Phương pháp nhiễu loạn và quan sát P&O (Perturb and Observe)

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ (Trang 32 - 34)

Đây là một trong những phương pháp thông dụng nhất nhờ thuật toán đơn giản, ngắn gọn, dễ thực hiện. Phương pháp P&O dựa trên việc xem xét sự tăng hoặc giảm điện áp theo chu kỳ để tìm điểm làm việc có công suất lớn nhất.

Lưu đồ thuật toán được thể hiện trong Hình 2.13.

Hình 2.13: Lưu đồ thuật toán P&O

Từ các giá trị đầu vào là điện áp Vk và dòng điện Ik tại thời điểm t bao gồm cả giá trị Vk-1 và Ik-1 tại thời điểm trước nó tΔt của hệ thống PMT. Sau đó hệ thống sẽ tính toán các giá trị Pk, Pk-1, ΔP, ΔV như sau [5],[6]:

Pk=Vk.Ik Pk−1=Vk−1.Ik−1 ΔP=PkPk−1 ΔV=VkVk−1

Nếu ΔP=0 thì điểm làm việc hiện tại của hệ thống PMT chính là điểm công suất cực đại (MPP) khi đó hệ thống trả về giá trị chu kỳ nhiệm vụ D (duty cycle)

NO YES NO NO YES NO YES Input: Vk, Ik Pk = Vk × Ik Pk-1 = Vk-1 × Ik-1 Pk – Pk-1 = 0 Pk – Pk-1 > 0 Vk – Vk-1 > 0 Vk – Vk-1 > 0 D = D + D D = D + D D = D – D YES Ik-1 = Ik Vk-1 = Vk D = D – D

Nếu ΔP>0 và ΔV>0 hoặc ΔP<0 và ΔV<0 thì điểm làm việc của hệ thống PMT đang nằm bên trái điểm MPP. Để hệ thống làm việc trùng với điểm MPP thì hệ thống MPPT cần phải tăng giá trị D.

Nếu ΔP<0 và ΔV>0 hoặcΔP>0 và ΔV<0 thì điểm làm việc của hệ thống PMT nằm bên phải điểm MPP. Lúc này, để hệ thống làm việc trùng với điểm MPP thì hệ thống MPPT cần phải giảm giá trị D.

Nhược điểm của phương pháp này là không tìm được chính xác điểm làm việc có công suất cực đại khi điều kiện thời tiết thay đổi. Sự dao động điện áp làm tổn thất công suất trong hệ thống PMT.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ (Trang 32 - 34)