được các kỹ năng cụ thể hoặc giúp nhân viên sửa chữađược những thiếu sót trong quá trình làm việc của họ.Đào tạo kỹ năng cho nhân viên có thể bao gồm việc cải thiện trìnhđộ văn hóa cơ bản, các bí quyết công nghệ, thông tin liên lạc giữa các cá nhân, hoặc khả năng giải quyết vấnđề.
Thăng tiến là việc di chuyển lên vị trí làm việc có trách nhiệm cao hơn trong tổ chức. Nhân viên sẽ cóđộng lực, nỗ lực làm việc hơn khi thấy trướcđược cơ hội thăng tiến của mình trong tương lai. Nếu mọi nỗ lực của nhân viên trong một khoảng thời gian dài mà họ thấy chưa được cấp trên quan tâmđể thăng tiến thì nhân viên sẽ trở nên lười biếng thậm chí từ bỏ doanh nghiệp.
Đào tạo và thăng tiến không chỉ thỏa mãn cho nhân viên về nhu cầuđược phát triển và học hỏi, mà nó còn giúp cho doanh nghiệp nâng caođược chất lượng của lao động thông qua các hình thức. Thứ nhất, xây dựng và thực hiện các chương trìnhđào tạo và phát triển nguồn nhân lực bằng cách tạođiều kiện cho họ có cơ hộiđượcđào tạo chuyên sâu về chuyên mônđể nâng cao năng lực làm việc, thường xuyên có những buổi học bổ sung kiến thức cho nhân viên. Thứ hai, ngay trong nội bộ công ty, cấp trên hướng dẫn tận tình cho cấp dưới, nhân viên cũ và nhiều kinh nghiệm chỉ bảo cho những nhân viên mớiđể họ nhanh chóng nắm bắt công việc cũng như hòađồng với tập thể.Đây là một chính sách không thể thiếu trong bất kì doanh nghiệp nào nếu muốn giữ chân người laođộng.
1.1.3.3. Điều kiện làm việc
Môi trường làm việc là nơi mà người laođộng tiếp xúc hàng ngày và nó có ảnh hưởngđến khả năng làm việc, sức khỏe, tháiđộ và hiệu quả làm việc của mỗi người. Có mộtđiều kiện làm việc tốt sẽ làm cho người laođộng yên tâm làm việc, có nhiều cơ hộiđể phát huy năng lực. Ngược lại, nếuđiều kiện làm việc không tốt sẽ khiến cho họ làm việc trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi và chán nản dẫnđến bất mãn trong công việc. Dođó để duy trì trạng thái làm việc tốt cho người laođộng cần phải cung cấp cho họ mộtđiều kiện làm việc vớiđầyđủ các trang thiết bị máy móc phục vụ cho
công việc, nơi làm việcđược thiết kế và bố trí một cách khoa học nhằm tạođiều kiện tốiđa cho người laođộng thực hiện công việc. Cung cấpđầyđủ các trang thiết bị bảo hộ laođộngđảm bảođạt tiêu chuẩn nhằm bảo vệ sức khỏe của người laođộng,đảm bảo cho người laođộng luônđược làm việc trong môi trường an toàn,điều kiện sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái.
Tóm lại, xây dựng môi trường làm việc tốt là một trong những nội dung hàng đầu mà cơ quan, doanh nghiệp phải quan tâm thực hiện. Có môi trường làm việc tốt thì mỗi nhân viên mới cóđiều kiện làm việc tốt, phát huyđược khả năng của mình, chung sức thực hiện nhiệm vụcủa doanh nghiệp.
1.1.3.4. Bản chất công việc
Trong mỗi doanh nghiệp ai cũng hiểu việc mỗi người laođộngđược bố trí và sử dụng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả sử dụng laođộng rất cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có những biện pháp bố trí và sử dụng laođộng hiệu quả, tình trạng này diễn ra rất phổ biến hiện nay. Việc laođộngđược bố trí công việc trái ngành trái nghề đang diễn ra không chỉ ở laođộng có chuyên môn cao mà còn ở cả những lao động phổ thông. Với một công việcđược cảm nhận là an toàn, và người laođộng được làm việc vớiđúng chuyên ngành mìnhđượcđào tạođó là điều góp phần tạo nên động lực làm việc cho người laođộng.
1.1.3.5. Đánh giá thành tích
Đánh giá thành tích của nhân viên trong Công ty là một công việc vô cùng quan trọng của một nhà quản lý.Đánh giá đúng và đủ những gì mà nhân viên làm được sẽ là công cụ để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên, tạo sự công bằng trong Công ty và cũng là cơ sở cho công tácđãi ngộ,đào tạo và phát triển sau này của Công ty.
Đánh giá thành tích nhân viên là tiến trìnhđánh giá mứcđộ, sựhoàn thành công việc của nhân viên theo những mục tiêuđãđặt ra trong một giaiđoạn nàođó. Đây cũng làđánh giá kết quả công việc.Kết quả đánh giá công việc càng chính xác thì càng kích thích nhân viên làm việc, tăng lòng tin của nhân viên vì thế tạođộng lực nâng cao năng suất laođộng, hiệu quảlàm việc của nhân viên hơn.