Đặc điểm dịch tễ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ ở cá

Một phần của tài liệu Luan_an_Doan_Thuy_Hoa1 (Trang 120 - 123)

- Trong nghiên cứu này luận án dựa vào thành phần loài cá được

người dân địa phương sử dụng ăn gỏi để xác định các loài cá cần thu thập. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu mục tiêu 1 chúng tôi xác định 6 loài cá, trong đó có 5 loài cá nước ngọt (cá chép, mè, trôi, trắm, rô phi) và một loài cá nước lợ (cá mòi). Tình nhiễm nang ấu trùng trên các loài cá này sẽ ảnh hưởng lớn tới nguy cơ nhiễm sán trên người dân sống tại địa điểm nghiên cứu.

-Tình hình nhiễm nang ấu trùng sán trên cá có thể ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như chủng loại cá, mùa, đặc điểm nguồn nước nơi cá sinh sống [30]. Luận án tập trung nghiên cứu sự khác biệt về nhiễm nang ấu trùng sán trên các loài cá khác nhau, chủ động lựa chọn thu cá trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng

8. Theo một số nghiên cứu tại miền Bắc Việt Nam đây là thời điểm cá có tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng sán cao nhất [71].

-Luận án xét nghiệm 345 cá thuộc 6 loài khác nhau, trọng lượng trung bình 147,58 gam. Trong vùng dịch tễ SLGN, các loài cá nhỏ thường có tỷ lệ nhiễm cao hơn tuy nhiên chúng hiếm khi được sử dụng ăn sống do đó ít ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm ở người. Các loài cá lớn (cá chép C. carpio, cá mè H. molitrix...) thường có

tỷ lệ và cường độ nhiễm thấp hơn nhưng người thường ăn nhiều lần, sán trưởng thành C. sinensis tích lũy trong ống mật thời gian dài do đó dẫn đến sự tích tụ của sán trong gan và nhiễm nặng [89]. Nghiên cứu ở cá hoang dã trong hồ Thác Bà,tỉnh Yên Bái thấy mật độ và tỷ lệ nhiễm của C. sinensis trong loài nhiễm cao nhất, T. houdemeri, thay đổi theo kích thước cá; tỷ lệ cao hơn ở cá có trọng lượng hơn 3 g, và cường độ cao hơn ở cá có trọng lượng hơn 5 g [164].

- Tỷ lệ cá thu được tại địa điểm nghiên cứu nhiễm nang ấu trùng là 44,1%.

Tỷ lệ này tương đương với kết quả nghiên cứu của Phan Thị Vân và cộng sự trên

thu được ở Ninh Bình (45,7%) [74], của Trần Thị Kim Chi và cộng sự trên cá

Nghệ An (44.6%) [72]. Đáng chú ý là cá ở Ninh Bình được coi là có tỷ lệ nhiễm cao hơn cá thu được ở Nam Định Phan, Ersbøll, Nguyen, et al., 2010). Nghiên cứu tại Nga Sơn, Thanh Hóa của Ngọ Văn Thanh tỷ lệ cá nhiễm nang ấu trùng chỉ

11,6% [69]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hợp và cộng sự (2008) thấy tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng sán trên cá thu được ở Hà Nội là 5%; cá ở Nam Định là 4,6% [71].

- Cá chép, trắm và cá mè có tỷ lệ nhiễm nang ấu trùng sán cao nhất, cá mòi không nhiễm nang ấu trùng sán. Các loài cá có tỷ lệ nhiễm cao là cá chép (86,5%), trắm (78,4%) và cá mè (66,7%), chỉ có cá mòi không nhiễm nang ấu trùng sán.

Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác. Madsen và cộng sự (2017) nghiên cứu tại Gia Viễn, Ninh Bình thấy tỷ lệ nhiễm ở cá trắm là 78,8%; cá mè

83,6%; [131]. Phan Thị Vân và cộng sự (2010) xét nghiệm cá ở Nam Định thấyhầu hết các loài cá nước ngọt đều nhiễm nang ấu trùng sán, một số loài cá có tỷ lệ nhiễm cao là cá chép (82%), cá mè (86%), cá trắm (87%)... [32]. Một nghiên cứu khác trên cá ở miền Bắc Việt Nam cũng thấy các loài cá như cá chép (75%), cá mè (40%), trắm (62,8%) [72]. Tuy nhiên so với 2 nghiên cứu này thì tỷ lệ nhiễm trên cá trôi của luận án thấp hơn (15,1% so với 74% và 56,3%). Cá rô phi có tỷ lệ nhiễm thấp (1,92%), tương đương với một nghiên cứu ở Thái Lan [165].

-Mật độ nang ấu trùng sán lá nhỏ là tương đối thấp (1,24 nang ấu trùng/gam cá). Trên thế giới có những thông báo mật độ nhiễm nang ấu trùng sán FBT trên cá rất cao. Nghiên cứu tại Trung Quốc trên cáPseudorasbora parva,một loài cá

kích thước tương đối nhỏ, có mật độ trên 6.000 nang ấu trùng/gam cá. Mật độ nang ấu trùng cao nhất ở cá trắm (6,4 nang ấu trùng/gam), các loài cá khác có mật độ nhiễm thấp (<0,5 nang ấu trùng/gam cá). Một số nghiên cứu khác cũng thấy mật độ nang ấu trùng trên cá trắm cao nhất (1,9 nang ấu trùng/gam), sau đó là cá mè (0,8) trong số các loại cá nghiên cứu (trung bình là 0,7) [32]. Nghiên cứu của Trần Thị Kim Chi và cs (2008) thấy cường độ nhiễm nang ấu trùng

trên cá trắm ở ao ương là 7,1; cá chép là 0,4; mè 0,2 nang ấu trùng/gam cá [72].

Nghiên cứu của Madsen và cộng sự (2015) tại Nam Định thấy mật độ nang ấu trùng trong cá trắm cỏ là cao nhất (9,23 nang ấu trùng/gam cá), sau đó là cá mè (4,75 nang ấu trùng/g cá), cá rô phi chỉ có 0,59 nang ấu trùng/gam cá [131].

- Nghiên cứu cũng tìm hiểu tình hình nhiễm nang ấu trùng sán lây truyền qua cá trên cá mòi (cá mòi cờ chấm - Konosirus punctatus) là loại cá ở biển, di cư vào

trong sông để đẻ trứng; đẻ xong cá lại trở ra biển. Tại Hàn Quốc đã phát hiện K. punctatus nhiễm nang ấu trùng sán Heterophyopsis continuavới tỷ lệ 58,3% [166]. Ở Việt Nam cũng đã phát hiện được nang ấu trùng sánH. continua trên cá

biển (Epinephelus coioides, Epinephelus bleekeri, Mugil cephalus) ở Khánh

Hòa [167]. Tại Nam Định cũng đã phát hiện được nang ấu trùng của sán này trên Coilia lindmani [58], [73]. Con trưởng thành đã được phát hiện ở mòng biển

(Larus genei [167]. Những kết quả này cho thấy cá mòi cờ chấm cũng có khả năng nhiễm nang ấu trùng sán lá ruột nhỏ H. continua, loài sán này cũng có khả năng

gây bệnh ở người và đã phát hiện được trên động vật ở Việt Nam. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy cá mòi K. punctatus không nhiễm nang ấu trùng sán. Tại Việt Nam cũng chưa phát hiện được trường hợp nào nhiễm H. continuaở người. Kết quả này cho thấy trong khi mục tiêu người dân từ bỏ hoàn toàn thói quen ăn gỏi cá rất khó [85]. thì có thể tuyên truyền lựa chọn các loại cá có tỷ lệ nhiễm thấp hoặc không nhiễm nang ấu trùng sán như cá mòi.

Một phần của tài liệu Luan_an_Doan_Thuy_Hoa1 (Trang 120 - 123)