Mức độ hài lòng của người lao động với côngviệc

Một phần của tài liệu QT04025-Lethuhang4A (Trang 84 - 87)

Qua Bảng 2.14 bên dưới, có thể thấy mức độ hài lòng của cán bộ, công nhân viên đối với từng yếu tố cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Mức độ hài lòng của cán bộ, công nhân viên đối với công việc

Không Không Không có

Chỉ tiêu Rất hài Hài hài lòng Tổng

lòng lòng hài một ý kiến rõ lòng ràng phần Theo chức vụ CV + Ban giám đốc 60 40 0 0 0 100 + Lãnh đạo 5,7 74,3 2,8 8,6 8,6 100 phòng ban + Nhân viên 6,8 62,3 8,7 5,3 16,9 100 Theo trình độ + Trên Đại học 20,9 60,4 9,3 4,7 4,7 100 + Đại học 9 70,1 3 7,5 10,4 100 + Cao đẳng, 5,5 52 0,8 1,6 40,1 100 Trung cấp + Lao động phổ 0 30 20 20 30 100 thông

( Nguồn: Kết quả tổng hợp phiếu khảo sát nhu cầu và các vấn đề tạo động lực lao động tại TT)

+ Ban giám đốc tỷ lệ rất hài lòng đạt mức độ cao nhất (60%), tiếp theo là tỷ lệ hài lòng đạt 40%, qua đó cho thấy họ là người nắm giữ vị trí cao, có quyền lực địa vị và được mọi người kính nể nên họ rất hài lòng với vị trí mình nắm giữ. Lúc này các nhu cầu bậc cao trở nên quan trọng hơn với họ. Nhu cầu quan trọng nhất là công việc ổn định, tiếp đến là nhu cầu về tính tự chủ trong công việc. Nhu cầu về thu nhập lùi xuống cuối cùng, do chức danh công việc này mức thu nhập hiện tại của họ đã khá cao.

+ Đối với lãnh đạo phòng ban tỷ lệ hài lòng đạt mức cao nhất (74.3%), tỷ lệ rất hài lòng đạt 5.7% cho thấy họ cũng là người có chức vụ cao nên họ cảm thấy hài lòng với công việc của mình. Tuy nhiên tỷ lệ số người không có ý kiến rõ ràng cũng tương đối cao (8.6%), số người này có thể đang có một vài quan điểm và suy nghĩ trái chiều về chức vụ mình đang nắm giữ chưa phát huy được hết khả năng, năng lực của mình. Tỷ lệ số người chưa hài lòng chiếm bằng tỷ lệ 11.4%, ta cần xem xét lý do họ không hài lòng là gì, vì đây là nhóm đối tượng giữ chức vụ cao và có ảnh hưởng đến sự điều hành, phát triển của TT. Họ không hài lòng có thể về quan điểm của Ban giám đốc chưa đúng đắn, hoặc sự thăng tiến của mình chưa có cơ hội để phát triển. Vì vậy Ban lãnh đạo cũng cần chú ý đến nhóm đối tượng này để có biện pháp điều chỉnh phù hợp đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của họ để họ có thể phát huy tốt nhất khả năng của mình.

+ Đối với nhân viên, tỷ lệ hài lòng cũng đạt mức cao nhất (62.3%), như đã phân tích ở trên về giới tính thì phần lớn nhân viên TT là nữ giới, họ mong muốn có công việc ổn định, thu nhập đều nên tỷ lệ hài lòng về công việc cao là điều tất yếu. Hơn nữa, họ là người cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, nhu cầu quan trọng nhất đối với họ là công việc ổn định, tiếp đến là nhu cầu về trả lương tốt và công bằng. Đây là hai nhu cầu bậc thấp trong hệ thống nhu cầu

cho cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, TT nên hướng vào các công cụ tiền lương và tính chất công việc. Tuy nhiên tỷ lệ số người chưa hài lòng (14%) và không có ý kiến rõ ràng (16.9%) cũng là con số không quá nhỏ, phải chú ý xem xét. Số lượng nhân viên này có thể xem xét ở khía cạnh mối quan hệ đồng nghiệp đã phối hợp tốt hay chưa, hay sự quan tâm của lãnh đạo đã gần gũi hay chưa, hoặc tiền lương đã được trả công bằng, tương xứng với công việc hay cào bằng giữa tất cả nhân viên. Ban lãnh đạo cần phải xem xét nhu cầu của nhóm đối tượng này để có thể đáp ứng được nhu cầu chính đáng của họ. Vì đây là nhóm đối tượng đóng vai trò không kém phần quan trọng trong sự phát triển của TT, họ là người thực hiện công việc theo định hướng và mục tiêu của Ban lãnh đạo.

+ Đối với những người có trình độ chuyên môn càng cao thì mức độ hài lòng của họ đối với công việc càng cao và ngược lại. Tỷ lệ số người có trình độ trên đại học rất hài lòng đạt 20.9% và hài lòng đạt 60.4%, tỷ lệ số người có trình độ đại học hài lòng đạt 70.1%, rất hài lòng đạt 9%. Qua con số này ta có thể thấy những người có trình độ trên đại học và đại học làm những công việc phức tạp, đòi hỏi kiến thức, trình độ chuyên sâu, thu nhập cao… thì mức độ hài lòng với công việc tương đối cao.

+ Ngược lại, những người có trình độ chuyên môn thấp, đảm nhận những công việc đơn giản và không yêu cầu trình độ cao thì mức độ hài lòng của họ với công việc là chưa cao. Tỷ lệ những người có trình độ trung cấp hài lòng với công việc cũng khá cao (52%), nhưng tỷ lệ NLĐ không có ý kiến rõ ràng lại khá cao, đạt 40.1%. Tỷ lệ không hài lòng của lao động phổ thông là cao nhất, chiếm 40%, bên cạnh đó là 30% NLĐ không có ý kiến rõ ràng. Qua đó cần xem xét nâng cao trình độ và chất lượng đào tạo đối với nhóm đối tượng này có thể bằng cách cử đi học nâng cao bằng cấp, hoặc có kế hoạch

bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ để nhân viên ngày càng nắm bắt được công việc nhanh, sâu và chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu QT04025-Lethuhang4A (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w