Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu QT04044_PHAMTHILIENHUONG4B (Trang 27 - 28)

7. Nội dung chi tiết

1.2.5 Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

1.2.5.1. Xây dựng chương trình đào tạo

Sau khi xác định được nhu cầu, mục tiêu và đối tượng cần được đào tạo, thì những người phụ trách về công việc này cần phải lựa chọn ra một chương trình đào tạo cho phù hợp, chương trình này phải đảm bảo được mục tiêu đặt ra, về nội dung phải phù hợp, về thời gian phải hợp lý. Chương trình đào tạo

phải được xây dựng thật cụ thể về: số môn học, các môn học sẽ cung cấp trong chương trình, số giờ học, tiết học của từng môn, chi phí cho mỗi môn, mỗi tiết, các phương tiện cần thiết cho chương trình như: giáo trình, tài liệu, trang thiết bị...

Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở nhu cầu đào tạo và mục tiêu đào tạo đã xác định. Sau đó DN sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể về năng lực tài chính, cơ sở vật chất... để chọn phương pháp đào tạo cho phù hợp.

1.2.5.2. Các phương pháp đào tạo

Có nhiều phương pháp để đào tạo NNL. Mỗi phương pháp đều có cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng mà DN cần cân nhắc để lựa chọn cho phù hợp với điều kiện công việc, đặc điểm về lao động và nguồn tài chính của mình, trình độ và khả năng kèm cặp của giảng viên.

Có 2 nhóm phương pháp đào tạo chủ yếu đang được áp dụng ở các nước và nước ta hiện nay là:

- Đào tạo trong công việc (On the Job Training): là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện và hầu hết là dưới sự hướng dẫn của những NLĐ lành nghề hơn.

- Đào tạo ngoài công việc (Off the Job Training): là cách thức đào tạo trong đó người đào tạo được tách khỏi công việc thực tế của mình.

(Có phụ lục 01: Bảng tổng kết nội dung của các phương pháp đào tạo)

Một phần của tài liệu QT04044_PHAMTHILIENHUONG4B (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w