- Cúp vàng công nghiệp VN Cúp vàng WTO
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ phần điện cơ Hải phòng.
tại công ty Cổ phần điện cơ Hải phòng.
3.1. Đánh giá chung về khả năng cạnh tranh của công ty.
Qua việc đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của công ty trong mối tương quan so sánh với hai đối thủ, ta thấy năng lực cạnh tranh của công ty tương đối tốt. Công ty hoàn toàn có khả năng giành được vị trí dẫn đầu trong ngành quạt điện của Việt Nam. Để đạt được điều đó công ty cần nỗ lực phấn đấu, phát huy năng lực sáng tạo, lòng nhiệt tình, đồng tâm hiệp lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, tất cả cùng nhau đóng góp công sức xây dựng công ty ngày một phát triển và phát triển bền vững. Công ty cần phải có các biệt pháp, các chiến lược nhằm tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho mình. Trên cơ sở thực tế tình hình hoạt động của công ty, em xin mạnh dạn để xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Cổ phầnĐiện cơ Hải Phòng. Điện cơ Hải Phòng.
3.2.1. Phát triển thương hiệu và danh tiếng của công ty.
a) Cơ sở giải pháp:
Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm.
Thương hiệu là một tài sản quý giá của doanh nghiệp. Do vậy, đầu tư xây dựng thương hiệu vững mạnh là việc làm cần thiết và cực kỳ quan trọng đối với các doanh nghiệp.
Thương hiệu là câu chuyện không mới. Mỗi doanh nghiệp, dù to dù nhỏ, dù mới khởi nghiệp hay đã có chỗ đứng vững vàng trên thương trường đều coi thương hiệu là một phần không thể thiếu trong quá trình cạnh tranh, phát triển. Các sản phẩm của các doanh nghiệp có thể không khác nhau nhiều về chất lượng nhưng sản phẩm có thương hiệu tốt hơn, được tin tưởng hơn vẫn luôn chiếm ưu thế rõ rệt so với đối thủ.
Có thể nói thương hiệu chính là bản sắc, là linh hồn của doanh nghiệp, hay nói như Tạp chí Fortune: “Trong thế kỷ 21, thương hiệu sẽ là cách duy nhất để phân biệt các công ty. Giá trị thương hiệu sẽ trở thành tài sản quan trọng nhất”. Chính vì vậy, xây dựng, vun đắp, giữ gìn, khuyếch trương, quảng bá thương hiệu đã trở thành một phần quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Thương hiệu “Quạt Phong lan” cũng như thương hiệu “ Công ty Cổ Phần Điện cơ Hải Phòng” không còn xa lạ gì đối với người tiêu dùng Hải Phòng, tuy nhiên để ngày một phát triển và nâng cao được năng lực cạnh tranh thì công ty cần phải có các biện pháp xây dựng và phát triển thương hiệu của mình hơn nữa đến các tỉnh thành phía Nam.