- Kết cấu của đề tài:
2.2.1. Phân tích chi phí của Công ty Cổ phần APROVIC theo cách ứng xử của
Hiện nay, những doanh nghiệp sản xuất đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường theo xu thế toàn cầu. Để thành công trong môi trường mới, họ phải thích ứng nhanh và sản xuất ra những sản phẩm với chi phí thấp, đồng thời phải có chất lượng. Doanh nghiệp nào cũng phải tính đến việc quản lý và tiết kiệm chi phí ngày một hiệu quả hơn để sản phẩm của mình làm ra ngày càng có chất lượng, giá cả phù hợp. Quản lý và tiết kiệm chi phí là một cách để kiểm soát hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hiệu quả nhất.
Việc phân loại chi phí thành biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp tùy thuộc vào quan điểm nhìn nhận của từng nhà quản trị trong mục tiêu sử dụng cụ thể. Phân loại chi phí theo tiêu thức này giúp cho nhà quản trị có cách nhìn nhận chi phí, sản lượng và lợi nhuận để có những quyết định phù hợp trong việc quản lý về số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, về giá bán sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể, về việc nhận đơn đặt hàng mới với giá bán thấp hơn đơn giá đang bán…
Tại Công ty Cổ phần APROVIC có các chi phí sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Có nhiều cách phân loại chi phí nhưng để có thể phân tích được mối quan hệ C – V – P ta chỉ áp dụng việc phân tích chi phí theo cách ứng xử chi phí.
Các nhà quản trị muốn đưa ra nhận xét chính xác về hiệu quả hoạt động của một ngành hoặc của một sản phẩm nào đó thì phải dựa vào cách ứng xử của chi phí, tức là phải phân loại chi phí thành biến phí, định phí. Trong thực tế, việc phân loại chi phí là đều rất khó khăn. Do việc phân loại chi phí không theo một nguyên tắc nào mà chỉ tùy thuộc vào đặc điểm ngành và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp
Tại Công ty có các loại chi phí phát sinh sau: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVL), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT), chi phí sản xuất chung (CPSXC), chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN). Phân tích C –
V – P đòi hỏi các khoản mục chi phí phải được phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Bởi vậy, bên cạnh tập hợp số liệu theo cách thông thường để phục vụ cho kế toán tài chính, Công ty cần thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí và đồng thời phải tập hợp chi phí phát sinh theo phân loại này trong từng quý để có cơ sở số liệu tiến hành phân tích.