Mục tiêu của việc phân tích rủi ro với ngân hàng

Một phần của tài liệu 34. NGUYEN NGOC LAM (Trang 30)

4. Nội dung nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu của việc phân tích rủi ro với ngân hàng

Quá trình phân tích rủi ro tín dụng nhằm giúp ngân hàng xác định được thực trạng rủi ro hiện tại, hỗ trợ việc ra quyết định cấp tín dụng và đưa ra những biện pháp đối phó với rủi ro đúng đăn kịp thời. Phân tích rủi ro tín dụng còn giúp ngân hàng ước lượng được mức trích lập dự phòng hợp lí cho những rủi ro mất vốn có thể xảy ra.

1.2.2. Các chỉ tiêu định lượng để phân tích rủi ro tín dụng [9].

Bộ chỉ tiêu định lượng để phân tích rủi ro tín dụng có thể áp dụng theo mô hình “Các chỉ tiêu rủi ro” (Key risk indicators) kết hợp với 1 số chỉ tiêu phù hợp khác.

1.2.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng (%) = x100

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng là chỉ tiêu đầu tiên trong bộ chỉ tiêu theo mô hình “Các chỉ tiêu rủi ro chính” ( Key risk indicators) dùng trong việc phân tích rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại.

Chỉ tiêu này có giá trị càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càngổn định và có hiệu quả, ngược lại thì chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kê hoạch tín dụng chưa hiệu quả. Tuy nhiên, tăng trưởng dư nợ cao cũng có thể kéo theo rủi ro tín dụng cao.

1.2.2.2. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản (hệ số rủi ro tín dụng)

Hệ số rủi ro tín dụng = x 100%

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản hay hệ sốrủi ro tín dụng được tín toán bằng cách lấy dư nợ tín dụng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Hệ số rủi ro tín dụng tỷ lệ thuận với khả năng tạo ra lợi nhuận song đồng thời cũng tiềm ẩn gây ra rủi ro tín dụng khi ngân hàng cấp tín dụng nhiều nhưng không hiệu quả.

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, khoản mục tỏng tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn đồng thời rủi ro tín dụng cũng lớn theo. Thông thường tổng dư nợ cho vay của ngân hàng được chia thành ba nhóm:

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng có thể mang lạ thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản dư nợ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và thu nhập mang lại cho ngân

hàng là vừa phải. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng áp đảo trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng có thể mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng cũng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của ngân hàng.

1.2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100%

Nợ quá hán là vấn đề của mọi ngân hàng thương mại và trong điều kiện rủi ro luôn luôn tồn tại tỏng các hoạt động tín dung nói chung thì việc phát sinh nợ quá hạn như một hiện tượng bình thường và gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao thìảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các ngân hàng, thậm chí có thể dẫn tới sự phá sản. Từ đó, đặt ra yêu cầu phân tích tỷ lệ nợ quá hạn nhằm có những giải pháp hạn chế tốt nhất cho vấn đề. Theo các nhà kinh tế học thì tỷ lệ nớ quá hạn trên tổng dự nợ cho vay từ 3% đến 5% là có thể chấp nhận được trong hoạt động tín dụng và coi đây là ngưỡng an toàn, chưa tới mức báo động đối với ngân hàng thương mại.

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng,đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đói với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng cả ngân hàng càng kém và ngược lại (các nhóm 2-5).

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 21/1/2013 để thay tế cho Quyết định số18/2007/QĐ-NHNN (ban hành ngày 22/4/2005) và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN (ban hành ngày 25/4/2007) về sửa đổi, bổ sung Quyết định 493, nợ được phân loại thành 5 nhóm, bao gồm:

a) Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãiđúng hạn;

(ii)Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời gian;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 điều này. b) Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii)Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) nợ gia hạn lần đầu;

(iii) Nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng khôngđủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ được đảm bảo bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoăc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vạy được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp;

- Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiệnưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật;

- Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật;

- Nợ có giá trị vượt qua các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật;

- Nợ vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và cá tỷ lệ đảm bảo an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

-Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

(v)Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này d) Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời gian trả nợ được cơ cấu lại lần hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại hạn trả nợ lần thứ ba trời lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

(v)Khoản nợ quy định tịa điễm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố dặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

1.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu = x 100%

Cũng như nợ quá hạn, nợ xấu cũng là một nỗi ám ảnh lớn đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại. Nợ xấu nghiêm trọng hơn so với nợ quá hạn bởi nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5, nghĩa là độ trễ trong việc thu hồi vốn gốc và lãi vay còn lớn hơn so với nợ quá hạn. Nói cách khác, nợ xấu là một phần của nợ quá hạn nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất vốn cao hơn so với toàn bô phần nợ quá hạn.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, còn có thêm chỉ tiêu tỷ lệ nợ cấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN là như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”

Chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tai ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.

1.2.2.5. Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng = x 100%

Dư nợ bình quânđầu kỳ = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/2

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng cho biết được tốc độ chu chuyển vố tín dụng tại ngân hàng. Từ đó, chúng ta có thể biết được thời gian thu hồi các khoản nợ của ngân hàng có kíp thời hay không.

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn cành nhanh thìđược coi là tốt và việc đầu tư được coi là càng an toàn.

1.2.2.6 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng = x 100%

Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng được tính bằng cách lấy dự phòng rủi ro tín dụng chia cho nợ quá hạn. Đây cũng là một chỉ sốquan trọng trong phân tích rủi ro tín dụng của một ngân hàng thương mại

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng, nghĩa là “mức chịu đựng” của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra. Tỷ lệ càng cao càng chứng tỏ khả năng bù đắp khi có rủi ro xảy ra của ngân hàng càng lớn và ngược lại.

Dự phòng rủi ro tín dụng được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản tín dụng (nợ) của ngân hàng.

Trên bảng cẩn đối kế toán của ngân hàng, dự phòng là một khoản mục thuộc tài sản và làm giá trị của tài sản Có, nhằm phản ánh sự suy giảm của tài sản trước những tổn thất có khả năng xảy ra. Trong khi đó, trong bảng kết quả kinh doanh, dự phòng là một khoản chi phí tiền mặt, được ghi nhận làm giảm lợi nhuận/ vốn chủ sở hửu của ngân hàng.

Dự phòng rủi ro tín dụng gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Trongđó, dự phòng chungđược trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra, nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước, dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng số dư từ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhớm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng.

1.2.2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại.

Từ lý thuyết nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại, tôi xây dựng mô hìnhđược sử dụng trong đề tài này để tiến hành nghiên cứu bằng bảng hỏi định lượng như sau:

Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.3 Kinh nghiệm giải quyết rủi ro tín dụng tại một số Ngân hàng

1.3.1. Quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần để huy động và sử dụng có hiệu qủa các nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế, bảo vệ lợi ích hợp pháp của dân cư, tổ chức kinh tế tham gia vào các hoạt động tín dụng, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngày 25/5/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước (nay là Chủ tịch nước ) đã ký lệnh số 37 về Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và lệnh số 38 về Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính.

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các NHTM Việt Nam đều có nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn bình quânở mức trên 5% (cá biệt có một số Ngân hàngở mức trên 10%), trong khi đó thông lệ quốc tế chỉ cho phép ở mức 1-2%. Như vậy, vấn đề nợ quá hạn ở các NHTM Việt Nam là rất đáng lo ngại.

Bên cạnh nợ quá hạn còn có rủi ro tiềm ẩn trong số dư nợ không có vấn đề. Nếu tách hết số dư nợ quá hạn ra khỏi tổng dư nợ còn lại dư nợ bình thường hay dư nợ không có vấn đề, nhưngở một số ngân hàng số dư nợ này vẫn buộc phải được quan tâm chặt chẽ. Trong số dư nợ bình thường đó vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề không bình thường dễ gây rủi ro tín dụng ví dụ như số dư nợ đãđược gia hạn nhiều lần hay đảo nợ.

Mức dư nợ tín dụng thấp, chất lượng tín dụng kém của các NHTM có nhiều nguyên nhân khác nhau, song nguyên nhân cơ bản là các vấn đề bất cập trong các vấn đề vềtài sản cầm cố, thế chấp. Sự phối hợp giữa các ngành về các thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng, xác nhận của các cơ quan quản lý tài sản còn thiếu. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các NHTM trong hoạt động tín dụng. Giấy tờ nhà đất có thể không đầy đủ hợp lệ, nếu không cho vay thìứ đọng vốn còn nếu cho vay thì rủi ro cao, tài sản bảo đảm khó thu hồi. Hơn nữa, vấn đề xử lý tài sản thế chấp còn nhiều phức tạp, bất cập trải qua các thủ tục hành chính rườm rà dưới sự quản lý của nhiều cơ quan khác nhau gây khó khăn cho việc thu hồi nợ của ngân hàng.

Ngoài những vấn đề bất cập về tài sản thế chấp còn một số nguyên nhân gây ra tình trạng nợ quá hạn như:

Về phía Ngân hàng: Việc xác định kỳ hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ chưa phù hợp với phương án vay vốn của khách hàng. Việc kiểm tra kiểm soát các khoản vay chưa chặt chẽ hoặc chỉ coi trọng tài sản thế chấp mà không quan tâm đúng mức đến phương án vay vốn của khách hàng.

Về phía khách hàng: Nguồn trả nợngân hàng từ phương án vay vốn không theo đúng tiến độ đãđề ra do: Sử dụng vốn vay sai mục đích để đầu cơ hay dự đoán sai về thị trường dẫn đến sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được, hàng hoá tồn đọng do đó không thu hồi được vốn trả nợ ngân hàng...

1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phân tích và quản lý rủi ro của các NHTM trên thế giới và thực trạng hiện nay của các NHTM Việt Nam, có thể rút bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam là:

Thứ nhất, nên tách bạch, phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Có thể thấy điều nàyở các ngân hàng như Bangkok bank và Siamcomercial bank (SCB)ở Thái Lan. Quy trình cấp tín dụng của họ có thể khái quát như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích

Một phần của tài liệu 34. NGUYEN NGOC LAM (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w