Kiến nghị với Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 102)

6. Cấu trúc đề tài

3.3.3.Kiến nghị với Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Quy định bến bãi đỗ xe phù hợp và thuận tiện cho xe du lịch phục du lịch tham qua, mua sắm trong nội thành. Trình ủy Ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về quy hoạch và phát triển xe buýt phục vụ du lịch nhƣ: Phƣơng tiện xe buýt, quy định tuyến đƣờng, điểm dừng, thời gian xe khởi hành và kết thúc. Cũng nhƣ có chính sách phát triển phƣơng tiện xích lô phục vụ du lịch rất đƣợc du khách Mỹ ƣa thích: Chuẩn xích lô đảm bảo an toàn cho du khách, những tuyến đƣờng, nơi đỗ chờ khách, thời gian đƣợc phép lƣu hành của xe xích lô.

Sở Giao thông Vận tải phối hợp với cơ quan chức năng có biện pháp đối với tình trạng taxi dù, tăng cƣờng công tác kiểm tra và nâng mức xử phạt đối với tình trạng xe taxi dù, xe nhái nhãn hiệu, thành lập trạm đón trả khách và phát phiếu của các hãng taxi, quy định nơi đậu, chờ tài, trả khách cho xe taxi.

Quản lý chặt chẽ phƣơng tiện giao thông đƣờng thủy đảm bảo an toàn cho du khách tham gia, có những quy định phù hợp về đăng kiểm phƣơng tiện và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn khi sử dụng phƣơng tiện đƣờng thủy phục vụ du khách. Kiểm tra, rà soát các loai phƣơng tiện thủy nôi địa, kiên quyết loại bỏ các phƣơng tiện không đủ tiêu chuẩn phục vụ khách. Sở Du lịch và sở Giao thông Vận tải phối hợp tổ chức tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ nhân về vai trò, trách nhiệm khi điều khiển phƣơng tiện để đảm bảo chất lƣợng dịch vụ, an toàn tính mạng và tài sản cho khách du lịch cũng nhƣ cho bản thân ngƣời điều khiển phƣơng tiện.

3.3.4. Kiến nghị với Sở Tài nguyên và Môi trường

Đƣa ra chiến dịch bảo vệ môi trƣờng du lịch: Sở Tài nguyên và Môi trƣờng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao Du lịch hằng năm nên phối hợp với các CTLH, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, điểm tham quan, điểm mua sắm, điểm giải trí tổ chức chƣơng trình “Du lịch có trách nhiệm với môi trƣờng”. Qua đó công ty phát động phong trào ngay tại đơn vị, nhắc nhở khách du lịch tham gia bảo vệ môi trƣờng bằng những việc làm cụ thể nhƣ không xả rác, nhặt rác khi nhìn thấy; sử dụng các phƣơng tiện, đồ dùng thân thiện với môi trƣờng.

Sở phối hợp với Phòng Văn hóa Thông tin các Quận/Huyện và Ban Quản lý các điểm tham quan, di tích tiến hành rà soát, thống kê, vận động, nâng cấp cải tạo lại nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn phục vụ khách. Bố trí thùng rác và hƣớng dẫn bỏ rác đúng nơi quy định, có bảng hƣớng dẫn bằng tiếng Anh để hƣớng dẫn du khách.

Tổ chức biên tập, in ấn những tập gấp, tờ bƣớm tuyên truyền về hành vi ứng xử trong du lịch. Xây dựng những chƣơng trình, những đoạn phim ngắn, lồng ghép vào các tiết mục quảng cáo trên Đài Truyền hình để nâng cao nhận thức và giữ gìn bảo vệ các điểm di tích văn hóa lịch sử, điểm công cộng.

3.3.5. Kiến nghị với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Công an

Tình hình an ninh trật tự du lịch tại điểm đến vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp, xu hƣớng tội phạm cƣớp giật, móc túi gia tăng nhƣng công tác xử lý các vụ việc vi phạm chƣa đủ tính răn đe nên hiệu quả cũng chƣa đạt nhƣ mong muốn. Nên cần triển khai quy chế phối hợp giữa Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, Công an

thành phố và sở Văn hóa Thể thao Du lịch về tăng cƣờng công tác đảm bảo an ninh trật tự trong hoạt động du lịch nhƣ:

Xây dựng kế hoạch truyền thông đƣờng dây nóng giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự du lịch, lắp đặt các biển báo cấm buôn bán hàng rong tại các điểm tham quan, làm cơ sở hỗ trợ các lực lƣợng chức năng thực hiện nhiệm vụ.

Thành lập lực lƣợng cảnh sát du lịch với đầy đủ quyền hạn, có quyền ngăn chặn tình trạng cƣớp giật, các hiện tƣợng tiêu cực, quấy rầy du khách làm ảnh hƣởng đến văn hóa Việt Nam, bên cạnh đó hƣớng dẫn du khách có những ứng xử, trang phục phù hợp với văn hóa ngƣời Việt Nam. Lực lƣợng cảnh sát này phải có yêu cầu cao về ngoại ngữ, có thái độ hòa nhã, thân thiện với du khách, yêu cầu nghiệp vụ cao hơn, khả năng quan sát nhạy bén, xử lý tình huống nhanh chóng Đƣợc trang bị trang phục, phù hiệu, vũ khí riêng, phƣơng tiện riêng, bố trí tại tuyến đƣờng và điểm du lịch có nhiều du khách tham quan.

Tiểu kết chƣơng 3

Nhìn chung, chƣơng 3 tác giả đã nêu lên đƣợc mục tiêu, định hƣớng phát triển du lịch Tp HCM cũng nhƣ phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng CTDL của Tp HCM và của công ty TNHH MTV trên địa bàn, từ đó tác giả đƣa ra quan điểm giải quyết vấn đề. Ngoài ra tác giả đã đƣa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng CTDL cho thị trƣờng khách Mỹ của các CTLH TNHH MTV trên địa bàn nhƣ: Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng, đa dạng hóa CTDL, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, tăng cƣờng cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và thƣơng mại điện tử trong kinh doanh, tăng cƣờng mối quan hệ với đối tác và nhà cung ứng dịch vụ, áp dụng hệ thống tiêu chí để đánh giá chất lƣợng CTDL, xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các CTLH. Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với trung ƣơng và các cơ quan hữu quan nhƣ: bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tổng cục du lịch, Sở Du lịch, Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội và Sở Công an để có những giải pháp cải thiện tình hình chất lƣợng các dịch vụ hiện tại giúp CTLH thuận tiện cho việc nâng cao chất lƣợng CTDL.

KẾT LUẬN

Hiện nay các CTLH tại Tp HCM so với công ty các nƣớc trong khu vực thì sản phẩm của chúng ta còn thiếu những CTDL đặc sắc mang bản sắc riêng, CTDL còn kém sƣ́c cạnh tranh , chƣa cónhững thƣơng hiệu CTLH nổi bật do vậy việc thu hút đƣợc thị trƣờng khách Mỹ kém hơn các nƣớc trong khu vực, nên việc cần thiết để nâng cao vị thế và tăng tính cạnh tranh để thu hút thị trƣờng khách Mỹ thì điều cần thiết của các CTLH là phải nâng cao chất lƣợng CTDL.

Luận văn đã hệ thống cơ sở lý thuyết về CTDL và nâng cao chất lƣợng CTDL, các nhân tố ảnh hƣởng, ý nghĩa, vai trò của nâng cao chất lƣợng CTDL. Học hỏi kinh nghiệm từ các CTLH ở các nƣớc trong khu vực từ đó rút ra một số bài học cho các CTLH trên địa bàn Tp HCM về cách thức nâng cao chất lƣợng CTDL.

Muốn nâng cao chất lƣợng CTDL của công ty CTLH thì cần phải biết đƣợc thực trạng chất lƣợng CTDL thông qua phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng CTDL; phân tích thực trạng chất lƣợng CTDL của CTLH, thông qua sự đánh giá của du khách Mỹ và bản thân nhân viên CTLH về 9 tiêu chí cụ thể nhƣ sau: chất lƣợng bản thân CTDL, chất lƣợng dịch vụ khách sạn, chất lƣợng dịch vụ nhà hàng, chất lƣợng đội ngũ hƣớng dẫn viên, chất lƣợng dịch vụ vận chuyển, chất lƣợng dịch vụ tham quan, chất lƣợng dịch vụ mua sắm, chất lƣợng dịch vụ giải trí và chất lƣợng các dịch vụ bổ sung khác; và các biện pháp nâng cao chất lƣợng CTDL mà các CTLH đã áp dụng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng chƣơng trình cho CTLH: Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng khách Mỹ; tăng cƣờng mối quan hệ với các đối tác cung ứng dịch vụ trong nƣớc và các đối tác gởi khách tại Mỹ; đa dạng hóa CTDL phục vụ khách Mỹ; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của CTLH và các dịch vụ phục vụ du lịch liên quan. Tạo sự nhanh chóng, thuận tiện cho du khách nên tăng cƣờng cơ sở vật chất tại CTLH và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thƣơng mại điện tử trong kinh doanh CTDL cho thị trƣờng khách Mỹ.

Ngoài ra cần có kiến nghị đối với các các cơ quan hữu quan: Cần đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện chính sách khuyến khích CTLH nâng cao chất lƣợng

CTDL, có sự quản lý của nhà nƣớc về CTDL, có những giải pháp để khắc phục những vấn đề về vệ sinh và an ninh nhằm đảm bảo môi trƣờng vệ sinh và an toàn tuyệt đối cho du khách. Bên cạnh đó hỗ trợ công ty tiếp cận thị trƣờng Mỹ bằng cách tăng cƣờng xúc tiến, quảng bá hình ảnh tổng thể du lịch Việt Nam. Ngoài ra cần đầu tƣ, phát triển cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất phục vụ du lich có quy mô lớn, có sức chứa lớn.

Với xu hƣớng di chuyển dòng khách du lịch toàn cầu khách du lịch đến và xuất phát từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng có xu hƣớng tăng trƣởng nhanh nhất và tiếp tục tăng trong 02 thập kỷ tới, từ 204 triệu lƣợt năm 2010 lên đến 535 triệu lƣợt năm 2030, thị phần toàn cầu tăng từ 22 % năm 2010 lên 30% năm 2030. Đông Nam Á sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thƣ́ 4 thế giới với 187 triệu lƣợt vào năm 2030 [25,tr 13]. Đây là cơ hội tốt cho du lịch Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng để đón nh ận dòng khách quốc tế đến khu vực ngày càng tăng. Vì thế các CTLH cần có chiến lƣợc để nâng cao chất lƣợng CTDL thu hút và phục vụ ngày càng nhiều khách Mỹ đến Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Quốc Cừ (2000) Quản lý chất lượng sản phẩm theo TQM và ISO – 9000, Nxb Khoa học và Kỷ thuật Hà Nội, Hà Nội.

2. Trần Thị Kim Dung (2001) Luận án tiến sỹ, Một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực trong các CTLH trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Châu Thị Lệ Duyên (2007) Luận văn thạc sỹ, Nghiên cứu mức độ hài lòng của du khách nội địa đối với chất lượng dịch vụ của hệ thống khách sạn nhà hàng thành phố Cần Thơ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đặng Đức Dũng (2001), Quản lý chất lượng sản phẩm, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004) Giáo trình kinh tế du lịch, NXB lao động và Xã hội, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh (2009), Giáo trình tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

7. Vũ Văn Đông (2012) “Khảo sát các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của du khách khi đến du lịch ở Bà Rịa – Vũng Tàu” Tạp chí Phát triển và hội nhập số 6 (16).

8. Lƣu Thanh Đức Hải (2012), “Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch trên địa bàn TP.Cần Thơ” Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ 2012: 22b, tr. 231 – 241. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Phạm Xuân Hậu (2001), Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn – du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

10.Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2004), Quản lý chất lượng, Nxb Đại học Quốc Gia Tp HCM, Tp HCM.

11.Lê Văn Hƣng (2013) Luậ văn thạc sỹ, Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn” – sông nƣớc tỉnh Tiền Giang, Đại học Sự phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

12.Lê Thị Lan Hƣơng (2005) Luận án tiến sỹ Kinh tế, Một số giải pháp nâng cao chất lượng CTDL cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các CTLH trên địa bàn Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc Dân.

13.Nguyễn Cƣờng Hiền (1994), Nghệ thuật hướng dẫn du lịch, Nxb Văn hoá, Hà Nội.

14.Đinh Trung Kiên (2001), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

15.Nguyễn Doãn Thị Liễu (2011), Giáo trình quản trị tác nghiệp CTLH, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

16.Nguyễn Văn Lƣu (2003), Thị trường du lịch, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

17.Trần Thị Lƣơng (2011) Luận văn thạc sỹ, Nghiên cứu sự hài lòng của khách du lịch nội địa với điểm đến du lịch Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng.

18.Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chƣơng (2012) Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19.Nguyễn Đình Phan và Đặng Ngọc Sự (2012), Giáo trình Quản trị chất lượng ISO 9000, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

20.Nguyễn Bích San (chủ biên) (2000), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.

21.Trần Thị Kim Oanh (2013) Nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch của du khách Mỹ tại Việt Nam, vận dụng cho công ty cổ phần du lịch Việt Nam – Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Hà Nội.

22.Lƣu Thanh Tâm (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM, Tp HCM.

23.Trần Đức Thanh (1995), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24.Đinh Công Thành (2012) “Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch Phú Quốc” Trường Đại học Cần Thơ, kỷ yếu khoa học,tr. 195 – 202.

25.Phan Thăng (2008), Quản trị chất lượng và những quy định mới về quản lý chất lượng dành cho công ty, Nxb Thống kê, Hà Nội.

26. Đỗ Quốc Thông (2004) Luận án tiến sỹ, Phát triển du lịch Tp HCM với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, Đại học Sƣ Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

27. Lê Thị Thùy (2013) Luận văn thạc sỹ, Khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch ở Tp HCM, Đại học Sự phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

28. Trƣơng Thị Ngọc Thuyên (2010) Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ,

Khảo sát ý kiến khách du lịch nước ngoài về những điểm mạnh - điểm yếu của du lịch Đà Lạt, Lâm Đồng, Đại học Đà Lạt.

29. Trần Dũng Hải Trang (2013) Nâng cao vai trò quản lý chất lƣợng CTDL tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5, Tr. 28 và 54.

30. Phạm Ngọc Tuấn, Nguyễn Nhƣ Mai (2005), Đảm bảo chất lượng, Nxb Đại học Quốc gia Tp HCM, Tp HCM.

31. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (1996), Địa lý du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 32. Ủy ban Nhân dân Tp HCM (2008) Quyết định Ban hành chương trình

phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 và những năm kế tiếp, QĐ: Số 06/2008/QĐ – UBND.

33.Ủy ban Nhân dân TP HCM và Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Tp HCM (2012) Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành du lịch trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 – 2015, Số: 6716/KH- SVHTTDL-VP 34. Viện nghiên cứu phát triển du lịch (2014), Báo cáo chuyên đề Du lịch Việt

Nam thực trạng và giải quyết phát triển, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội.

Tài liệu nƣớc ngoài

35. Jay Kandampully, Connie Mok, Beverley Sparks (2009) Service Quality Managemant in Hospitality Tourism and Leisure, Transferred to Digital printing by Routledge.

36. Eric Laws (2004) Improving Tourism and hospitality services,CABI Publishing. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37.Christine Williams and John Buswell (2003) Service Quality in Leisure and Tourism, CABI Publishing.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho nhân viên CTLH)

Kính gởi Ông/Bà,

Hiện nay chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lƣợng CTDL cho thị trƣờng khách Mỹ của các CTLH TNHH MTV trên địa bàn Tp HCM”. Những đánh giá của ông/bà sẽ giúp chúng tôi đƣa ra những giải pháp và kiến nghị về nâng cao chất lƣợng CTDL cho thị trƣờng khách Mỹ của CTLH TNHH MTV trên địa bàn Tp HCM. Chúng tôi rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của Ông/Bà. Chúng tôi xin đảm bảo những thông tin Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ cho viêc nghiên cứu và bảo mật hoàn toàn. Xin chân thành cảm ơn.

Hướng dẫn: Ông/ Bà trả lời bằng cách khoanh tròn vào số phù hợp nhất trong

Một phần của tài liệu Luận văn (1) (Trang 102)