Trường hợp cường độ bức xạ thay đổi theo lý thuyết

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ (Trang 53 - 57)

Bức xạ giảm từ 1000 – 250 W/m2 từ giây 0.4 – 0.9s và 1.9 – 2.0s và bức xạ tăng từ 250 – 1000 W/m2 từ giây 1.3 -1.4s và 2.3 – 2.6s với thời gian chạy mô phỏng là 3s ở nhiệt độ cố định 25°C.

Sau khi chạy mô phỏng thu được kết quả như sau: Phương pháp P&O

Hình 4.7: Bức xạ thay đổi theo lý thuyết

Hình 4.8: Công suất ngõ ra của tấm pin Nhận xét:

Hình 4.8 trình bày công suất ngõ ra của tấm PMT ở điều kiện CĐBX thay đổi ngẫu nhiên. Ta thấy rằng công suất phát ra khi sử dụng phương pháp P&O mờ thích nghi có độ ổn định cao hơn, hệ thống đáp gần như là cùng lúc khi CĐBX tăng với độ dao động ổn định quanh điểm MPP. Quá trình bức xạ giảm hệ thống vẫn làm việc ổn định. Sự chênh lệch công suất là rất nhỏ. Ngược lại phương pháp P&O có xu hướng giảm công suất ở các vị trí cường độ bức xạ giảm nhanh (giây thứ 0.9 và giây thứ 2).

Phương pháp P&O

Hình 4.9: Điện áp ngõ ra của tấm pin Nhận xét:

Hình 4.9 trình bày điện áp ngõ ra của tấm PMT khi CĐBX thay đổi ngẫu nhiên. Ta thấy rằng tại những vị trí CĐBX tăng nhanh hoặc giảm nhanh thì phương pháp P&O có độ dao động mạnh dẫn đến việc giảm giá trị điện áp điều này sẽ gây mất ổn định cho hệ thống. Còn phương pháp P&O mờ thích nghi thì tương đối ổn định với độ dao động tương đối thấp.

Phương pháp P&O

Hình 4.10: Dòng điện ngõ ra của tấm pin Nhận xét:

Hình 4.10 trình bày dòng điện ngõ ra của tấm PMT khi CĐBX thay đổi ngẫu nhiên. Dòng điện ngõ ra khi sử dụng phương pháp P&O mờ thích nghi luôn ổn định khi CĐBX tăng hoặc giảm. Ngược lại dòng điện khi sử dụng phương pháp P&O luôn dao động và không ổn định khi CĐBX tăng nhanh hoặc giảm nhanh.

Phương pháp P&O

Hình 4.11: Điện áp ngõ ra mạch tăng áp Nhận xét:

Hình 4.11 trình bày điện áp ngõ ra mạch tăng áp khi CĐBX thay đổi theo thực tế. Qua kết quả trên ta thấy dù CĐBX thay đổi nhưng điện áp ngõ ra mạch tăng áp luôn giữ ổn định.

Kết luận: Từ kết quả trên ta thấy rằng hệ thống làm việc tương đối ổn định với cả hai phương pháp tuy nhiên phương pháp P&O mờ thích nghi có một số ưu điểm vượt trội so với phương pháp P&O kinh điển như: thời gian đáp ứng của hệ thống sử dụng phương pháp P&O mờ thích nghi (0.03s) nhanh hơn phương pháp P&O (0.07s) hệ thống đáp gần như là cùng lúc khi CĐBX tăng với độ dao động ổn định quanh điểm MPP. Quá trình bức xạ giảm hệ thống vẫn làm việc ổn định. Sự chênh lệch công suất là rất nhỏ. Độ dao động điện áp rất thấp khi CĐBX thay đổi.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT VÀ MÔ PHỎNG HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI TẠI THƯ VIỆN KHOA CÔNG NGHỆ (Trang 53 - 57)