5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Một số giải pháp khác
4.2.3.1. Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ, đào tạo và hướng dẫn công nhân
Chất lượng của các quyết định quản lý doanh nghiệp nói chung và quản lý tài sản nói riêng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng tài sản. Trong khi đó, năng lực của các cán bộ quản lý rất quan trọng trong việc đưa ra những quyết định sẽ đảm bảo cho chất lượng của các quyết định này đạt hiệu quả cao nhất.
Là một giải pháp định tính, nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ là một vấn đề mà dường như mọi doanh nghiệp Việt Nam đều quan tâm.
Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài sản. Công ty có thể đưa ra những ưu đãi trong tuyển dụng (về lương bổng, trợ cấp, về thời
gian công tác,…) nhằm thu hút nguồn nhân lực thực sự có chất lượng cao đảm nhiệm công tác quản lý kinh doanh nói chung và quản lý tài sản nói riêng. Từ đội ngũ cán bộ hiện tại (ưu thế là có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong nghề). Công ty thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực làm việc. Đối với đội ngũ công nhân cần được hướng dẫn và đào tạo về nghiệp vụ quản lý và sử dụng tài sản trong quá trình làm việc để đảm bảo nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ chuyên môn và kinh nghiệm. Định kỳ hàng tháng có bộ phận chuyên môn đi kiểm tra đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện.
4.2.3.2. Tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng mạnh thị phần với sản phẩm mũi nhọn Để nâng cao hiệu quả kinh doanh, công ty cần tích cực khai thác, tìm
kiếm thị trường, mở rộng thị trường để nâng cao thị phần nhằm mang lại lợi nhuận vững chắc hơn. Để đạt được mục đích đó, công ty cần phải nâng cao sức cạnh tranh của mình hơn nữa trước những yêu cầu và thách thức của quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. Trước hết, cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp nhằm giảm chi phí đầu vào để giảm giá thành tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm. Việc xây dựng các giải pháp giảm chi phí đầu vào, tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty cần:
- Xây dựng kế hoạch mua bán vật tư tốt, chủ động tìm kiếm nguồn vật tư có giá cả cạnh tranh, chất lượng đảm bảo với điều kiện tín dụng tốt.
- Xây dựng định mức sử dụng, kiểm soát chặt chẽ tránh lãng phí.
- Xây dựng chính sách bán hàng, chính sách tín dụng hợp lý, cạnh tranh và đa dạng để đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ.
- Chủ động hội nhập quốc tế, sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi của thị trường nhất là khi Việt Nam tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế.
- Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực đồng bộ, có tri thức hiện đại và làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật mới. Xây dựng tác phong chuyên nghiệp cho người lao động.
Bên cạnh đó công ty phải nghiên cứu thị trường và phát triển mạnh mẽ những sản phẩm mũi nhọn, có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu sản xuất những mặt hàng kém hiệu quả, lợi nhuận thấp...
4.2.3.3. Tăng cường huy động vốn, tìm nguồn vốn, huy động vốn với chi phí thấp nhất
Để mở rộng quy mô sản xuất – kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cũng như khẳng định vị thế của mình trên thị trường thì nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. Do đó, để có thể huy động được vốn với chi phí thấp nhất, trước hết Công ty cần phải đa dạng hoá phương thức huy động vốn, như:
Mở rộng quan hệ với các tổ chức tín dụng để có nhiều cơ hội lựa chọn nguồn tài trợ với chi phí thấp nhất. Đồng thời tuỳ từng thời điểm, từng mục đích sử dụng và nhu cầu vốn khác nhau, Công ty có thể sử dụng linh hoạt hình thức vay dài hạn, ngắn hạn, vay theo hợp đồng, vay theo hạn mức tín dụng,… tuỳ theo tình hình biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ.
4.3. Một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nƣớc
- Hoàn thiện chính sách tín dụng: lãi suất ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hàng lang pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng bền vững cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.
- Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp
+ Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, để tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn.
+ Tập trung vào tháo gỡ các rào cản hành chính của doanh nghiệp, điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
+ Đưa ra các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập.
+ Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hóa các dịch vụ công.
- Ngoài ra nhà nước cần hướng dẫn cách tính thu nhập do ưu đãi đầu tư mang lại. Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đã có nhiều ưu đãi trong việc khuyến khích đầu tư các doanh nghiệp bằng cách ưu đãi về thuế.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, thiết lập vị thế trên thị trường đòi hỏi phải nỗ lực trong mọi hoạt động, đặc biệt trong quản lý và sử dụng tài sản. Để hòa nhập với xu thế phát triển kinh tế của đất nước, công tác quản lý và sử dụng tài sản không ngừng được đổi mới và hoàn thiện về phương pháp cũng như nội dung.
Trong thời gian qua, vấn đề sử dụng tài sản tại Công ty đã đạt được nhiều thành tựu như tổng tài sản tăng liên tục qua các năm từ 35 tỷ vào năm 2013 và đạt 100 tỷ vào năm 2015. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tài sản còn thấp, biến động thất thường do còn nhiều hạn chế như các khoản phải thu và hàng tồn kho lớn, công tác quản lý tài sản chưa tối ưu, vấn đề về nguồn nhân lực,… gây ứ đọng vốn, tăng chi phí, giảm hiệu quả sử dụng tài sản dẫn tới giảm lợi nhuận của Công ty.. Với tầm vai trò của tài sản trong hoạt động kinh doanh, việc tìm ra giải pháp giúp công ty nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là điều có ý nghĩa quan trọng.
Với đề tài “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà”, tác giả đã vận dụng những kiến thức đã học để nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng tài sản tại Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà. Luận văn đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng tài sản tại Công ty, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty. Hy vọng khi áp dụng những giải pháp này hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty sẽ tăng, góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Ba Vì, 2015. Báo cáo tài chính
Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại Ba Vì năm 2015. Hà Nội
2. Công ty Cổ phần Phú Bình Hoà Lạc, 2015. Báo cáo tài chính Công ty Cổ
phần Phú Bình Hoà Lạc năm 2015. Hà Nội
3. Công ty TNHH Xây dựng Sungeun Plant, 2015. Báo cáo tài chính Công
ty TNHH Xây dựng Sungeun Plant năm 2015. Hà Nội
4. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà, 2013. Báo cáo tài chính Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà năm từ 2013 đến 2015. Hà Nội
5. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà, 2015. Báo cáo tổng kết
Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn Hà các năm từ 2013 đến 2015. Hà Nội
6. Nguyễn Tấn Bình, 2009. Phân tích quản trị tài chính. Đại học quốc gia Hồ Chí Minh
7. Ngô Thế Chi – Nguyễn Trọng Cơ , 2009. Phân tích tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
8. Phan Thế Dũng, 2013. Phân tích Báo cáo tài chính. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.
9. Hoàng Minh Đường và cộng sự, 2005. Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại tập 1 và tập 2. Trường Đại học kinh tế quốc dân.
10. Nguyễn Thị Thanh Hằng, 2014. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu
động tại Công ty xây dựng 123 – Cienco 1. Luận văn Thạc sỹ, Đại học
kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
11. Đào Thị Thanh Huyền, 2014. Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ
12. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển, 2012. Giáo trình Tài chính doanh
nghiệp. Nhà xuất bản Tài Chính.
13. Nguyễn Minh Kiều, 2009. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Nhà xuất bản Thống kê.
14. Vũ Đức Lâm, 2007. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Bưu
điện Thành phố Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ, Đại học kinh tế - Đại học
quốc gia Hà Nội.
15. Nguyễn Thị Minh, 2014. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại
Tổng Công ty đầu tư và phát triển hạ tầng Đô thị UDIC. Luận văn Thạc
sỹ, Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Năng Phúc, 2008. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính. Trường Đại học kinh tế quốc dân.
17. Nguyễn Thị Thuỷ, 2015. Hiệu quả sử dụng tài sản tại công ty cổ phần
than Vàng Danh – Vinacomin. Luận văn Thạc sỹ, Đại học kinh tế - Đại
học quốc gia Hà Nội.