Hệ thốn gy tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 72 - 75)

7. Kết cấu của luận án

2.1.1. Hệ thốn gy tế Việt Nam

Hệ thống y tế Việt Nam trong nhiều năm đã vận hành theo mô hình dựa trên thuế và hệ thống y tế công lập là chủ yếu (giống mô hình Semashko). Hệ thống y tế quốc gia Việt Nam dựa trên thuế mang bản sắc riêng với mạng lưới YTCS rộng khắp, gồm các TYT ở nông thôn, thành thị, cơ quan, các cơ sở phòng bệnh, mạng lưới bệnh viện và mạng lưới y dược học cổ truyền.

Trước đây, hệ thống y tế của nước ta được chia thành bốn cấp theo hệ thống tổ chức chính quyền là cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Khi nhu cầu CSSK tăng nhanh, cơ cấu bệnh tật thay đổi và trước tình trạng mất cân đối của mạng lưới cung ứng dịch vụ, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tiếp tục nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường mạng lưới YTCS, trong đó Nghị quyết của Đại hội Đảng lần

thứ XI (2011) đã đề ra nhiệm vụ: “Khắc phục tình trạng quá tải ở các bệnh viện,

đặc biệt là bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh; hoàn chỉnh mô hình tổ chức và củng cố mạng lưới YTCS; nâng cao năng lực của TYT xã, hoàn thành xây dựng bệnh viện tuyến huyện”. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quy định TYT xã là đơn vị trực thuộc TTYT huyện và nhân lực TYT xã là viên chức đã giúp cho TYT xã chính thức được quản lý và chỉ đạo hoạt động toàn diện theo ngành dọc [17]. Cơ cấu hệ thống tổ chức ngành y tế tiếp tục được cải cách chi tiết trong kế hoạch 5 năm của ngành (2016 - 2020) bắt đầu từ cấp Trung ương đến địa phương. Bệnh viện huyện và TTYT huyện hợp nhất thành một đơn vị, TTYT dự phòng tỉnh chuyển thành trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) cùng với việc chuyển chức năng KCB sang cho bệnh viện và hợp nhất các đơn vị kiểm soát chất lượng thực phẩm và thuốc (Sơ đồ 2.1). TTYT huyện được sáp nhập với bệnh viện huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về cả YTDP, KCB, PHCN và các DVYT

khác. Việc thực hiện tổ chức TTYT huyện có 2 chức năng phù hợp với điều kiện thực tế, tránh đầu tư dàn trải; tập hợp được nhân lực, có thể điều động, luân chuyển, huy động cán bộ y tế giữa các tuyến; tăng kết nối giữa lĩnh vực YTDP và KCB; đảm bảo được sự chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất giữa tuyến huyện và tuyến xã. Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức hệ thống YTDP.

Sơ đồ 2.1. Mô hình y tế dự phòng địa phương

Nguồn: [5]

Hiện nay, hệ thống y tế ở Viêt Nam được tổ chức gồm cấp cơ sở với tuyến huyện và xã, cấp tỉnh với các bệnh viện tuyến tỉnh và cấp Trung ương với các bệnh viện Trung ương (Sơ đồ 2.2). Mạng lưới KCB bao gồm các bệnh viện, phòng khám đa khoa, chuyên khoa, TYT xã. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển có mạng lưới y tế rộng khắp bao phủ hầu như toàn bộ dân số, trong đó có mạng lưới YTCS thực hiện cả chức năng KCB và dự phòng. Các dịch vụ CSSKBĐ được mở rộng tại các CSYT tuyến xã và huyện. Các chương trình YTDP và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được triển khai và đạt những kết quả nhất định. Tuyến YTCS, gồm tuyến y tế huyện, xã và thôn, bản, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các bệnh không lây nhiễm. Trên cả nước hiện có hơn 11.000 TYT xã (đạt 99,5% số xã, phường thị trấn cả nước). TYT xã và phòng khám đa khoa khu vực cung cấp các dịch vụ CSSKBĐ cho nhân dân trong địa bàn, trong đó có các dịch vụ sơ cấp

cứu, KCB, PHCN theo phân tuyến kỹ thuật và phạm vi hoạt động chuyên môn, quản lý các bệnh không lây nhiễm, các bệnh mãn tính, phối hợp với tuyến trên lập kế hoạch và triển khai khám sức khỏe định kỳ. Như vậy, TYT xã có nhiệm vụ cung ứng những dịch vụ CSSK tối thiểu nhưng cần thiết đối với dân. Cả nước có hơn 600 bệnh viện huyện với số giường nội trú chiếm 30,7% tổng số giường bệnh viện cả nước và có hơn 500 phòng khám đa khoa khu vực [1].

Sơ đồ 2.2. Hệ thống tổ chức ngành y tế Việt Nam

Nguồn:[50]

Cấu trúc hệ thống y tế thay đổi thể hiện định hướng phát triển hệ thống y tế thay đổi, Nhà nước chuyển từ mô hình tập trung vào bệnh viện hiện nay sang mô hình lấy CSSKBĐ làm trung tâm. Bên cạnh đó, hệ thống cung ứng DVYT tại Việt Nam cải cách nhằm tăng cường tự chủ cho các bệnh viện, từ đó tạo động lực nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng dịch vụ tại các đơn vị này.

Sở Y tế Cơ quan quản lý

y tế cấp tỉnh/thành phố

Các trung tâm kiểm soát bệnh tật Các trường đào tạo về y tế (CĐ, TC)

Các CSYT tuyến tỉnh

Bộ Y tế Cơ quan quản lý

y tế cấp trung ương

Các viện nghiên cứu

Các trường đào tạo về y tế (ĐH, CĐ) Các CSYT tuyến trung ương

Cơ quan quản lý y tế cấp huyện

Trung tâm y tế huyện Cơ quan quản lý

y tế cấp xã

Trạm y tế xã Nhân viên y tế thôn bản

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)