6. Kết cấu luận văn
2.3.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu
Nhìn chung, cơ cấu khách inbound của Fiditour rất đa dạng, có thể kể đến một số thị trƣờng lớn nhƣ châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, và một số nƣớc trong khối ASEAN nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia...
Bảng 2.4: Số khách du lịch quốc tế của Fiditour phân theo từng thị trƣờng qua các năm (Đơn vị tính: lƣợt khách) Thị trƣờng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Khách nói tiếng 19.711 17.276 21.249 22.122 21.445 23.255 Anh Khách nói tiếng 1.957 2.008 2.465 2.873 2.997 3.322 Nhật Khách nói tiếng 1.626 2.241 1.247 59 105 66 Hoa Khách nói tiếng 10 12 60 26 65 51 Pháp Tổng số khách 23.303 21.536 25.021 25.080 24.612 26.694 (Nguồn: Fiditour) Bảng số liệu trên cho thấy, cơ cấu nguồn khách đến chủ yếu tập trung vào thị trƣờng khách nói tiếng Anh và tiếng Nhật. Trong đó dẫn đầu các năm là thị trƣờng các nƣớc nói tiếng Anh (Mỹ, Úc, Ba Lan, Singapore…), tiếp đến là thị trƣờng khách Nhật có xu hƣớng ngày càng tăng (đây là thị trƣờng mục tiêu Fiditour đang đẩy mạnh phát triển). Thị trƣờng khách Pháp công ty chỉ khai thác rất nhỏ lẻ. Đáng chú ý là thị trƣờng khách Trung Quốc có sự suy giảm rõ rệt bắt đầu từ năm 2010 (giảm 50% so với năm 2009) đến năm 2011 thì gần nhƣ không phát triển.
Nguyên nhân là doanh thu và lợi nhuận mà thị trƣờng này mang lại không đáng kể so với chi phí đầu tƣ ban đầu. Có lẽ vì lý do đó nên ngoài thị trƣờng cơ bản là các nƣớc nói tiếng Anh, Fiditour đã xác định khoanh vùng thị trƣờng mục tiêu và tiềm năng để khai thác trong những năm tiếp theo là Nhật Bản và Malaysia.
Trên thế giới, Nhật Bản luôn đƣợc biết đến là một thị trƣờng gửi khách lớn với lƣợng khách đi du lịch nƣớc ngoài có năm lên đến 18 triệu lƣợt. Đối với du lịch Việt Nam, trong những năm gần đây lƣợng khách du lịch Nhật
Bản ngày càng tăng nhanh và trở thành một trong ba thị trƣờng khách gửi lớn nhất (năm 2011 đạt 481.519 lƣợt, chỉ đứng sau Trung Quốc và Hàn Quốc). Đây chính là một trong những thị trƣờng khách inbound trọng điểm mà Fiditour đang tập trung để phát triển.
Bên cạnh đó, Malaysia cũng là một thị trƣờng gửi khách tiềm năng trong khu vực Asean và là một trong những đối tác chiến lƣợc của ngành du lịch Việt Nam. Từ khi Hiệp định Hợp tác du lịch đƣợc ký ngày 13/04/1993 nhấn mạnh việc “Hai nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho công dân mỗi nƣớc đi du lịch lẫn nhau và tạo điều kiện cho khách du lịch của nƣớc thứ ba vào du lịch” kết hợp với việc hai nƣớc miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông cùng với sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ (Jetstar, Air Asia…) thì lƣợng khách du lịch Malaysia đến Việt Nam hàng năm đều tăng từ 17% – 19% (năm 2011 đạt 233.132 lƣợt khách). Chính vì thế Fiditour đã sớm xác định Malaysia là thị trƣờng mục tiêu cần thu hút trong những năm sắp tới.
Việc khảo sát cơ cấu nguồn khách của hai thị trƣờng có thể tiến hành phân đoạn và tạo ra những sản phẩm phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể.
Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn khách Nhật Bản và Malaysia theo mẫu điều tra
Nhật Bản Malaysia Nội dung Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng (60 phiếu) (100%) (60 phiếu) (100%) Theo giới tính: + Nam 32 53% 24 40% + Nữ 28 47% 36 60% Theo độ tuổi +18-25 06 10% 28 47% +26-40 21 35% 19 32% + 41 trở lên 33 55% 13 21%
Bảng cơ cấu nguồn khách trong mẫu cho thấy đối với thị trƣờng Nhật Bản có 53% là nam giới (còn lại 47% là nữ giới) với độ tuổi đi du lịch nhiều nhất là trung niên và cao tuổi (từ 41 tuổi trở lên) chiếm 55%, tiếp đến là độ tuổi có gia đình từ 26 đến 40. Nguyên nhân Nhật Bản là nƣớc có dân số già, tỷ lệ ngƣời trung và cao tuổi trong xã hội lớn. Họ có nhiều thời gian rảnh, có điều kiện kinh tế và không phụ thuộc nhiều vào con cháu nên họ coi du lịch là cách tận hƣởng tuổi già tôt nhất. Đối tƣợng khách từ 26 – 40 chủ yếu đi du lịch và nghỉ lễ cùng gia đình. Thanh niên từ 18 đến 25 tuổi chỉ chiếm 10%, chủ yếu là đi tự do. Đối tƣợng này một là đang dành thời gian cho học tập (chƣa chủ động đƣợc kinh tế) và công việc (không có nhiều thời gian rảnh rỗi), hai là họ có nhiều điểm đến khác có khả năng thay thế và hấp dẫn hơn… Nếu nguyên nhân nằm ở lý do thứ hai thì công ty cần tập trung tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu, sở thích để thu hút nhiều hơn nữa nhóm đối tƣợng này.
Trong khi đó, lƣợng khách du lịch Malaysia có 60% là nữ giới (40% là nam giới) và đi tour nhiều nhất là đối tƣợng có độ tuổi từ 18 – 25 (đây là nguồn khách học sinh đi du lịch kết hợp học tập hàng năm mà Fiditour khai thác đƣợc khá hiệu quả). Tiếp theo là độ tuổi từ 26 – 35, họ thƣờng đi nghỉ độc lập cùng gia đình bằng cách tự tìm hiểu thông tin trên mạng, qua ngƣời quen… rồi đặt vé máy bay và các dịch vụ khác trên internet. Cuối cùng là đối tƣợng khách trung và cao tuổi, đây là đối tƣợng khách đi nghỉ theo đoàn, thƣờng mua tour chủ yếu tại hội chợ và các đại lý lữ hành tại Malaysia. Họ có nhiều thời gian rảnh, có khả năng chi trả và thích những điểm đến có phong cảnh đẹp nhƣ Việt Nam. Vì thế công ty cần tập trung khai thác tốt hơn nữa nhóm đối tƣợng này.