Thời hạn thanh toán

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 60 - 67)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.2.2.3.Thời hạn thanh toán

Thời hạn thu tiền

Chỉ tiêu này thể hiện phương thức thanh toán bằng tiền mặt hay bán thiếu trong việc tiêu thụ hàng hóa, ở đây chúng ta chỉ xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu “Phải thu khách hàng” với “Doanh thu thuần” để từ đó biết được thời hạn mà khách hàng thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp.

Bảng 15: THỜI HẠN THU TIỀN

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Phải thu khách hàng - - 6.941 0 6.941

Doanh thu thuần 72.280 65.130 59.386 (7.150) (5.744) Doanh thu bình quân 1 ngày 200,78 180,92 164,96 (19,86) (15,96)

Thời hạn thu tiền (Ngày) 0 0 42 0 42

Nguồn: Phòng kế toán

Trong 2 năm đầu doanh nghiệp đã áp dụng phương thức bán hàng cứng nhắc, thu trực tiếp bằng tiền mặt, nên làm hạn chế một số lượng lớn khách hàng, năm 2008 doanh nghiệp áp dụng chính sách bán hàng trả chậm nhằm giải phóng hàng tồn kho, nên thời hạn thu tiền tăng lên 42 ngày, tuy nhiên số ngày thu tiền

này quá chậm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và lợi nhuận, doanh nghiệp cần chú ý để điều chỉnh kịp thời.

Thời hạn trả tiền

Thời hạn trả tiền được đánh giá trên tỷ số giữa “Khoản phải trả người bán” so với “Giá vốn hàng bán”, nhằm biết được thời gian doanh nghiệp có thể chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Bảng 16: THỜI HẠN TRẢ TIỀN Đvt: Triệu đồng NĂM CHÊNH CHỈ TIÊU LỆCH 2006 2007 2008 NĂM NĂM 07/06 08/07

Các khoản phải trả người bán 125 1.280 1.944 1.155 664 Giá vốn hàng bán 68.855 63.103 58.133 (5.752) (4.970) Giá vốn hàng bán bình quân 1 ngày 191,26 175,29 161,48 (15,98) (13,81)

Thời hạn trả tiền (Ngày) 0,65 7,30 12,04 6,65 4,74

Nguồn: Phòng kế toán

Nhìn chung thời hạn trả tiền của doanh nghiệp tăng qua các năm, tuy nhiên thời hạn này vẫn ngắn cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn nhà cung cấp thấp.

4.2.3. Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận được mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể (doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu…); mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà quản trị một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị.

a. Hệ số lãi gộp

Hệ số này được sự quan tâm đặc biệt của nhà quản lý vì nó cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh.

Bảng 17: HỆ SỐ LÃI GỘP

Đvt: triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Lãi gộp 3.425 2.027 1.253 (1.398) (774)

Doanh thu thuần 72.280 65.130 59.386 (7.150) (5.744)

Hệ số lãi gộp (%) 4,74 3,11 2,11 (1,63) (1,00)

Nguồn: Phòng kế toán

Hệ số lãi gộp của doanh nghiệp giảm tương đối qua các năm, nguyên nhân là do doanh thu giảm và giá vốn hàng bán giảm tương đối đều qua các năm, do đó mức giảm của hệ số này không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 18: BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU SINH LỜI

Đvt: Triệu đồng

CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

A. Lãi ròng (723) 375 521 1.098 240

B. Doanh thu thuần 72.280 65,130 59.386 (7.150) (5.744)

C. Tổng tài sản 14.153 15.445 40.254 1.292 24.809 D.Vốn chủ sở hữu 9.778 10.165 10.686 387 521 ROS (A/B ) (%) (1,00) 0,58 0,88 1,58 0,3 ROA (A/C) (%) (5,11) 2,43 1,29 7,54 (1,14) ROE (A/D) (%) (7,39) 3,69 4,88 11,08 1,19 Nguồn: Phòng kế toán

b. Hệ số lãi ròng- Suất sinh lời của doanh thu ROS % 1.00 0.50 0.00 2006 2007 2008 -0.50 -1.00 -1.50 Năm Hệ số lãi ròng ROS

Hình 5: BIỂU ĐỒ SUẤT SINH LỜI CỦA DOANH THU - ROS

Suất sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp tăng nhẹ qua các năm, cụ thể trong năm 2006 hệ số này âm 1, mặc dù doanh thu tăng cao nhất trong 3 năm nhưng do lãi ròng của doanh nghiệp lỗ 723 tr.đ, trong 100 đồng doanh thu thì lợi nhuận ròng tạo ra lỗ 1 đồng, năm 2007 hệ số này tăng lên 0,58 đồng, năm 2008 tiếp tục tăng 0,88 đồng. Doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm gi ảm, lãi ròng 3 năm tăng, điều này chứng tỏ doanh nghiệp biết các quản lý, điều tiết hợp lý chi phí quản lý và chi phí bán hàng, tạo thu nhập từ các hoạt động khác.

c. Suất sinh lời của tài sản ROA

3.00% 2.00 1.00 0.00 2006 2007 2008 -1.00 -2.00 -3.00 -4.00 -5.00 -6.00 ROA Năm

Hình 6: BIỂU ĐỒ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN – ROA

Suất sinh lời tài sản của doanh nghiệp có năm tăng năm giảm, năm 2006 trong 100 đồng tài sản doanh nghiệp chịu lỗ 5,11 đồng lợi nhuận, chứng tỏ tài sản trong năm 2006 hoạt động không hiệu quả, sang năm 2007 trong 100 đồng

tài sản doanh nghiệp tạo ra 2,43 đồng lợi nhuận, sang năm 2008 ROA là 1,29 đồng lợi nhuận (giảm so với năm 2007 là 1,14 đồng), mặc dù lãi ròng và tài sản của doanh nghiệp trong năm đều tăng, tuy nhiên mức tăng của lãi ròng không tăng mạnh hơn so với mức tăng của tài sản. Chúng ta cần nhận thấy rằng khả năng sinh lời này trong những năm tới sẽ tốt hơn chứ không phải dừng lại ở mức độ đó. Bởi lẽ trong năm 2008 doanh nghiệp đã đầu tư nhiều cho tài sản cố định vẫn chưa góp phần tạo nên doanh thu trong kỳ.

d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, tức l à một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, nó được xác định bằng quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu.

% 6.00 4.00 2.00 0.00 -2.00 -4.00 -6.00 -8.00 -10.00 2006 2007 2008 ROE Năm

Hình 7: BIỂU ĐỒ SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU- ROE

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng qua 3 năm so sánh, mặc dù trong năm 2006 ROE mang giá trị âm, 100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp phải chịu lỗ 7,39 đồng, nhưng năm 2007 tỷ suất này tăng cao trong 100 đồng vốn kinh doanh doanh nghiệp thu được 3,69 đồng lợi nhuận, năm 2008 là 4,88 đồng lợi nhuận, nguyên nhân là do doanh nghiệp tăng nguồn vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế tăng cho thấy trình độ sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cao.

e. Mối quan hệ giữa các hệ số- Sơ đồ DuPont

Phương pháp phân tích suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu dựa vào mối quan hệ với suất sinh lời của tài sản được gọi là phương pháp phân tích Dupont.

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu – ROE

2006 2007 2008

(7,39) % 3,69% 4,88%

Suất sinh lời của tài sản – ROA 2006 2007 2008 (5,11)% 2,43% 1,29% x Tỷ lệ tài sản/ Vốn chủ sở hữu (Lần) 2006 2007 2008 1,45 1,52 3,77

Tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) – ROS

2006 2007 2008 (1,00)% 0,58% 0,88% x Số vòng quay tổng tài sản (Vòng) 2006 2007 2008 5,11 4,22 1,48 Lợi nhuận ròng (tr.đ) 2006 = (723) 2007 = 375 2008 = 521 ÷ Doanh thu (tr.đ) 2006 = 72.280 2007 = 65.130 2008 = 59.386 Doanh thu (tr.đ) 2006 = 72.280 2007 = 65.130 2008 = 59.386 ÷ Tổng tài sản (tr.đ) 2006 = 14.153 2007 = 15.445 2008 = 40.254 Hình 8: SƠ ĐỒ DUPONT

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta dựa vào bảng sau:

Bảng 19: BẢNG PHÂN TÍCH ROE

NĂM CHÊNH

CHỈ TIÊU LỆCH

2006 2007 2008 NĂM NĂM

07/06 08/07

Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%) (1,00) 0,58 0,88 1,58 0,30 Tỷ suất doanh thu/ tài sản 5,11 4,22 1,48 (0,89) (2,74) Tỷ suất tổng tài sản/ VCSH 1,45 1,52 3,77 0,07 2,25 Tỷ suất lợi nhuận/ VCSH (%) (7,39) 3,69 4,88 11,08 1,19

Lãi ròng Doanh thu Tổng tài sản

ROE = x x

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu

Tương ứng: ROE = a x b x c

Năm 2007 so với năm 2006

ROE07 = 0,58 x 4,22 x 1,52 = 3,69% ROE06 = (1,00) x 5,11 x 1,45 = (7,39)%

Chênh lệch ROE là ROE = 3,69 – (7,39) = 11,08 % Vậy ROE07 tăng so với ROE06 là 11,08%

Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE là

Ảnh hưởng bởi tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (a)

a = a07 x b06 x c06 – a06 x b06 x c06

a= 0,58 x 5,11 x 1,45 – (1,00) x 5,11 x 1,45 = 11,68 %

Do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2007 so với 2006 tăng 1,58% đã làm cho ROE tăng tương ứng là 11,68 %.

Ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu trên tài sản (b)

b = a07 x b07 x c06 – a07 x b06 x c06

b = 0,58 x 4,22 x 1,45 - 0,58 x 5,11 x 1,45 = (0,75 %)

Do tỷ suất doanh thu trên tài sản năm 2007 giảm 0,89 % so với 2006 nên đã làm cho ROE giảm 0,75%

Ảnh hưởng tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (c)

c = a07 x b07 x c07 – a07 x b07 x c06

c = 0,58 x 4,22 x 1,52 - 0,58 x 4,22 x 1,45 = 0,18%

Tỷ suất tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu trong năm 2007 tăng 0,07 lần nên đã làm cho ROE tăng 0,18%

Ta có ROE = a + b + c = 11,68 +( 0,75) + 0,18 = 11,08% (Đúng

bằng đối tượng phân tích)

Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ta thấy ROE tăng 11,08% là do nhân tố lợi nhuận trên doanh thu và tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu đã làm ROE tăng trong khi đó thì nhân tố doanh thu trên tài sản làm cho ROE giảm.

Năm 2008 so với năm 2007

Tương tự như vậy, ta có

ROE08 = 0,88 x 1,48 x 3,77 = 4,88% ROE07 = 0,58x 4,22 x 1,52 = 3,69%  ROE = 4,88 – 3,69 = 1,19 %  a = 1,91%  b = (3,65%)  c = 2,93%

Như vậy: ROE = a + b + c = 1,91+ (3,65) + 2,93 = 1,19 %

(Đúng bằng đối tượng phân tích)

Sự tăng lên của nhân tố lợi nhuận trên doanh thu 0,3%, tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu tăng 2,25% đã làm cho ROE tăng tương ứng 1,91% và 2,93%, trong khi đó doanh thu trên tài sản giảm 2,74% đã làm cho ROE giảm 3,65% điều này chứng tỏ trong những năm qua tài sản của doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả cần phải có biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của tài sản trong kinh doanh hơn nữa.

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 60 - 67)