6. Kết cấu luận văn
3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển thị trường khách inbound khu vực
Á của Công ty Cổ phần Fiditour từ 2013 – 2017
Triển vọng ngành du lịch Việt Nam:
Trong xu thế hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lƣu mở
rộng và tăng cƣờng ứng dụng tiến bộ của khoa học - công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế giới đang tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng là thách thức đối với phát triển bền vững du lịch Việt Nam. Trƣớc bối cảnh và xu hƣớng đó, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30-12- 2011. Mục tiêu đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, có khả năng cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới. Chiến lƣợc này sẽ xuyên suốt trong định hƣớng và quy hoạch phát triển của ngành. Theo đó, Tổng cục du lịch tiếp tục tổ chức chiến dịch quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam trong và ngoài nƣớc, đẩy mạnh xây dựng thƣơng hiệu du lịch Việt Nam, đề xuất Bộ cho triển khai nhóm 10 giải pháp chính sách, trong đó có chính sách giải quyết thông thoáng các thủ tục về visa và xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu; tăng mức đầu tƣ cho các hoạt động quảng bá, xúc tiến; cơ chế về quyền chủ động, năng lực cho cơ quan Tổng cục để nâng cao hiệu quả vai trò của Tổng cục Du lịch
trong giai đoạn mới. Ở khía cạnh phát triển sản phẩm, dƣ địa cho lĩnh vực du lịch biển vẫn còn dồi dào. Kế hoạch năm 2015 của Tổng cục du lịch là đón 1 triệu khách du lịch vào Việt Nam bằng đƣờng biển.
Đồng thời trong dự án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” - Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ đã đề ra những mục tiêu cụ thể nhƣ sau:
- Đến năm 2020: du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, đa dạng, có thƣơng hiệu, có sức cạnh tranh; mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, thân thiện với môi trƣờng và cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực và thế giới.
- Đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia có ngành Du lịch phát triển, là điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực.
Biểu đồ 3.1: Mục tiêu phát triển lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2030
Bảng 3.1: Mục tiêu tổng thu và đóng góp GDP của ngành du lịch Việt Nam từ năm 2015 đến năm 2030
(Nguồn: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)
Biểu đồ và bảng 3.1 trên cho thấy mục tiêu của ngành là đến năm 2015, Việt Nam sẽ đón từ 7 - 7,5 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế (tổng thu từ khách du lịch đạt 10 - 11 tỷ USD, đóng góp 5,5 - 6% vào GDP cả nƣớc) và đến năm 2020 sẽ đạt từ 10 - 10,5 triệu lƣợt khách (với tổng thu đạt 18 - 19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7% GDP cả nƣớc). Có thể nói đây vừa là động lực cũng vừa là thử thách không nhỏ đối với du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng.
Triển vọng phát triển của Công ty cổ phần Fiditour
Phân tích SWOT
Điểm mạnh:
Thƣơng hiệu mạnh.
Có 23 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lữ hành.
Có mạng lƣới đối tác rộng khắp và đa dạng.
Định hƣớng chiến lƣợc rõ ràng, tập trung đầu tƣ có trọng điểm theo năng lực lõi.
90% là lực lƣợng lao động trẻ, năng động, nhiệt huyết.
Nhân sự có kinh nghiệm khá ổn định, không có biến động lớn.
Điểm yếu:
Hệ thống đại lý còn yếu.
Việc đào tạo nguồn nhân lực kế thừa chƣa theo kịp với nhu cầu và quy mô phát triển.
Phối hợp giữa Công ty và các chi nhánh chƣa xuyên suốt.
Khả năng cập nhật và ứng dụng các phƣơng thức hiện đại vào trong tác nghiệp, quản lý, thâm nhập khách hàng còn ở mức trung bình.
Cơ hội:
Đứng vững đƣợc qua giai đoạn kinh tế khó khăn là một cơ hội lớn cho Fidi trong việc khẳng định mình với khách hàng.
Sự tham gia của nhiều hãng hàng không vào thị trƣờng Việt Nam mở ra cho các công ty du lịch cũng nhƣ du khách nhiều lựa chọn thích hợp.
Các đƣờng bay mới thuận tiện hơn sẽ tạo cơ hội cho việc phát hiện và chào bán những tuyến điểm mới, độc đáo.
Tất yếu trong tƣơng lai, kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thế giới sẽ hồi phục tạo đà cho du lịch phát triển mạnh.
Thách thức:
Tình hình kinh tế trong năm 2013 đƣợc dự báo còn nhiều khó khăn.Nhu cầu đi lại, tham quan của du khách bị tiết giảm đáng kể.
Cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành ngày càng gay gắt.
Cạnh tranh giữa các khách sạn mini trong lĩnh vực lƣu trú ngày càng khốc liệt, trong khi diện tích các khách sạn của Công ty không đủ lớn để phát triển lên tầm cao hơn.
Bộ máy quản trị chịu áp lực lớn trong việc tối đa hóa giá trị Công ty, hài hòa lợi ích giữa cổ đông, doanh nghiệp và ngƣời lao động.
Phƣơng hƣớng đầu tƣ để phát triển dài hạn mâu thuẫn với hiệu quả trƣớc mắt.
Chỉ tiêu kinh doanh:
Dựa trên những phân tích, đánh giá về môi trƣờng (bên ngoài - bên trong doanh nghiệp, điểm mạnh - điểm yếu cũng nhƣ những cơ hội và thách
thức) c ông ty đã đặt ra những mục tiêu, định hƣớng và các chỉ tiêu kinh doanh chính dự kiến trong giai đoạn 2013–2017.
Hy vọng với sự tập trung cao độ của toàn bộ máy nhân sự và Ban lãnh đạo Công ty nhiệm kỳ 3/2013 –3/2018 sẽ cụ thể hóa và triển khai thực hiện thành công kế hoạch này trong thời gian tới.
Bảng 3.2: Chỉ tiêu kinh doanh của Công ty cổ phần Fiditour từ năm 2013 đến năm 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
CHỈ 2013 2014 +/- 2015 +/- 2016 +/- 2017 +/-
TIÊU
Lãi trƣớc thuế 12,000 13,000 108% 14,200 109% 15,500 109% 17,000 110% Lãi sau thuế 9,000 9,750 108% 10,650 109% 11,625 109% 12,750 110% Tỷlệ cổ 20% 22% 110% 25% 114% 27% 108% 30% 111%
tức
Mức cổ 6,109 6,720 110% 7,636 114% 8,247 108% 9,164 111% tức
Các quỹ 2,891 3,030 105% 3,014 99% 3,378 112% 3,587 106%
Nguồn: Công ty Cổ phần Fiditour
3.1.2. Quan điểm marketing phát triển thị trường khách inbound khuvực châu Á của Công ty Cổ phần Fiditour