Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 76 - 80)

7. Kết cấu của luận án

2.2.1. Thực trạng chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế

2.2.1.1. Quy mô và tốc độ chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế

Thời gian qua, chỉ số về sức khoẻ của người Việt Nam được cải thiện đáng kể, chất lượng dịch vụ CSSK cho người dân được nâng cao cùng với những thành tựu của ngành y tế. Đóng góp vào những thành công của y tế Việt Nam không thể không kể đến sự đóng góp của chi NSNN cho y tế. Cũng như nhiều nước có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, hệ thống tài chính y tế Việt Nam là một hệ thống hỗn hợp gồm cả nguồn tài chính công và tài chính tư. Tuy nhiên, quan điểm của nước ta vẫn coi NSNN là nguồn tài chính quan trọng trong thực hiện CSSK toàn dân. Điều này được thể hiện qua quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho y tế/chi

NSNN, tỷ lệ tăng chi NSNN cho y tế so với tỷ lệ tăng chi NSNN hằng năm; Quy mô, tỷ trọng chi thường xuyên NSNN cho y tế/chi NSNN cho y tế, chi thường xuyên NSNN cho y tế bình quân đầu người .

Thứ nhất, quy mô và tốc độ chi NSNN cho y tế.

Trong giai đoạn 2017 - 2020, NSNN chi cho y tế năm sau cao hơn năm trước, đạt tỷ trọng khoảng 7,0% tổng chi NSNN (Hình 2.1 và Bảng 2.1). Mặc dù tỷ lệ này vẫn chưa đạt được mục tiêu như trong Kế hoạch Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020 đặt ra là 10%. Tuy nhiên, con số này đã thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta, ưu tiên đầu tư NSNN cho y tế, trong đó nguồn từ NSNN có vai trò quan trọng để thực hiện các chức năng của nhà nước trong công tác bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe.

Hình 2.1. Tỷ trọng chi NSNN cho y tế so với chi NSNN

Nguồn:Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

Mặt khác, những năm qua, kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tỷ lệ nợ công tăng cao, tuy nhiên Nhà nước ta luôn xác định ưu tiên ngân sách cho lĩnh vực y tế, đặt mục tiêu tăng tỷ lệ chi NSNN cho y tế cao hơn tỷ lệ tăng chi NSNN [45]. Theo số liệu báo cáo thực hiện dự toán ngành y tế 2017 - 2020, tốc độ tăng chi từ NSNN cho y tế luôn cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN, đạt yêu cầu Quốc hội đã đề ra (Hình 2.2).

6.80% 6.90% 7.00% 7.10% 7.20% 7.30% 7.40% 2017 2018 2019 2020 7.00% 7.10% 7.20% 7.40%

Hình 2.2. Tỷ lệ tăng chi NSNN cho y tế và tỷ lệ tăng chi NSNN

Nguồn: Số liệu công khai NS, Bộ Tài chính và Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

Thứ hai, quy mô và tốc độ chi thường xuyên NSNN cho y tế

Trong giai đoạn 2017 - 2020, chi thường xuyên NSNN cho y tế luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN cho y tế, khoảng 86% tổng chi NSNN cho y tế hằng năm (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Dự toán chi NSNN, chi NSNN cho y tế và chi thường xuyên NSNN cho y tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chi NSNN 1.395.500 1.551.000 1.633.000 1.692.289

Chi NSNN cho y tế 97.701 110.176 117.576 124.755

Tỷ trọng chi NSNN cho y tế/Chi

NSNN 7,00% 7,10% 7,20% 7,40%

Chi thường xuyên NSNN cho y tế 85.623 92.864 101.115 110.380

Tỷ trọng chi thường xuyên NSNN

cho y tế/Chi NSNN cho y tế 87,64% 84,28% 85,99% 88,47%

Nguồn: Công khai ngân sách, Bộ Tài chính & Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

9.60% 11.14% 5.30% 3.60% 10% 13% 7% 6.10% 2017 2018 2019 2020

Quy mô và tốc độ chi thường xuyên NSNN cho y tế còn được phản ánh thông qua chỉ tiêu chi thường xuyên NSNN trên bình quân đầu người. Giai đoạn 2017 - 2020, chi thường xuyên NSNN trên bình quân đầu người luôn tăng, điều này cũng đã phần nào phản ánh ưu tiên chi NSNN cho y tế (Hình 2.3).

Đơn vị: nghìn đồng/người/năm

Hình 2.3. Chi thường xuyên NSNN cho y tế bình quân đầu người

Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2017, 2018 và Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

2.2.1.2. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế

Giai đoạn 2017 - 2020, tỷ trọng chi thường xuyên NSTƯ cho y tế khoảng 24% và chi thường xuyên NSĐP (bao gồm 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) cho y tế khoảng 76% tổng chi thường xuyên NSNN cho y tế (Bảng 2.2 và Hình 2.4). Như vậy, những năm qua tỷ lệ chi thường xuyên ở cả NSTƯ và NSĐP cho y tế vẫn được duy trì và đảm bảo, NSTƯ đóng vai trò chủ đạo trong chi thường xuyên NSNN cho y tế. Chi thường xuyên NSTƯ cho y tế ở bao gồm chi thường xuyên cho y tế cấp Trung ương, chi NSTƯ phân bổ cho NSĐP về y tế và chi NSTƯ hỗ trợ mua mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách. Chi thường xuyên NSĐP cho y tế bao gồm cả chi NSĐP phân bổ cho các CSYT công lập ở địa phương, chi NSĐP mua thẻ BHYT cho các đối tượng chính sách.

1920.8

2289.5 2351.9 2435.5

Bảng 2.2. Dự toán chi NSNN, NSTƯ, NSĐP cho y tế

Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Chi thường xuyên NSNN cho y tế 85.623 92.864 101.115 110.380

Chi thường xuyên NSTƯ cho y tế 20.641 21.836 24.773 26.491

Tỷ trọng chi thường xuyên NSTƯ cho y tế/Chi thường xuyên NSNN cho y tế

24,10% 23,51% 24,50% 24,00%

Chi thường xuyên NSĐP cho y tế 64.982 71.027 76.342 83.889

Tỷ trọng chi thường xuyên NSĐP cho y tế/Chi thường xuyên NSNN cho y tế

75,90% 76,49% 75,50% 76,00%

Nguồn: Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

Hình 2.4. Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế

Nguồn: Vụ Tài chính - Kế hoạch, Bộ Y tế

Một phần của tài liệu Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế ở Việt Nam. (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)