Đòn bẩy hoạt động(operating leverage)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C-V-P TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC (Trang 25 - 27)

- Kết cấu của đề tài:

1.3.4. Đòn bẩy hoạt động(operating leverage)

Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật rất lớn với lực tác động rất nhỏ. Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy, gọi một cách đầy đủ là đòn bẩy hoạt động kinh doanh ( ĐBHĐ), là cách nhà quản trị sử dụng để đạt được tỷ lệ cao về lợi nhuận với tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu hoặc mức tiêu thụ sản phẩm.

ĐBHĐ chỉ cho chúng ta thấy với một tốc độ tăng nhỏ của doanh thu, sản lượng bán sẽ tạo ra một độ tăng lớn về lợi nhuận. Một cách khái quát là: ĐBHĐ là khái niệm phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng lợi nhuận và tốc độ tăng doanh thu hoặc sản lượng tiêu thụ và tốc độ tăng lợi nhuận bao giờ cũng lớn hơn tốc độ tăng doanh thu:

Tốc độ tăng lợi nhuận

ĐBHĐ = Tốc độ tăng doanh thu (hoặc sản lượng bán)> 1

Giả định có 2 doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận. Nếu tăng cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp có tỷ lệ SDĐP lớn, lợi nhuận tăng càng nhiều, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận lớn hơn và ĐBHĐ sẽ lớn hơn. Doanh nghiệp có tỷ trọng định phí lớn hơn biến phí thì tỷ lệ SDĐP lớn và ngược lại. Do vậy, ĐBHĐ cũng là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp, ĐBHĐ sẽ lớn ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao hơn biến phí trong tổng chi phí, và nhỏ hơn ở các doanh nghiệp có kết cấu ngược lại.

Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp có ĐBHĐ cao thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí, do đó lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ rất nhạy cảm với thị trường khi doanh thu biến động, bất kỳ sự biến động nhỏ nào của doanh nghiệp cũng gây ra biến động lớn về lợi nhuận.

Với dữ liệu đã có ở trên ta có:

Tại sản lượng 1 Doanh thu: g 1 Lợi nhuận: P1 = (g – a)X1 – b Tại sản lượng X2 Doanh thu: gX2 Lợi nhuận: P2 = (g – a)X2 – b

Tốc độ tăng lợi nhuận=P2-P1*100% =(g−a)(X2−X1)

P1 (g−a)X1−b

Tốc độ tăng doanh thu =gx2− gx1 ∗ 100%

gx1

Vậy ta có công thức tính độ lớn của ĐBHĐ: Độ lớnĐBHĐ = Tổng SDĐP = Tổng SDĐP

Lợi nhuận Tổng SDĐP-Định phí

Độ lớn của ĐBHĐ là một công cụ đo lường ở mức doanh thu nhất định khi có 1% thay đổi về doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận. Hay nói cách khác thì doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận sẽ thay đổi bao nhiêu? Câu trả lời là 1% nhân với độ lớn của ĐBHĐ.

Chú ý: Sản lượng tăng, doanh thu tăng lên và độ lớnĐBHĐ ngày càng giảm đi. ĐBHĐ lớn nhất khi sản lượng vừa vượt qua điểm hòa vốn.

1.4. Phân tích điểm hòa vốn

Phân tích điểm hòa vốn là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ C – V – P. Nó cung cấp thông tin cho nhà quản trị về số lượng sản phẩm cần phải bán để đạt được lợi nhuận mong muốn và thường bắt đầu tại điểm hòa vốn, điểm mà doanh số không mang lại lợi nhuận. Tuy nhiên, không một công ty nào hoạt động mà không muốn mang lại lợi nhuận.Vì vậy phân tích điểm hòa vốn có vai trò là điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn nhằm lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh.của mình. Phân tích điểm hòa vốn cho phép ta xác định mức doanh thu với khối lượng sản phẩm và thời gian cần đạt được để vừa đủ bù đắp hết chi phí đã bỏ ra.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ C-V-P TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN APROVIC (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w