Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu

Một phần của tài liệu 00050008113 (Trang 38 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp thống kê so sánh, đối chiếu

Là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đến các nội dung sau:

Tiêu chuẩn so sánh: Trong phân tích , thường dùng các gốc so sánh. Gốc so sánh là số liệu kỳ trước, số liệu trung bình ngành, số liệu kế hoạch.

Điều kiện so sánh

 Điều kiện so sánh theo thời gian:Các chỉ tiêu phân tích phải thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp tính toán, thời gian và đơn vị đo lường.

 Điều kiện so sánh theo không gian: khi so sánh giữa các doanh

nghiệp thì ngoài các điều kiện nêu trên cần đảm bảo các doanh nghiệp phải có cùng loại hình kinh doanh và quy mô là như nhau.

Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, người ta thường sử dụng các kỹ thuật cơ bản sau:

 So sánh bằng số tuyệt đối: Sử dụng hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về số lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Dy = Y1 – Yo Trong đó: Yo: chỉ tiêu năm trước

Y1: chỉ tiêu năm sau

Dy: phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế  So sánh bằng số tương đối: Sử dụng thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Việc phân tích này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển… của chỉ tiêu phân tích tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm.

Dy = x 100%

Trong đó: Yo: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

 So sánh bằng số bình quân: Số bình quân phản ánh mặt

chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó. Hay nói một cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của chỉ tiêu.

Một phần của tài liệu 00050008113 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w