Đặc điểm mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 90 - 94)

Từ kết quả phân tích, đánh giá chung về tình hình thị trường dịch vụ thông tin di động tại Khu vực Bình Trị Thiên, trên cơ sở số liệu thứ cấp về quy mô khách hàng tại các phân khúc nghề nghiệp, tại các địa bàn nghiên cứu tác giả đã tiến hành khảo sát, điều tra thực địa.

Kết quả điều tra và làm sạch dữ liệu thu được 595 phiếu điều tra tại Thừa Thiên Huế, 476 phiếu điều tra tại Quảng Trị và 587 phiếu điều tra tại Quảng Bình được mô tả tại bảng 3.5 như sau.

Bảng 3.5: Đặc điểm mẫu khảo sát

Phân chia theo tỉnh Tổng

Tiêu Biển hiện TT Huế Quảng Trị Quảng Bình

chí Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số % số % số % số % Dưới 18 tuổi 37 6.22 26 5.46 26 4.43 89 5.37 18-23 tuổi 203 34.12 119 25 104 17.72 426 25.71 Tuổi 24-30 tuổi 172 28.91 138 28.99 100 17.04 410 24.74 31-45 tuổi 108 18.15 129 27.1 224 38.16 461 27.82 Trên 45 tuổi 75 12.61 64 13.45 133 22.66 272 16.42 Giới Nam 312 52.44 257 53.99 211 35.95 780 47.07 tính Nữ 283 47.56 219 46.01 376 64.05 878 52.99 Công chức, viên chức 74 12.44 105 22.06 75 12.78 254 15.33 Tiểu thương, buôn 82 13.78 94 19.75 185 31.52 361 21.79 bán nhỏ

Nghề Nông dân, ngư dân 13 2.18 7 1.47 98 16.7 118 7.12 nghiệp Doanh nhân, doanh 39 6.55 15 3.15 53 9.03 107 6.46

nghiệp

Học sinh, sinh viên 199 33.45 121 25.42 113 19.25 433 26.13

Khác 188 31.6 134 28.15 63 10.73 385 23.23 Dưới 1 triệu 116 19.5 31 6.51 40 6.81 187 11.29 Thu 1-1.5 triệu 69 11.6 20 4.2 43 7.33 132 7.97 1.5-2.5 triệu 92 15.46 82 17.23 45 7.67 219 13.22 nhập 2.5-4 triệu 136 22.86 155 32.56 131 22.32 422 25.47

Phân chia theo tỉnh Tổng

Tiêu Biển hiện TT Huế Quảng Trị Quảng Bình

chí Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ số % số % số % số % Trên 7 triệu 57 9.58 58 12.18 68 11.58 183 11.04 Dưới 30 nghìn 31 5.21 3 0.63 12 2.04 46 2.78 30-50 nghìn 71 11.93 25 5.25 35 5.96 131 7.91 50-70 nghìn 55 9.24 36 7.56 25 4.26 116 7 Mức 70-100 nghìn 114 19.16 84 17.65 62 10.56 260 15.69 100-150 nghìn 88 14.79 97 20.38 113 19.25 298 17.98 chi tiêu 150-200 nghìn 73 12.27 78 16.39 122 20.78 273 16.48 200-250 nghìn 26 4.37 18 3.78 106 18.06 150 9.05 250-300 nghìn 46 7.73 39 8.19 47 8.01 132 7.97 trên 300 nghìn 91 15.29 94 19.75 65 11.07 250 15.09 Dưới đại học 282 47.39 216 45.38 450 76.66 948 57.21 Trình Đại học 279 46.89 168 35.29 132 22.49 579 34.94 độ Sau đại học 6 1.01 2 0.42 1 0.17 7 0.42 Khác 28 4.71 89 18.7 4 0.68 121 7.3 Tổng 595 100 476 100 587 100 1657 100 Nguồn: Kết quả xử lý, 2017

Về giới tính, có thể thấy tỷ lệ giới tính giữa nam và nữ của nhóm khách hàng ở Huế và Quảng Trị khá cân bằng với tỷ lệ lần lượt là 52.44%; 47.56% và 53.99%; 46.01% trong mẫu khảo sát. Nhóm khách hàng ở Quảng Bình có tỷ lệ người dùng thiên về nữ nhiều hơn nam với 64.05% khách hàng là nữ và 35.95% khách hàng là nam.

Về độ tuổi của khách hàng, kết quả khảo sát cho thấy nhóm khách hàng ở Thừa Thiên Huế có độ tuổi phổ biến là 18-23 tuổi với 203/595 đối tượng, chiếm tỷ lệ 34.12%. Tiếp theo là nhóm tuổi 24-30 tuổi và 31-45 tuổi với số lượng đối tượng trong mẫu khảo sát tại Thừa Thiên Huế lần lượt là 172/595 và 108/595, chiếm tỷ lệ tương ứng là 28.91% và 18.15%. Nhóm khách hàng lớn tuổi trên 45 tuổi và nhóm khách hàng học sinh dưới 18 tuổi chiếm tỷ trọng khá thấp, số lượng đối tượng khảo sát ở Thừa Thiên Huế lần lượt là 75/595 và 37/595 đối tượng, chiếm tỷ lệ tương ứng là 12.61% và 6.22%.

Tại thị trường Quảng Trị, nhóm tuổi phổ biến nhất của khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông là từ 24-45 tuổi trong đó nhóm 24-30 tuổi có 138/476 đối tượng khảo sát, nhóm 31-45 tuổi có 129/476 đối tượng khảo sát, chiếm tỷ lệ lần lượt là

28.99% và 27.1%. Nhóm khách hàng học sinh, sinh viên tại Quảng Trị cũng có tỷ lệ khá lớn với 119/476 đối tượng, chiếm tỷ lệ 25% trong mẫu khảo sát tại Quảng Trị. Nhóm khách hàng lớn tuổi trên 45 tuổi và học sinh dưới 18 tuổi tại thị trường Quảng Trị chiếm tỷ trọng khá thấp, chỉ tương ứng 13.45% và 5.46%.

Khác hẳn với thị trường Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, thị trường Quảng Bình có nhóm khách hàng phổ biến có tuổi đời lớn hơn, phổ biến từ 31-45 tuổi với 224/587 đối tượng trong mẫu khảo sát, chiếm tỷ lệ 38.16% và nhóm khách hàng trên 45 tuổi với 133/587 đối tượng, chiếm tỷ lệ 22.66%. Nhóm khách hàng trẻ tuổi như ở thị trường Thừa Thiên Huế, Quảng Trị chỉ có số lượng ở mức vừa phải, nhóm 18-23 tuổi có 104/587 đối tượng và nhóm 24-30 tuổi có số lượng 100/587, chiếm tỷ lệ tương ứng là 17.72% và 17.04%. Nhóm khách hàng nhỏ tuổi, học sinh sinh viên tại Quảng Bình chiếm tỷ lệ khá thấp, chỉ 4.43%.

Về đặc điểm độ tuổi, có thể thấy nhóm khách hàng trẻ tập trung đông ở thị trường Thừa Thiên Huế và giảm dần ở thị trường Quảng Trị và Quảng Bình. Điều này là do Thừa Thiên Huế có đại học Huế là đại học vùng, thu hút một lượng sinh viên đông đảo đến học trong khi đó ở Quảng Trị và Quảng Bình đối tượng sử dụng chủ yếu là những người đã đi làm tại các cơ quan, doanh nghiệp.

Về đặc điểm nghề nghiệp, do là tỉnh có đại học vùng nên khách hàng tại Thừa Thiên Huế là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ khá đông với 199/595 đối tượng, chiếm 33.45%. Nhóm phổ biến tiếp theo là tiểu thương, buôn bán nhỏ và công chức, viên chức với số lượng lần lượt là 82/595, 74/495 chiếm tỷ lệ tương ứng là 13.78% và 12.44%. Đây cũng là ba nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng lớn tương tự tại Quảng Trị và Quảng Bình. Tại Quảng Trị, thứ tự sắp xếp ba nhóm khách hàng có tỷ trọng lớn là học sinh sinh viên, công chức, viên chức, tiểu thương buôn bán nhỏ với tỷ lệ tương ứng của ba nhóm này tại Quảng Trị lần lượt là 25.42%, 22.06% và 19.75%. Trong khi đó tại Quảng Bình, thứ tự này lại là tiểu thương, buôn bán nhỏ, học sinh sinh viên và công chức, viên chức với tỷ lệ lần lượt là 31.52%, 19.25% và 12.78%.

Về đặc điểm thu nhập, kết quả thống kê cho thấy thu nhập của khách hàng tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị khá tương đồng, đa phần ở mức thu nhập từ 2.5 - <4

triệu và 4 - 7 triệu trong đó nhóm từ 2.5 - <4 triệu chiếm đa số với tỷ lệ lần lượt tại Thừa Thiên Huế và Quảng Trị là 22.86% và 32.56%. Trong khi đó ở Quảng Bình, mức thu nhập của khách hàng có xu hướng cao hơn. Mức thu nhập phổ biến của khách hàng tại Quảng Bình là 4-7 triệu với 260/587 đối tượng, chiếm tỷ lệ 44.29%, tiếp theo là mức thu nhập từ 2.5 - <4 triệu với tỷ lệ là 22.32%.

Về mức chi tiêu dành cho dịch vụ viễn thông, mức chi tiêu phổ biến của khách hàng tại Thừa Thiên Huế là từ 70 - <100 nghìn đồng/tháng với 114/595 đối tượng, chiếm tỷ lệ 19.16%; Tại tỉnh Quảng Trị là từ 100 - <150 nghìn đồng/tháng với 97/476 đối tượng, chiếm tỷ lệ 20.38%; Tại Quảng Bình là 150 - <200 nghìn đồng/tháng với 122/587 đối tượng, chiếm tỷ lệ 20.78%.

Về trình độ, đặc điểm này tương đối thống nhất và ổn định giữa ba tỉnh, nhóm đối tượng có trình độ dưới Đại học vẫn đông nhất, tiếp theo là nhóm có trình độ Đại học. Nhóm có trình độ sau đại học ở Thừa Thiên Huế có tỷ lệ cao hơn hẳn so với 2 tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình.

3.2 Các nhân tố ảnh hưởng quyết định lựa chọn mạng di động trên thị trườngKhu vực Bình Trị Thiên

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(179 trang)
w