Những nhược điểm

Một phần của tài liệu ke-toan-nguyen-vat-lieu-va-cong-cu-dung-cu-tai-cong-ty-co-phan-gach-tuynel-huong-thuy910 (Trang 80 - 81)

• Việc phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

Hiện nay, việc phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý, một số vật tư thường được phân loại thành công cụ dụng cụ và có thể phân bổ trong nhiều kỳ lại được kế toán phân loại thành nguyên vật liệu, và khi đưa vào sử dụng thì hạch toán ngay vào chi phí trong kỳ. Ví dụ như: quạt máy hàn, quạt gió, phần mềm diệt vi rút,…các loại vật tư này khi đưa vào sử dụng thì không thay đổi hình thái như nguyên vật liệu và có thể sử dụng qua nhiều kỳ. Và có một số vật tư được phân loại cả vào nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ như: trống hình máy in,…. Việc phân loại không hợp lý có thể gây ảnh hưởng đến chi phí sản xuất trong kỳ cũng như cách thức quản lý của Công ty.

• Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

Hiện nay Công ty chỉ sử dụng TK152 và TK 153 để hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chứ chưa phân thành các tài khoản cấp 2. Đối với một công ty sản xuất, với số lượng lớn nguyên vật liệu được sử dụng như vậy, việc hạch toán chung một tài khoản gây khó khăn trong việc quản lý.

• Về tính giá NVL xuất kho.

Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá NVL, phương pháp này đơn giản, tuy nhiên công việc kế toán lại dồn vào cuối kỳ. Sử dụng phương pháp này thì phải đến cuối kỳ kế toán mới cung cấp được giá trị NVL xuất kho trong

kỳ. Điều này khiến cho việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý không được kịp thời và thường xuyên trong khi cần.

• Việc hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Hiện nay, Công ty không tiến hành lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Tuy nhiên, theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 02- Hàng tồn kho, việc lập dự phòng là để đề phòng các thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai do hàng hóa hư hỏng, giảm giá, do biến động giá cả,..đồng thời phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được nhằm phản ánh tình trạng trung thực của hàng tồn kho vào cuối năm.

• Vấn đề kiêm nhiệm trong bộ máy kế toán.

Công ty vẫn chưa có kế toán mảng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ, mà kiêm cả kế toán tài sản cố định và kế toán vật tư. Khối lượng công việc nhiều có thể gây ra sai sót cho kế toán trong quá trình làm việc.

• Công tác thu hồi phế liệu.

Trong quá trình mua, bảo quản và sử dụng nguyên vật liệu, có rất nhiều loại phế liệu có thể thu hồi được như sắt phế liệu, thùng cacton, giấy,…Tuy nhiên, phế liệu này không được thu hồi nhập kho mà đem bán luôn và cũng không hạch toán vào doanh thu. Tiền thu hồi phế liệu được dùng để mua một số công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ như chổi quét, chổi rành,…

• Việc theo dõi, kiểm kê nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

Là một Công ty sản xuất vật liệu xây dựng, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất nhưng việc kiểm kê của Công ty vẫn chưa chặt chẽ.

Hiện nay, vào cuối kì kế toán, Công ty mới thực hiện công tác kiểm kê, tuy nhiên, việc kiểm kê này chỉ theo dõi được số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty mà chưa cho thấy được chất lượng của hàng tồn kho. Do ít quan tâm đến chất lượng hàng tồn kho nên khi đưa ra các quyết định sản xuất, việc sản xuất có thể bị đình trệ do nguyên vật liệu không đảm bảo được chất lượng, công cụ dụng cụ thiếu hụt do hỏng hóc.

Một phần của tài liệu ke-toan-nguyen-vat-lieu-va-cong-cu-dung-cu-tai-cong-ty-co-phan-gach-tuynel-huong-thuy910 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w