PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN A Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 9 đầy đủ nè (Trang 46 - 47)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: HS hiểu được:

- Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật

- Trách nhiệm pháp lí là gì, ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí, thẩm quyền áp dụng trách nghiệm pháp lí .

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi vi phạm pháp luật và hành vi không vi phạm pháp luật. - Biết xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Thái độ: Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, biết phê phán, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật

B. Phương pháp

- Diễn giải.

- Phân tích tình huống. - Nêu vấn đề.

- Thảo luận nhóm, thảo luận cả lớp.

C. Tài liệu phương tiện

- SGK, SGV GDCD 9.

- Hiến pháp 1992, luật Hình sự 1999. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. - Luật Giao thông đường bộ.

________________________________________________________________________________

D. Các hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức. 1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ?

- Tại sao khi tham gia lao động, muốn được đảm bảo lợi ích hợp pháp thì

phải kí kết hợp đồng lao động ? 3. Bài mới

Tiết 1

Giới thiệu bài: GV nêu một tình huống trong thực tế để dẫn dts vào bài.

Hoạt động 1

Tìm hiểu hành vi vi phạm pháp luật - GV nêu tình huống1: A hay vứt rác sang nhà B. B nghĩ phải đán cho B một trận thật đau cho bỏ tức.

a. B vi phạm pháp luật.

b .B không vi phạm pháp luật.

- GV giới thiệu khoản 1, điều 103 luật Hình sự về tội đe dọa giết người

- Nêu kết luận: B không vi phạm pháp luật

- GV nêu tình huống 2: Trên đường đi công tác, gặp 1 vụ tai nạn giao thồng, mọi người đề nghị cứu giúp nhưng ông Bá từ chối vì đang rất bận và đường đến cơ quan cũng không đi qua bệnh viện nào. Như vậy ông Bá có vi phạm pháp luật không ? Vì sao ?

- GV giới thiệu điều 102 Luật HS và hướng dẫn HS nêu kết luận

- GV nêu tình huống 3:

1. Một thanh niên đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, đã đâm phải một người đi đường.

2. Một người bệnh tâm thân cướp giật túi tiền của người qua đường.

3. Một em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy nhà của người hàng xóm

4. Một người say rượu đi xe máy gây tai nạn giao thông.

- HS nhận xét

- GV hướng dẫn HS nêu khái niệm vi phạm PL.

Hoat động 2

1. Vi phạm pháp luật

- Dấu hiệu đầu tiên khi xác định vi phạm pháp luật phải là hành vi cụ thể.

VD: A dọa đánh B.

- Ông Bá có vi phạm pháp luật vì không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng mà mình lại có điều kiện.

- Hành vi vi phạm pháp luật là hành vi có một trong các điều kiện sau:

+ Không thực hiện quy định của pháp luật.

+ Thực hiện không đúng quy định của pháp luật.

+ Làm điều mà pháp luật cấm.

Một phần của tài liệu Giáo án GDCD 9 đầy đủ nè (Trang 46 - 47)