Giải pháp về thu gom, vận chuyển

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì môn môi trường và phát triển bền vững (Trang 30 - 31)

6. Bố cục của đề tài

3.2.1. Giải pháp về thu gom, vận chuyển

 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình

Sau khi thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn tại các hộ gia đình, chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của các hộ dân được đựng trong túi nilon có dung tích 5, 10, 15 lít tuỳ thuộc mức độ thải của từng gia đình (có thể chất thải rắn vô cơ làm phế liệu được người dân gom bán cho người mua phế liệu). Khi đến giờ thu gom rác, người dân đem rác ra khu tập kết, nhân viên vệ sinh sẽ thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

 Thu gom ở cơ quan hành chính

Cơ sở tự thu gom chất thải rắn sinh hoạt vào thùng chứa thích hợp, có nắp đậy và hợp đồng với đơn vị thu gom đến vận chuyển đi. Đối với các cơ quan có lượng chất thải rắn sinh hoạt nhỏ có thể áp dụng biện pháp thu gom như đối với chất thải rắn sinh hoạt ở hộ dân cư.

 Thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở chợ

Nguyên tắc thực hiện việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở chợ là phải thu gom trong ngày, không để tồn chất thải rắn sinh hoạt lại ngày hôm say sẽ gây rất nhiều khó khăn vì chất thải rắn sinh hoạt sẽ phân huỷ gây hôi thối, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mua bán và sức khoẻ của cộng đồng và người thu gom

Ở mỗi xóm trong xã sẽ thành lập hình thức tổ thu gom hoặc đội thu gom rác riêng biệt. Các đơn vị này có trách nhiệm thu gom rác từ các hộ gia đình theo thời gian quy định, sau đó chuyển rác đến khu tập kết.

Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động ban đầu của các Tổ, đội thu gom do các hộ gia đình trong xã đóng góp theo quy định :15.000 đồng/1 hộ/ 1 tháng.

Một phần của tài liệu Tiểu luận cuối kì môn môi trường và phát triển bền vững (Trang 30 - 31)

w