a. Tính đơn hướng
3.5. Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính
3.5.1. Phân tích mô hình cạnh tranh
Trước khi kiểm định mô hình lý thuyết cần thực hiện phân tích mô hình cạnh tranh nhằm xác định mô hình lý thuyết có phải là tối ưu để giải thích các mối quan hệ giả thuyết. Xác định các mô hình cạnh tranh cần căn cứ vào nội dung lý thuyết, giữa các mô hình sẽ có những điểm khác biệt nhưng cần tuân thủ sự phù hợp về mặt lập luận của nghiên cứu. Một khi đã xác định được nhóm mô hình cạnh tranh, bước tiếp theo là phân tích và so sánh để chỉ ra mô hình phù hợp nhất. Cơ sở cho sự lựa chọn, thứ nhất, căn cứ vào mức độ phù hợp về mặt thống kê, cụ thể là so sánh các
chỉ số: Chi-square (χ2); Chi-square/df; GFI; TLI; CFI; RMSEA; AIC (AIC được sử
dụng để so sánh các mô hình có số lượng biến tiềm ẩn khác nhau) giữa các mô hình; thứ hai, nếu sự khác biệt giữa các chỉ số không quá lớn, mô hình có sự phù hợp nhất về mặt nội dung sẽ được lựa chọn.
Trên cơ sở các tiêu chí nêu trên, kết hợp với nội dung lý thuyết, đề tài xác định ba mô hình cạnh tranh:
Mô hình cạnh tranh 01: Sáu giá trị chia sẻ tác động trực tiếp đến DLBT và DLBN.
Mô hình cạnh tranh 02: Sáu giá trị chia sẻ tác động trực tiếp đến DLBT, DLBN và NT.
Mô hình cạnh tranh 03: Mô hình lý thuyết điều chỉnh (Hình 3.7).
3.5.1.1. Cơ sở thống kê để kiểm định các mô hình cạnh tranha. Kiểm định độ phù hợp tổng quát a. Kiểm định độ phù hợp tổng quát
Mô hình có các chỉ số χ2/df < 3; GFI > 0,9; TLI > 0,9; CFI > 0,9; RMSEA < 0,08 được xem là mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế. Chi-square và AIC càng nhỏ càng tốt. Các tiêu chuẩn trên căn cứ vào sự khác biệt giữa ma trận các biến quan sát với ma trận của mô hình ước lượng. Nếu mô hình phân tích từ dữ liệu thực tế và mô hình lý thuyết giống nhau thì có thể cho rằng dữ liệu phù hợp với mô hình lý thuyết. Nếu có sự khác biệt đáng kể giữa chúng thì có nghĩa dữ liệu không hỗ trợ mô hình lý thuyết.
b. Kiểm định độ phù hợp của các tham số hồi quy
Hai nguyên tắc liên quan đến các tham số hồi quy cần được xem xét. Trước hết, các tham số hồi quy có ý nghĩa thống kê khác không hay không. Nếu giá trị tính toán của tham số vượt quá giá trị kỳ vọng ở mức ý nghĩa α (ví dụ, giá trị 1,96 cho kiểm định hai phía với mức ý nghĩa 0,05) thì xem như tham số đó có ý nghĩa thống kê khác không. Thứ hai là xem xét dấu của các tham số có phù hợp với kỳ vọng từ mô hình lý thuyết hay không. Mô hình được phân tích theo nguyên tắc: trong mô hình xuất phát, tất cả các mối quan hệ lý thuyết đều được kết nối, tiếp theo sử dụng các nguyên tắc trên để loại bỏ dần các tham số không phù hợp. Mô hình cuối cùng có tất cả các đường dẫn có ý nghĩa về mặt thống kê sẽ được sử dụng để kết luận các giả thuyết đã nêu và thảo luận kết quả.
3.5.1.2. Kết quả phân tích mô hình cạnh tranh
Kết quả phân tích ba mô hình cạnh tranh chi tiết trình bày ở phụ lục (PL-07- 6 và PL-07-05.01a). Bảng 3.13 và Bảng PL-07-06.A trình bày kết quả tóm tắt. Từ kết quả Bảng 3.13, mô hình cạnh tranh 01 có các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát tốt nhất. Bảng PL-07-06.A cho thấy mô hình cạnh tranh 03 có nhiều mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nhất.
Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả độ phù hợp tổng quát các mô hình cạnh tranh
Mô hình χ2 χ2/df GFI TLI CFI RMSEA AIC
Mô hình cạnh tranh 01 1051,63 2,782 0,932 0,954 0,947 0,042 1225,63
Mô hình cạnh tranh 02 1423,57 2,686 0,922 0,945 0,939 0,041 1623,57
Mô hình cạnh tranh 03 1673,06 3,11 0,913 0,930 0,923 0,046 1605,11
Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả” Kết hợp hai kết quả trên, mô hình cạnh
tranh 03 mặc dù có độ phù hợp tổng quát không tốt bằng hai mô hình còn lại nhưng vẫn trong giới hạn chấp nhận và mô hình này có nhiều mối quan hệ có ý nghĩa thống kê cũng như có ý nghĩa về mặt nội dung nhất nên sẽ là mô hình được chọn để kiểm định giả thuyết. Mô hình này được đặt tên là SEM-lythuyet.
3.5.2. Kiểm định mô hình lý thuyết
3.5.2.1. Trình tự kiểm định mô hình lý thuyết
Kiểm định giả thuyết bằng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Kiểm định ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp của 6 yếu tố đại diện cho văn
hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc bên trong và động lực làm việc bên ngoài. Biến niềm tin vào doanh nghiệp được đưa vào mô hình để kiểm định mối quan hệ ảnh hưởng gián tiếp của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc.
- Bước 2: Sử dụng kỹ thuật Boostrapping để đánh giá mức độ ổn định của các mối
quan hệ trong mô hình (thể hiện qua độ ổn định của các tham số hồi quy).
- Bước 3: Biến cường độ cạnh tranh sẽ được thao tác thành hai nhóm thông qua
trung vị, một nhóm đại diện cho cường độ cạnh tranh yếu và nhóm còn lại là cạnh tranh mạnh. Sử dụng kỹ thuật phân tích đa nhóm để đánh giá tác động của cường độ cạnh tranh vào các mối quan hệ trong mô hình, đặt tên SEM-danhom.
3.5.2.2. Kết quả kiểm định mô hình SEM-Lythuyet
Kiểm định các giả thuyết trong mô hình lý thuyết bằng SEM được thực hiện qua các bước: Mô hình xuất phát (đặt tên SEM-Lythuyet 01), tất cả các mối quan hệ biến thiên tự do. Trên cơ sở kết quả, tiến hành dò tìm để phát hiện các vấn đề cần giải quyết nhằm tìm ra mô hình phù hợp nhất. Hình 3.8 trình bày kết quả phân tích mô hình xuất phát.
Hình 3.8. Mô hình SEM-Lythuyet 01
Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”
Kết quả cho thấy mô hình có độ phù hợp cao, tất cả các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình đều đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, khi kiểm tra chỉ số hiệu chỉnh mô hình (Modification Indices), trình bày ở phụ lục (PL-07-
05.01), nhận thấy phần dư của động lực bên trong (1) và động lực bên ngoài ( 2) tạo ra sai số rất lớn ( 1 ↔ 2 = 103,797). Liên quan đến lý thuyết, giữa động lực bên trong và động lực bên ngoài có một mối liên hệ về mặt tâm lý bên trong của con người, hàm
ý có mối quan hệ giữa hai phần dư, nhưng trong mô hình hai yếu tố này biến thiên tự do (được xem là không có mối quan hệ) nên đã tạo ra sai số lớn như trên. Như vậy, có cơ sở để kết nối nhằm cố định mối quan hệ giữa hai tham số này.
Mô hình điều chỉnh trình bày ở Hình 3.9. Kết quả của mô hình sau khi cố định hai phần dư, sai số giữa chúng đã triệt tiêu và mô hình cải thiện hơn. Các cặp sai số khác đều ở trong khoảng phù hợp nên không thực hiện thêm điều chỉnh.
Hình 3.9. Mô hình SEM-Lythuyet 02
Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”
Kết quả kiểm định mô hình SEM-Lythuyet 02 trình bày ở Hình 3.9 và phụ lục (PL-07-05.01a) cho thấy mô hình có độ phù hợp tổng quát cao, các chỉ số: Chi- Square/df = 2,652 < 3,00; GFI = 0,923 > 0,9 cho biết dữ liệu thực tế và mô hình lý thuyết có độ phù hợp đến 92,3%; CFI = 0,946 > 0,9; TLI = 0,940 > 0,9; RMSEA = 0,041 < 0,08, cho thấy tất cả các chỉ số quan trọng đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình đều đạt yêu cầu.
Trọng số hồi quy không chuẩn hóa và chuẩn hóa của các mối quan hệ trong mô hình tổng hợp ở Bảng 3.14. Trọng số hồi quy không chuẩn hóa, trong đó S.E
(Standard Error) là sai số chuẩn; C.R (Critical Ratio) là tiêu chuẩn kiểm định
(=Trọng số/S.E); P (P-Value) là xác suất kiểm định; được sử dụng để kiểm định mức
ý nghĩa thống kê của các tham số, nghiên cứu chọn mức tiêu chuẩn 5% (0,05) để kiểm định. Trọng số hồi quy chuẩn hóa sử dụng để so sánh độ lớn ảnh hưởng giữa các biến số. Kết quả cho thấy các mối quan hệ có ý nghĩa ở mức 5%, ảnh hưởng của yếu tố lợi ích đến động lực bên trong hơi lớn hơn mức 5% (5,2%) tuy nhiên vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận.
Sự đổi mới tác động ngược chiều đến động lực bên ngoài, mối quan hệ này không phù hợp với giả thuyết lý thuyết. Các mối quan hệ còn lại đều có chiều hướng tác động dương, hàm ý rằng nếu điểm đánh giá bình quân các yếu tố này tăng sẽ tác động tích cực đến động lực làm việc bên trong và động lực làm việc bên ngoài của người lao động. Trách nhiệm xã hội chỉ tác động đến động lực bên trong, không ảnh hưởng đến động lực bên ngoài. Yếu tố lợi ích ảnh hưởng đến động lực bên ngoài mạnh hơn động lực bên trong. Định hướng hiệu suất tác động mạnh đến cả động lực bên trong và động lực bên ngoài và mức độ ảnh hưởng tương đối đồng đều.
Bảng 3.14. Trọng số hồi quy của các mối quan hệ lý thuyết
Mối quan hệ giả thuyết Trọng số S.E C.R p
1 Sự hỗ trợ Động lực bên trong 0,195 0,043 4,564 ***
(0,205)
1 Sự hỗ trợ Động lực bên ngoài 0,153 0,041 3,715 ***
(0,180)
2 Sự đổi mới Động lực bên ngoài -0,071 0,034 -2,092 0,036
(-0,081)
4 Định hướng hiệu suất Động lực bên trong 0,196 0,053 3,705 ***
(0,186)
4 Định hướng hiệu suất Động lực bên ngoài 0,182 0,051 3,561 ***
(0,193)
5 Sự ổn định Động lực bên trong 0,095 0,040 2,367 0,018
(0,105)
5 Sự ổn định Động lực bên ngoài 0,095 0,038 2,516 0,012
(0,117)
6 Yếu tố lợi ích Động lực bên trong 0,068 0,035 1,940 0,052
(0,083)
6 Yếu tố lợi ích Động lực bên ngoài 0,097 0,034 2,893 0,004
(0,132)
7 Trách nhiệm xã hội Động lực bên trong 0,115 0,038 3,030 0,002
(0,122)
Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”
Ghi chú: Trong ngoặc đơn trình bày trọng số hồi quy chuẩn hóa; *** P < 0,01. Đối
với các mối quan hệ trung gian, sau khi thực hiện một chuỗi các phân tích, trong đó ở mô hình ban đầu cả 6 nhân tố thành phần của văn hóa doanh nghiệp tác động đến biến niềm tin vào doanh nghiệp và biến này tác động đến động lực bên trong và động lực bên ngoài. Sau đó sử dụng các quy tắc đã nêu ở phần trước để loại dần các mối quan hệ không có ý nghĩa.
Kiểm định ảnh hưởng trung gian thực hiện qua 4 bước:
+Bước một: Phân tích mối quan hệ hồi quy của biến độc lập (biến dự báo) lên biến
phụ thuộc (biến kết quả).
+Bước hai: Phân tích mối quan hệ hồi quy của biến độc lập lên biến trung gian.
+ Bước bốn: Phân tích hồi quy đồng thời ảnh hưởng trực tiếp của biến độc lập lên biến phụ thuộc và ảnh hưởng gián tiếp qua biến trung gian. Chỉ ra độ mạnh của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc giảm đáng kể khi biến trung gian được đưa vào mô hình.
Kết quả phân tích trình bày ở phụ lục (PL-07-05.01b) thực hiện qua: Bước
một, Bước hai, Bước ba và Bước 4. Bảng 3.15 trình bày tổng hợp kết quả các mô
hình từ Bước một đến Bước bốn, sử dụng phương pháp Normal Theory để kiểm
định ý nghĩa thống kê các mối quan hệ trung gian trong mô hình.
Bảng 3.15. Kiểm định ảnh hưởng trung gian
Ảnh hưởng Trọng số hồi quy(a) SE Ký hiệu
Bước 1.Ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc
HT → DLBT 0,202** 0,043 a HT → DLBN 0,161** 0,042 b ON → DLBT 0,110** 0,040 c ON → DLBN 0,114** 0,038 d LI → DLBT 0,079* 0,035 e LI → DLBN 0,112** 0,034 f
Bước 2.Ảnh hưởng của biến độc lập đến biến trung gian
HT → NT 0,110** 0,035
ON → NT 0,106** 0,036
LI → NT 0,085** 0,032
Bước 3.Ảnh hưởng của biến trung gian đến biến phụ thuộc
NT → DLBT 0,213** 0,043
NT → DLBN 0,273** 0,043
Bước 4.Ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp
HT → DLBT 0,195** 0,043 a' HT → DLBN 0,153** 0,041 b' ON → DLBT 0,095* 0,040 c' ON → DLBN 0,095* 0,038 d' LI → DLBT 0,068* 0,035 e' LI → DLBN 0,097** 0,034 f' HT → NT 0,099** 0,035 g ON → NT 0,104** 0,036 h LI → NT 0,085** 0,031 k NT → DLBT 0,202** 0,045 l NT → DLBN 0,263** 0,044 m
Kiểm định các mối quan hệ trung gian bằng phương pháp Normal Theory (NT)
Mối quan hệ Thống kê Z(b) Độ tin cậy(c) Giá trị p(d)
2,35 0,4906*2 0,0188 HT → NT → DLBT 2,53 0,4945*2 0,011 HT → NT → DLBN ℎ 2,39 0,4916*2 0,017
ℎ 2,57 0,4949*2 0,0102 ON → NT → DLBN 2,30 0,4893*2 0,0214 LI → NT → DLBT 2,46 0,4931*2 0,0138 LI → NT → DLBN
Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả” Ghi chú: * P ≤ 0,05; ** P ≤ 0,01; NT: Phương pháp kiểm định của Baron và Kenny (1986); SE (Standard Error): Sai số chuẩn; (a)- trọng số hồi quy không chuẩn hóa; (b) - tính toán theo phương pháp NT; (c) – Tra bảng phân phối chuẩn hóa thống kê Z; (d) - xem tính toán ở phụ lục (PL-07-05.01b)
Từ kết quả Bảng 3.15, các tiêu chuẩn từ Bước một đến Bước bốn đã được
đáp ứng, các mối quan hệ trung gian trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Kết quả cuối cùng của mô hình SEM-Lythuyet 02 trình bày ở Bảng 3.16.
Bảng 3.16. Trọng số hồi quy của các mối quan hệ trung gian
Mối quan hệ giả thuyết Trọng số S.E C.R P
Sự hỗ trợ (HT) Niềm tin (NT) 0,099 0,035 2,821 0,005
(0,127)
Sự ổn định (ON) Niềm tin 0,104 0,036 2,873 0,004
(0,140)
Yếu tố lợi ích (LI) Niềm tin 0,085 0,031 2,719 0,007
(0,128) Niềm tin Niềm tin Động lực bên Động lực bên 0,202 0,045 4,523 *** (0,165) 0,263 0,044 5,939 *** (0,240)
Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”
Ghi chú: Trong ngoặc đơn trình bày trọng số hồi quy chuẩn hóa; *** P < 0,01 Trong mô hình cuối cùng, chỉ có 3 yếu tố: Sự hỗ trợ (HT), Sự ổn định (ON); Yếu tố lợi ích (LI) ảnh hưởng có ý nghĩa (mức 5%) đến niềm tin vào doanh nghiệp; niềm tin vào doanh nghiệp tác động có ý nghĩa đến cả động lực bên trong (DLBT) và động lực bên ngoài (DLBN), chiều hướng tác động đều đồng biến nên có thể kết luận các mối quan hệ trung gian trong mô hình là nhất quán, không xuất hiện ảnh hưởng triệt tiêu.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tổng ảnh hưởng (chuẩn hóa)
Mối quan hệ Trực tiếp Gián Tổng ảnh hưởng
tiếp(a) 1 1 HT NT DLBT (0,127)*(0,165) 0,021 (0,021)+(0,205)(b) = 0,226 1 2 HT NT DLBN (0,127)*(0,240) 0,030 (0,030)+( 0,180) = 0,210 5 1 ON NT DLBT (0,140)*(0,165) 0,023 (0,023)+(0,105) = 0,128 5 2 ON NT DLBN (0,140)*(0,240) 0,034 (0,034)+(0,117) = 0,151 6 1 LI NT DLBT (0,128)*(0,165) 0,021 (0,021)+(0,083) = 0,105 6 2 LI NT DLBN (0,128)*(0,240) 0,031 (0,031)+(0,132) = 0,163
Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”
Ghi chú: (a) Tích của 2 ảnh hưởng trực tiếp
Bảng 3.17 trình bày ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp và tổng ảnh hưởng của các mối quan hệ trung gian trong mô hình lý thuyết. Các giá trị chuẩn hóa được sử dụng để thuận tiện cho việc so sánh. Ảnh hưởng gián tiếp được tính bằng tích của các ảnh hưởng trực tiếp trong chuỗi quan hệ nhân-quả. Tổng ảnh hưởng được tính từ tổng của ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp. Chi tiết các mối quan hệ được tính toán và trình bày ở phụ lục (PL-07-05.01).
Từ kết quả có thể khái quát: Sự hỗ trợ ảnh hưởng đến niềm tin vào doanh
nghiệp (HT
NT = 0,127), niềm tin vào doanh nghiệp ảnh hưởng đến động lực
bên trong (NT
DLBN = 0,240); hàm ý sự hỗ trợ tăng một điểm đánh giá thì niềm tin vào doanh nghiệp tăng 0,127 độ lệch chuẩn, và ảnh hưởng gián tiếp truyền đến DLBT làm tăng 0,021 độ lệch chuẩn. Sự hỗ trợ tăng một điểm bình quân làm tăng 0,205 độ lệch chuẩn cho DLBT, nhưng nếu có niềm tin thì mức độ tăng của DLBT