Có nhiều phương pháp để xác định chi phí sản xuất, điển hình là phương pháp xác định chi phí sản xuất truyền thống (gồm phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc và phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất) và phương pháp xác định chi phí sản xuất hiện đại (gồm phương pháp sản xuất chi phí sản xuất sản phẩm theo mô hình chi phí mục tiêu và phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm dựa trên hoạt động). Tuy nhiên, trong phạm vi giới hạn của luận văn, tác giả xin trình bày các phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp truyền thống như sau:
- Phương pháp xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo công việc
+ Đối tượng vận dụng:
Phương pháp xác định chi phí theo công việc thường được vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo đơn đặt hàng, quy trình công nghệ sản xuất khép kín. Để áp dụng phương pháp này thì sản phẩm thường có những đặc điểm sau:
ü Sản phẩm thường mang tính chất đơn chiếc, do sản xuất theo đơn đợt hành của khách, thí dụ: bưu thiếp, công trình xây dựng…
ü Sản phẩm thường có giá trị cao, thí dụ: kim loại quý, đá quý, máy bay, tàu biển…
ü Giá bản sản phẩm được xác định trước khi sản xuất theo hợp đồng đã ký kết.
ü Sản phẩm thường có kích thước lớn, gắn liền với các yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ và thường thông qua bản thiết kế kỹ thuật, dự toán chi phí, ví dụ: Công trình xây dựng, đồ gỗ làm theo đơn đặt hàng của khách…
+ Nội dung và quá trình tập hợp CP sản xuất sản phẩm theo công việc: Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng về đơn đặt hàng cho doanh nghiệp thông qua các đặc điểm chi tiết của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó doanh nghiệp mới dự toán tài chính cho đơn đặt hàng và đưa ra quyết định giá bán cho phù hợp. Thông thường mỗi sản phẩm gồm ba khoản mục chi phí sản xuất chủ yếu sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Chi phí nhân công trực tiếp, Chi phí sản xuất chung.
- Phương pháp tập hợp chi phí theo công việc: đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hay đơn đặt hàng của khách.
Theo mô hình này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định trên cơ sở phiếu xuất kho nguyên vật liệu hoặc các chứng từ mua trực tiếp của người bán khi vật liệu sử dụng trực tiếp không qua nhập kho. Chi phí nhân công trực tiếp được xác định dựa trên bảng chấm công của công nhân hoặc phiếu giao nhận sản phẩm, hợp đồng giao khoán công việc. Chi phí sản xuất chung được xác định theo mức phân bổ dự toán, mức phân bổ chi phí sản xuất chung thường được xác định như sau:
Hệ số phân bổ chi = Tổng chi phí sản xuất chung ước tính (2.10) phí sản xuất chung Tổng mức hoạt động chung ước tính
Mức phân bổ = Hệ số phân bổ chi x Mức hoạt động ước tính chung (2.11) chi phí SXC phí SXC của từng công việc
Mức hoạt động chung ước tính tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp để lựa chọn, có thể là số giờ công lao động trực tiếp của công nhân, chi phí NVLTT, chi phí NCTT….
Tất cả các chi phí sản xuất được tập hợp vào phiếu chi phí công việc hoặc đơn đặt hàng. Như vậy, phiếu chi phí công việc hoặc đơn đặt hàng là một chứng từ chi tiết dùng để tổng hợp các chi phí sản xuất phát sinh khi công việc hoặc đơn đặt hàng được thực hiện. Phiếu tập hợp chi phí sẽ được lưu tại phân xưởng sản xuất trong quá trình sản xuất, sau đó là căn cứ để tính tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ.
Chi phí sản xuất chung thì được phân bổ theo chi phí sản xuất chung ước tính, sau đó điều chỉnh.
+ Quá trình phản ánh chi phí sản xuất vào sổ kế toán
Cùng với sự vận động của chứng từ và việc tập hợp chi phí vào phiếu chi phí của từng đơn đặt hàng độc lập, chi phí còn được bộ phận kế toán phản ánh vào các tài khoản kế toán có liên quan.
Phương pháp tập hợp chi phí theo công việc sử dụng các tài khoản sau để phản ánh chi phí sản xuất từ khi phát sinh cho đến khi hoàn thành
ü Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK 621) ü Chi phí nhân công trực tiếp (TK 622) ü Chi phí sản xuất chung (TK 627)
ü Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (154), thành phẩm để phản ánh giá trị hoàn thành (TK 155) hoặc giá vốn hàng bán (TK 632) để phản ánh giá vốn của thành phẩm tiêu thụ ngay.
+ Đối tượng vận dụng:
Phương pháp này thường được vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất liên tục hoặc song song qua nhiều bước chế biến. Sản phẩm được tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất qua phân xưởng, đội, tổ… có đặc điểm:
üSản phẩm đồng nhất, do sản xuất đại trà với sản lượng lớn nên tất cả sản phẩm có cùng hình thái, kích thước. Sản phẩm thường được sản xuất theo quy luật số lớn của nhu cầu xã hội: các doanh nghiệp may, giày dép, xi măng…
üSản phẩm thường có giá trị không cao, ví dụ: đường, sữa, tập vở học sinh… đều có giá trị thấp.
üGiá bán sản phẩm được xác định sau khi sản xuất, do sản phẩm được doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất, rồi đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
Trong phương pháp tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất, người ta không xác định chi phí cho từng lô sản phẩm cụ thể nào, thay vào đó, chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn hoặc từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp.
+ Nội dung xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình sản xuất Quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo quá trình sản xuất liên tục, sản phẩm từ phân xưởng này qua phân xưởng khác và cho tới phân xưởng cuối cùng mới tạo ra thành phẩm.
Phương pháp xác định chi phí theo quy trình sản xuất cũng sử dụng các TK 621, 622, 627, 154, 155, 632 để phản ánh chi phí sản xuất và thành phẩm hoàn thành nhưng mở chi tiết cho từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất.