Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 109)

a. Tính đơn hướng

3.3. Kiểm định thang đo và phân tích nhân tố khám phá

3.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo

Sau khi rà soát dữ liệu từ biến C.1 đến C.47 nhận thấy có một số điểm dữ liệu khuyết thiếu; tuy nhiên, tỷ lệ khuyết thiếu < 5% nên việc sử dụng các biện pháp xử lý không ảnh hưởng đến kết quả phân tích và suy luận.

Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo

Thang đo Biến ban đầu Biến giữ lại Cronbach’s

Alpha 1. HT C.1, C.2, C.3 , C.4 C.1, C.2, C.3 , C.4 0,809 2. DM C.5, C.6, C.7, C.8 C.5, C.6, C.7, C.8 0,865 3. CT C.9, C.10, C.11, C.12 C.9, C.10, C.11, C.12 0,435 4. HS C.13, C.14, C.15, C.16 C.14, C.15, C.16 (loại C13) 0,824 5. ON C.17, C.18, C.19, C.20 C.17, C.18, C.19, C.20 0,856 6. LI C.21, C.22, C.23, C.24 C.21, C.22, C.23, C.24 0,884 7. TN C.25, C.26, C.27, C.28 C.26, C.27, C.28 (loại C.25) 0,869 8. DLBT C.29, C.30, C.31, C.32 C.29, C.30, C.31, C.32 0,807 9. DLBN C.33, C.34, C.35, C.36 C.33, C.34, C.35, C.36 0,757 10. NT C.37, C.38, C.39, C.40, C.37, C.39, C.40, C.41, C.42 0,788 C.41, C42 (loại C.38) 11. CDCT C.43, C.44, C.45, C.46, C.43, C.45, C.46, C.47 0,758 C.47 (loại C.44)

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha trình

bày ở Bảng 3.5 và phụ lục (PL-07-02). Trong đó, cột Biến ban đầu trình bày tất cả

các biến quan sát được mã hóa cho từng nhân tố trong mô hình lý thuyết. Cột Biến

giữ lại, các biến trong ngoặc đơn không đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn thống kê.

Nhân tố cạnh tranh (CT) có hệ số độ tin cậy rất thấp (0,435 < 0,6), nếu kết quả kiểm định EFA tiếp theo cho thấy các biến và nhân tố này không đáp ứng các tiêu chuẩn giá trị thì có cơ sở để loại khỏi mô hình.

3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá

Bảng 3.6 và phụ lục (PL-07-03) trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá. Phân tích này được xem là tiền đề của phân tích CFA và SEM nên các biến quan sát và nhân tố bị loại ở giai đoạn này sẽ là cơ sở để đưa ra các quyết định loại biến trong các phân tích tiếp theo. Kết quả kiểm định trình bày ở phụ lục (PL-07- 03.12) cho thấy nhân tố cạnh tranh không đạt giá trị hội tụ và phân biệt.

Bảng 3.6. Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố khám phá

Biến quan sát Trọng số nhân tố Biến quan sát Trọng số nhân tố 1. HT.Eigenvalues =2,569 2. DM.Eigenvalues =2,851

Phương sai trích = 64,23%; Phương sai trích = 71,26%;

KMO = 0,788 KMO = 0,825

C.1 0,810 C.5 0,853

C.2 0,740 C.6 0,866

C.3 0,829 C.7 0,853

C.4 0,823 C.8 0,791

4. HS.Eigenvalues =2,21 5. ON.Eigenvalues =2,802

Phương sai trích = 74,02%; Phương sai trích = 70,05%;

KMO = 0,721 KMO = 0,821

C.17 0,831

C.14 0,753 C.18 0,847

C.15 0,730 C.19 0,854

C.16 0,738 C.20 0,816

6. LI.Eigenvalues =2,968 7. TN. Eigenvalues =2,383

Phương sai trích = 74,20%; Phương sai trích = 79,44%;

KMO = 0,829 KMO = 0,721 C.21 0,877 C.22 0,834 C.26 0,881 C.23 0,873 C.27 0,919 C.24 0,861 C.28 0,873 8. DLBT.Eigenvalues =2,549 9. DLBN.Eigenvalues =2,356

Phương sai trích = 63,73%; Phương sai trích = 58,90%;

KMO = 0,786 KMO = 0,760 C.29 0,772 C.33 0,763 C.30 0,782 C.34 0,793 C.31 0,867 C.35 0,806 C.32 0,767 C.36 0,703 10. NT.Eigenvalues =2,712 11. CDCT.Eigenvalues =2,323

Phương sai trích = 54,24%; Phương sai trích = 58,07%;

KMO = 0,761 KMO = 0,774 C.37 0,700 C.43 0,728 C.39 0,736 C.45 0,762 C.40 0,740 C.46 0,803 C.41 0,800 C.47 0,753 C.42 0,704

Nhân tố này tách thành hai nhân tố và không có nhân tố nào đạt tối thiểu 3 biến quan sát. Nhân tố định hướng hiệu suất (HS) biến quan sát C.13 không đạt yêu cầu về độ lớn của trọng số nhân tố (> 0,5). Nhân tố trách nhiệm xã hội (TN) biến C.25 không đạt yêu cầu; nhân tố niềm tin vào doanh nghiệp (NT) biến C.38; nhân tố cường độ cạnh tranh (CDCT) biến C.44 đều có trọng số nhân tố nhỏ hơn tiêu chuẩn tối thiểu (0,5). Như vậy, kết hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá cho biết: Các nhân tố (khái niệm) của mô hình lý thuyết tương ứng với số lượng biến quan sát trình bày ở Bảng 3.6 là số biến đạt yêu cầu có thể sử dụng cho phân tích nhân tố khẳng định (CFA).

3.4. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định và hệ số độ tin cậytổng hợp tổng hợp

3.4.1. Kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khẳng định

Trong mô hình lý thuyết nghiên cứu trình bày ở Hình 1.4 gồm có các khái niệm: văn hóa doanh nghiệp bao gồm 7 khái niệm (nhân tố), động lực làm việc có 2 nhân tố, niềm tin vào doanh nghiệp và cường độ cạnh tranh đều có 1 nhân tố. CFA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp tổng quát, giá trị hội tụ, giá trị phân biệt của văn hóa doanh nghiệp, động lực làm việc, niềm tin vào doanh nghiệp và cường độ cạnh tranh theo từng nhóm. Trên cơ sở kết quả ở bước này sẽ kiểm định mô hình tới hạn (bao gồm tất cả các khái niệm trong mô hình lý thuyết) để làm cơ sở kiểm định các giả thuyết trong mô hình lý thuyết bằng SEM.

3.4.1.1. Kiểm định thang đo văn hóa doanh nghiệp

Trong phần kiểm định độ tin cậy thang đo và phân tích nhân tố khám phá, kết quả cho thấy nhân tố cạnh tranh không đạt các yêu cầu về mặt kỹ thuật để giữ lại trong mô hình. Tuy nhiên, để có cơ sở đưa ra quyết định chính xác hơn, mô hình đầu tiên (CFA.VHDN.01) sẽ phân tích toàn bộ các khái niệm, trên cơ sở đó nhận diện các dấu hiệu về mặt thống kê để lựa chọn mô hình cuối cùng cho mô hình văn hóa doanh nghiệp.

Kết quả phân tích mô hình CFA.VHDN.01 ở Hình 3.1 và phụ lục (PL-07- 04.01) cho thấy mô hình có độ phù hợp tổng quát tốt: GFI = 0,928; CFI = 0,940; TLI = 0,932; RMSEA = 0,047; chỉ số Chi-Square/df = 3,217 lớn hơn tiêu chuẩn (3,00) cho thấy mô hình chưa tối ưu. Đối chiếu với kết quả phân tích EFA nhận thấy thang đo cạnh tranh (CT) có nhiều hệ số tải nhân tố (chuẩn hóa) nhỏ hơn 0,5 (C.10 = 0,19; C.11 = 0,21) nên không đạt yêu cầu.

Thang đo định hướng hiệu suất (HS), biến quan sát C.13 có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,5 (0,431). Thang đo trách nhiệm xã hội (TN), biến quan sát C.25 không đạt yêu cầu (0,23). Các biến quan sát còn lại đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5. Như vậy, kết quả CFA và EFA đều có sự đồng nhất về kết quả của các thang đo vừa nêu, nên có cơ sở để loại thang đo CT, các biến C.13, C.25 ra khỏi mô hình. Kết quả CFA sau khi loại biến trình bày ở Hình 3.2, để thuận tiện cho việc trình bày đặt tên là CFA.VHDN.02.

Hình 3.1. Mô hình CFA.VHDN.01 (Chuẩn hóa)

Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”

Kết quả phân tích mô hình CFA.VHDN.02 ở Hình 3.2 và phụ lục (PL-07-04.02.a) cho thấy: độ phù hợp tổng quát của mô hình cải thiện hơn so với mô hình CFA.01: GFI = 0,955; CFI = 0,972; TLI = 0,967; RMSEA = 0,04; Chi-Square/df = 2,625; hệ số tải nhân tố của biến quan sát đều đạt yêu cầu. CFA2.VHDN.02(df) = 509,292 (194) < CFA2.VHDN.01(df) = 1058,314 (329).

Hình 3.2. Mô hình CFA.VHDN.02 (Chuẩn hóa)

Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”

3.4.1.2. Kiểm định mô hình nhân tố bậc hai thang đo văn hóa doanh nghiệp

Mục tiêu kiểm định nhân tố bậc 2 nhằm xác định 6 nhân tố trong mô hình CFA.VHDN.02 có phải là đại diện hợp lý cho văn hóa doanh nghiệp trong mô hình lý thuyết. Tính khả thi của mô hình bậc 2 cần được chứng minh thông qua tương quan giữa các nhân tố bậc 1.

Bảng 3.7. Hệ số tương quan nhân tố bậc 1 - Mô hình CFA.VHDN.02 Mối quan hệ Hệ số tương quan Mối quan hệ Hệ số tương quan

HT ↔ DM 0,516 DM ↔ TN 0,522 HT ↔ HS 0,565 HS ↔ ON 0,501 HT ↔ ON 0,439 HS ↔ LI 0,524 HT ↔ LI 0,413 HS ↔ TN 0,534 HT ↔ TN 0,415 ON ↔ LI 0,538 DM ↔ HS 0,561 ON ↔ TN 0,522 DM ↔ ON 0,488 LI ↔ TN 0,497 DM ↔ LI 0,392

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Nếu độ mạnh tương quan giữa 6 nhân tố bậc 1 là tương đương nhau thì có khả năng là giải pháp một nhân tố bậc 2. Bảng 3.7 tổng hợp hệ số tương quan bậc 1 giữa 6 nhân tố của mô hình. Hệ số tương quan giữa các nhân tố dao động quanh giá trị 0,5. Trên cơ sở khảo sát hệ số tương quan nhân tố bậc 1 của mô hình CFA.VHDN.02, có thể nhận định tương quan giữa chúng phản ánh cấu trúc bậc 2 cho một cấp độ khái niệm cao hơn là văn hóa doanh nghiệp.

Hình 3.3 và phụ lục (PL-07-04.02.b) trình bày kết quả kiểm định mô hình VHDN bậc 2.

Hình 3.3. Mô hình VHDN bậc 2

Bảng 3.8. Trọng số hồi quy chuẩn hóa – Mô hình VHDN bậc 2 Mối quan hệ Trọng số hồi quy

VHDN → HT 0,662 VHDN → DM 0,705 VHDN → HS 0,775 VHDN → ON 0,705 VHDN → LI 0,666 VHDN → TN 0,710

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình có độ phù hợp tổng quát tốt với các chỉ số: GFI = 0,949; CFI = 0,968; TLI = 0,963; RMSEA = 0,043. Mối quan hệ giữa nhân tố bậc 2 và 6 nhân tố bậc 1 có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Trọng số hồi quy chuẩn hóa tổng hợp ở Bảng 3.8 cho thấy mối quan hệ giữa nhân tố bậc 2 với các nhân tố bậc 1 có sự cân đối và độ lớn tác động mạnh. Từ kết quả phân tích, có thể thấy 6 nhân tố bậc một đại diện cho văn hóa doanh nghiệp trong mô hình lý thuyết là phù hợp.

3.4.1.3. Kiểm định thang đo động lực làm việc

Thang đo động lực làm việc được tiến hành CFA theo 2 hướng: Mô hình CFA.DLLV.01 gom thành một nhân tố (Hình 3.4) và CFA.DLLV.02 tách thành hai nhân tố: động lực bên trong và động lực bên ngoài (Hình 3.5).

Hình 3.4. Mô hình CFA.DLLV.01 (Chuẩn hóa)

Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”

Hình 3.5. Mô hình CFA.DLLV.02 (Chuẩn hóa)

So sánh độ phù hợp tổng quát và các chỉ số liên quan của hai mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp. Bảng 3.9 tổng hợp kết quả của các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát của hai mô hình, kết quả chi tiết trình bày ở phụ lục (PL-07-04.03) và (PL-07-04.04).

Bảng 3.9. Kết quả CFA mô hình CFA.DLLV.01 và CFA.DLLV.02

Mô hình Độ phù hợp tổng quát 2 (df) = 516,552 (20); GFI = 0,866; CFI = 0,817; CFA.DLLV.01 CFA.DLLV.01 TLI = 0,744; RMSEA = 0,158 2 (df) = 153,339 (19); GFI = 0,962; CFI = 0,951; CFA.DLLV.02 CFA.DLLV.02 TLI = 0,927; RMSEA = 0,084

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Từ kết quả tổng hợp ở trên cho thấy tất cả các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình động lực làm việc với hai nhân tố tốt hơn hẳn so với mô hình một nhân tố. Như vậy, dữ liệu thực tế ủng hộ cho việc phân tách động lực làm việc thành hai thành phần là động lực bên trong và động lực bên ngoài.

3.4.1.4. Kiểm định thang đo niềm tin và cường độ cạnh tranh

Thang đo niềm tin vào doanh nghiệp đặt tên CFA.NT và thang đo cường độ cạnh tranh đặt tên CFA.CDCT. Kết quả phân tích tổng hợp ở Bảng 3.10, kết quả chi tiết trình bày ở phụ lục (PL-07-04.05) và (PL-07-04.06).

Bảng 3.10. Kết quả CFA mô hình CFA.NT và CFA.CDCT

Mô hình Độ phù hợp tổng quát

CFA.NT 2 (df) = 30,561 (5); GFI = 0,988; CFI = 0,980; TLI =

CFA.NT

0,960; RMSEA = 0,072

CFA.CDCT 2 (df) = 0,884 (2); GFI = 1,000; CFI = 1,000; TLI =

CFA.CDCT

1,000; RMSEA = 0,000

Nguồn: “Tổng hợp từ phân tích của tác giả”

Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy thang đo niềm tin vào doanh nghiệp và cường độ cạnh tranh có độ phù hợp tổng quát cao.

Như vậy, kết quả CFA độc lập theo các nhóm thang đo trong mô hình lý thuyết có sự tương đồng với kết quả đề xuất từ EFA. Từ kết quả này, mô hình CFA tới hạn (tất cả các khái niệm nghiên cứu trong cùng một mô hình) sẽ được phân tích, nếu mô hình thỏa mãn các tiêu chuẩn kỹ thuật thì kết quả được sử dụng để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu bằng SEM.

3.4.1.5. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định cho mô hình tới hạn

Mô hình CFA tới hạn (Saturated model) nhằm mục tiêu kiểm định: phân phối

chuẩn các biến quan sát trong mô hình, độ tin cậy tổng quát của mô hình; giá trị hội tụ; giá trị phân biệt; tính toán độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo, tiến hành so sánh kết quả với EFA. Biến cường độ cạnh tranh (CDCT) sử dụng trong phân tích đa nhóm nên không xuất hiện trong mô hình tới hạn.

Hình 3.6. Mô hình CFA tới hạn

Nguồn: “Phân tích dữ liệu của tác giả”

Kết quả phân tích mô hình đo lường tới hạn trình bày ở Hình 3.6. và phụ lục (PL-07-04.07). Kiểm định phân phối chuẩn, mặc dù chưa có sự đồng nhất rõ ràng

giữa các nhà nghiên cứu đối với vấn đề độ lớn của kurtosis như thế nào thì được

xem là vượt quá giới hạn, một số nhà nghiên cứu đề xuất khi kurtosis 7 thì được

xem là bình thường.

Từ kết kiểm định phân phối chuẩn đơn biến và đa biến trình bày ở phụ lục, có thể kết luận dữ liệu không vi phạm giả định phân phối chuẩn. Các chỉ số đo lường độ phù hợp tổng quát của mô hình đều đạt ngưỡng tiêu chuẩn: Chi-Square/df = 2,624 < 3; GFI = 0,924 > 0,9; CFI = 0,948 > 0,9; TLI = 0,941 > 0,9; RMSEA = 0,04 < 0,08. Như vậy, kết luận dữ liệu thực tế hỗ trợ hệ thống khái niệm trong mô hình lý thuyết, có thể sử dụng kết quả này để kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 3.11. Tổng hợp kết quả phân tích EFA và CFA

Khái niệm Cronbach’s Alpha & EFA CFA

Độ tin cậy Ph/sai (%) Độ tin cậy Ph/sai (%)

1. Sự hỗ trợ (HT) 0,809 64,23 0,816 52,66

2. Sự đổi mới (DM) 0,865 71,26 0,866 61,89

3. Định hướng hiệu suất (HS) 0,824 74,02 0,825 61,10

4. Sự ổn định (ON) 0,856 70,05 0,858 60,16

5. Yếu tố lợi ích (LI) 0,884 74,20 0,884 65,69

6. Trách nhiệm xã hội (TN) 0,869 79,44 0,873 69,73

7. Động lực bên trong (DLBT) 0,807 63,73 0,814 52,51

8. Động lực bên ngoài (DLBN) 0,788 58,90 0,769 45,70

9. Niềm tin vào DN (NT) 0,758 54,24 0,790 43,09

Bảng 3.11 tổng hợp kết quả phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của hai phương pháp: EFA và CFA. Có thể thấy, độ tin cậy tổng hợp tính toán từ CFA hầu hết đều cao hơn EFA; tuy nhiên, tổng phương sai trích tính bằng CFA lại thấp hơn EFA. Biến động lực bên ngoài và niềm tin vào doanh nghiệp có tổng phương sai thấp hơn 50% (45,7% và 43,07%, tương ứng) nhưng vẫn trong giới hạn có thể chấp nhận.

Giá trị hội tụ và giá trị phân biệt

Bảng tổng ảnh hưởng chuẩn hóa (Standardized Total Effects) trình bày ở phụ

lục (PL-07-04.07) cho thấy các biến quan sát tải lên các nhân tố đều có trọng số > 0,5 nên có thể kết luận các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đạt giá trị hội tụ.

Kiểm định giá trị phân biệt

Bảng hệ số tương quan (Correlations) ở phụ lục (PL-07-04.07) trình bày kết

quả tương quan giữa tất cả các khái niệm trong mô hình. Sử dụng kết quả này để kiểm định giá trị phân biệt của các khái niệm. Giả thuyết kiểm định:

0: Hệ số tương quan = 1 (Không có sự phân biệt giữa các khái niệm) 1: Hệ số tương quan ≠ 1 (Có sự phân biệt giữa các khái niệm)

Kết quả tính toán trình bày ở Bảng 3.12. Sử dụng p-value để kiểm định giả thuyết, kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết 0, có thể kết luận các khái niệm nghiên cứu trong mô hình lý thuyết đạt giá trị phân biệt.

Bảng 3.12. Kiểm định giá trị phân biệt - mô hình CFA tới hạn

Mối quan hệ Tương quan Sai số chuẩn Giá trị tới Giá trị p

(r) (Se) hạn (CR) HT ↔ DM 0,418 0,040 14,64 0,000 HT ↔ HS 0,566 0,036 12,03 0,000 HT ↔ ON 0,438 0,039 14,28 0,000 HT ↔ LI 0,413 0,040 14,73 0,000 HT ↔ TN 0,415 0,040 14,69 0,000 DM ↔ HS 0,484 0,038 13,47 0,000 DM ↔ ON 0,368 0,041 15,53 0,000

Một phần của tài liệu 20201104_160815_NOIDUNGLA_TDTHAI (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(171 trang)
w